Tiểu Luận Chính sách ruộng đất thời Lê sơ (1428-1527)

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


    Nghiên cứu vấn đề ruộng đất là chiếc chìa khoá để mở cánh cửa phương Đông, và Việt Nam là một bộ phận của vùng đất phương Đông rộng lớn đó. Thông qua chính sách ruộng đất của các triều đại sẽ cho chúng ta một bức tranh toàn cảnh về xã hội Việt Nam, từ khi hình thành Nhà nước đầu tiên (Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc) cho đến khi chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ (vào nửa đầu thế kỷ XIX) và cho đến tận ngày nay, khi nền kinh tế nông nghiệp vẫn giữ một vai trò quan trọng đối với sự phát triển đất nước. Chính sách ruộng đất sẽ góp phần, phản ánh tình hình kinh tế xã hội của nước ta qua các triều đại khác nhau, từ đời sống của nhân dân cũng như của giai cấp địa chủ phong kiến, cho đến tình hình văn hoá xã hội diễn ra và biến đổi như thế nào. Sở dĩ ruộng đất có tầm quan trọng đặc biệt như vậy là vì Việt Nam và các quốc gia có chung điều kiện về vị trí và điều kiện tự nhiên tức là cùng chịu sự chi phối chung của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển, nền tảng hình thành Nhà nước và nền kinh tế của đất nước chính là dựa trên cơ sở của sự phát triển nền kinh tế nông nghiệp với cây lúa nước là chính. Tất nhiên, trong giai đoạn hiện nay từ sau khi nước ta tiến hành thực hiện chính sách đổi mới, đưa đất nước phát triển theo con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bên cạnh việc ưu tiên cho phát triển công nghiệp và dịch vụ để đưa đất nước nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, vì vai trò và vị trí của nền kinh tế công nghiệp, trong đó có các chính sách về ruộng đất luôn giữ vững vị trí của mình trong suốt quá trình đó.
    Nghiên cứu về ruộng đất là một vấn đề vô cùng to lớn, do vậy với khả năng còn hạn chế của mình tôi chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu nghiên cứu chính sách ruộng đất dưới thời Lê Sơ (1428-1527). Có thể nói Lê Sơ là một trong những triều đại phong kiến khá phát triển thịnh đạt ở nước ta, dưới sự trị vì của các vị vua thời Lê Sơ, Đại Việt đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ về mọi mặt (chính trị, kinh tế - xã hội). Thông qua chính sách ruộng đất dưới triều đại này sẽ là một minh chứng cụ thể, sắc nét phản ánh tình hình kinh tế - xã hội, vai trò của Nhà nước đối với nông dân, đồng thời cũng cho thấy bản chất bóc lột mang tính triệt để của giai cấp phong kiến và sự bần cùng hoá của người nông dân. Đó là toàn bộ nội dung mà tôi muốn đề cập đến trong bài viết này. Song với trình độ còn hạn chế bài viết sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để bài viết đạt được kết quả tốt hơn.
    Xin chân thành cảm ơn!
    Bố cục của bài viết được chia làm 4 phần:
    Phần I: Tình hình kinh tế - xã hội của nước ta dưới thời Lê Sơ
    Phần II: Chính sách ruộng đất của nhà Lê Sơ
    Phần III: Vai trò và tác dụng của chính sách ruộng đất nhà Lê Sơ
    Phần IV: Kết luận chung




    MỤC LỤC

    LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
    PHẦN I: TÌNH HÌNH XÃ HỘI VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XV 3
    PHẦN II: CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT CỦA NHÀ LÊ SƠ (1428 – 1527 ) 7
    I - Chính sách của nhà Lê sơ đối với bộ phận ruộng đất thuộc sở hữu trực tiếp của nhà nước 8
    II - Chính sách của nhà Lê sơ đối với ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước 9
    1.1. Ruộng đất do nhà nước trực tiếp quản lí, (ruộng quốc khố) 10
    1.2. Chính sách ban thưởng ruộng đất cho các công thần 12
    1.2.1. Chính sách ban thưởng ruộng đất cho các công thần khai quốc 12
    1.2.2. Chính sách ban thưởng ruộng đất ở các triều vua sau: 14
    1.3 Chính sách ban cấp ruộng lộc 17
    1.4 Ruộng đồn điền và khai hoang 20
    1.4.1Chính sách ruộng đồn điền của nhà Lê sơ 20
    1.4.2Chính sách khẩn hoang của nhà Lê sơ 21
    2. Ruộng đât công làng xã, chế độ quân điền thời Lê sơ. 23
    2.1 Ruộng đất công làng xã. 23
    2.2 Chế độ quân điền thời Lê sơ. 25
    2.2.1 Chính sách quân điền dưới thời Lê Thái Tổ 26
    2.2.2 Chính sách quân điền dưới thời Lê Thánh Tông 26
    3. Sự phát triển của chế độ tư hữu ruộng đất 30
    3.1. Những chính sách ruộng đất của nhà Lê sơ đối với ruộng đất tư hữu 30
    3.1.1. Về mua bán ruộng đất 31
    3.1.2 Về ruộng đất bán lại cho con cháu 32
    3.1.3. Về ruộng đất của vợ và chồng 34
    3.2 Về ruộng đất địa chủ 34
    3.3Tình hình điền trang 36
    3.4.Ruộng đất nhà chùa 37
    PHẦN III VAI TRÒ, TÁC DỤNG CỦA CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT CỦA NHÀ LÊ SƠ 38
    1. Vai trò của chính sách ruộng đất của nhà Lê Sơ 38
    PHẦN IV 41
    KẾT LUẬN CHUNG 41
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...