Tiểu Luận Chính sách quản lý nhập khẩu bằng hạn ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ 1986 đến nay

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. LÝ THUYẾT VỀ HẠN NGẠCH NHẬP KHẨU VÀ TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHẬP KHẨU BẰNG HẠN NGẠCH NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY

    1.1. Lý thuyết chung về hạn ngạch nhập khẩu.

    1.1.1. Khái niệm
    Hạn ngạch nhập khẩu là quy định của Nhà nước về số lượng hoặc giá trị một mặt hàng nào đó được nhập khẩu nói chung hoặc từ một thị trường nào đó, trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm).
    1.1.2. Mục tiêu
    Nhà nước áp dụng biện pháp quản lý nhập khẩu bằng hạn ngạch chủ yếu là nhằm:
    ã Bảo hộ sản xuất trong nước: Chúng ta biết rằng việc bảo hộ sản xuất nội địa có thể đạt được bằng biện pháp đánh thuế, cũng có thể đạt được bằng định hạn ngạch nhập khẩu.
    ã Cải thiện cán cân thanh toán trong tình trạng bị thâm hụt: Khi cán cân thanh toán của 1 quốc gia bị thâm hụt thì việc áp dụng hạn ngạch nhập khẩu sẽ giúp tiết kiệm ngoại tệ, qua đó giảm bớt tình trạng nhập siêu trên cán cân thanh toán.
    ã Là công cụ hữu hiệu trong các cuộc đàm phán , mặc cả: Nhiều quốc gia sử dụng biện pháp hạn ngạch để gây sức ép buộc các quốc gia khác phải nhượng bộ cho mình trong nhiều vấn đề, chủ yếu là về kinh tế và chính trị.
    Hạn ngạch có tác động làm nâng giá hàng nhập khẩu trên thị trường nội địa, cho phép các nhà sản xuất kém hiệu quả trong nước sản xuất ra một lượng cao hơn so với trong điều kiện thương mại tự do. Hạn ngạch cũng dẫn tới sự lãng phí của cải xã hội giống như thuế nhập khẩu.

    1.2. Tổng quan về chính sách quản lí nhập khẩu bằng hạn ngạch nhập khẩu của Việt Nam (1986 – nay)
    Ở Việt Nam trước kia, danh mục, số lượng (hoặc giá trị) các mặt hàng nhập khẩu quản lí bằng hạn ngạch cho từng thời kỳ (hàng năm) do Chính phủ phê duyệt trên cơ sở đề nghị của Bộ Kế hoạch và đầu tư. Bộ Thương mại là cơ quan quản lý Nhà nước duy nhất có thẩm quyền phân bổ hạn ngạch trực tiếp cho các doanh nghiệp, cũng là cơ quan có trách nhiệm kiểm tra thực hiện phân bổ thu hồi hạn ngạch đã cấp. Việc buôn bán hạn ngạch bị nghiêm cấm.
    Mặc dù theo quyết định số 864/QĐ-TTg ngày 30/12/2005 của Chính phủ thì không còn mặt hàng nào phải chịu hạn ngạch nhập khẩu nhưng trên thực tế những biện pháp tương đương hạn ngạch vẫn được sử dụng như: danh mục hàng hóa quản lí theo kế hoạch, định hướng, danh mục hàng hóa có liên quan đến cân đối lớn của nền Kinh tế quốc dân, danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu theo quản lý chuyên ngành
    Ví dụ như các mặt hàng có liên quan đến các cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân đều có quy định hạn ngạch nhập khẩu như xăng dầu, phân bón, xi măng, đường, thép xây dựng. Chỉ có một số doanh nghiệp mới được phép nhập khẩu những mặt hàng trên, mỗi doanh nghiệp được phép phân bổ một số lượng tối đa các mặt hàng trên trong một năm.
    Tuy nhiên, việc quản lý nhập khẩu bằng hạn ngạch của nước ta đã hoàn toàn bị dỡ bỏ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Cụ thể trong cam kết gia nhập WTO, với thuốc lá điếu và xì gà, ta đồng ý bỏ biện pháp cấm nhập khẩu từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên sẽ chỉ có một DN nhà nước được quyền nhập khẩu toàn bộ thuốc lá điều và xì gà. Mức thuế nhập khẩu mà ta đàm phán được cho hai mặt hàng này là rất cao. Với ôtô cũ ta cho phép nhập khẩu các loại xe đã qua sử dụng không quá 5 năm. Hiện nay chúng ta chỉ áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu với 7 mặt hàng: thuốc lá nguyên liệu, muối, bông, sữa nguyên liệu cô đặc, sữa nguyên liệu chưa cô đặc, ngô hạt và trứng gia cầm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...