Thạc Sĩ Chính sách quản lý ngoại thương trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề hoàn thiện pháp lu

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 6/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BỘ CÔNG THƯƠNG

    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của Đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
    4. Phương pháp nghiên cứu 3
    5. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước 3
    6. Đóng góp của Đề tài 5

    Chương 1: NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG
    VÀ CÁC CÔNG CỤ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG NGOẠI THƯƠNG


    1.1 Chính sách ngoại thương hiện đại 6
    1.1.1 Xu hướng chính sách ngoại thương được áp dụng trên thế giới 6
    1.1.2 Khái niệm ngoại thương 9
    1.1.3 Một số quan điểm về chính sách ngoại thương 10
    1.2 Các công cụ thực hiện chính sách ngoại thương chủ yếu 13
    1.2.1 Chính sách thuế quan 12
    1.2.2 Chính sách phi thuế quan 15
    1.2.3 Các biện pháp phòng vệ thương mại 24
    1.2.4 Chính sách xúc tiến xuất khẩu 31

    Chương 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ
    NGOẠI THƯƠNG CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
    34
    2.1 Hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý ngoại thương của Việt Nam hiện nay 34
    2.1.1 Định hướng phát triển ngoại thương 34
    2.1.2 Hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý ngoại thương của Việt Nam 36
    2.2 Những cam kết quốc tế liên quan đến ngoại thương 61
    2.2.1 Hệ thống các cam kết quốc tế của Việt Nam 61
    2.2.2 Các nội dung cam kết liên quan đến ngoại thương 62
    2.2.3 Những đối xử đặc biệt và khác biệt trong các hiệp định dành cho Việt Nam 79

    Chương 3: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VÀ THỂ CHẾ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
    NGOẠI THƯƠNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
    94
    3.1 Hệ thống pháp luật ngoại thương của một số nước trên thế giới 94
    3.1.1 Hệ thống pháp luật quản lý hoạt động ngoại thương ở Hoa Kỳ 94
    3.1.2 Các nước có luật ngoại thương 96
    3.2 Mô hình các cơ quan quản lý nhà nước về ngoại thương của một số nước trên
    thế giới 107
    3.2.1. Mô hình của Thái Lan 107
    3.2.2. Mô hình của Ấn Độ 109
    3.2.3 Mô hình của Trung Quốc 111
    3.2.4 Mô hình của Hoa Kỳ 112

    Chương 4: NHỮNG KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VÀ THỂ
    CHẾ ĐỂ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠN
    G 114
    4.1 Những tồn tại, hạn chế trong hệ thống quy phạm và quản lý nhà nước để thực
    hiện chính sách ngoại thương của Việt Nam 114
    4.1.1 Còn thiếu và bất cập trong nội dung các quy định pháp luật 114
    4.1.2 Thiếu tính chiến lược trong việc sử dụng công cụ chính sách ngoại thương 118
    4.1.3 Hệ thống pháp luật và cơ chế thực thi chưa cụ thể hóa được đường lối, chính
    sách 121
    4.2 Những vấn đề đặt ra nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế để thực hiện
    chính sách ngoại thương 122
    4.2.1 Hệ thống pháp luật điều chỉnh ngoại thương còn tản mát và chồng chéo 123
    4.2.2 Hệ thống pháp luật hiện hành chưa tạo được cơ sở pháp lý cơ bản để sử dụng
    các công cụ quản lý ngoại thương 124
    4.2.3 Năng lực sử dụng công cụ quản lý ngoại thương của cơ quan quản lý nhà nước
    còn hạn chế 124
    4.3 Những kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao năng lực quản lý ngoại
    thương 126
    4.3.1 Yêu cầu hoàn thiện pháp luật và nâng cao năng lực quản lý ngoại thương 126
    4.3.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật 126
    4.3.3 Kiến nghị nâng cao năng lực quản lý ngoại thương 128
    KẾT LUẬN 131
    Chính sách quản lý ngoại thương trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề hoàn thiện pháp luật của Việt Nam

    LỜI NÓI ĐẦU
    Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế,
    cụ thể là suốt quá trình đàm phán gia nhập WTO từ năm 1995, Việt Nam đã liên tục
    cải thiện chính sách, công cụ pháp luật để thực hiện quản lý các mặt của nền kinh tế
    phù hợp với điều kiện hội nhập, nhất là chính sách ngoại thương.
    Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam vẫn đang nỗ lực hoàn thiện chính sách quản
    lý nhà nước về thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế để tận dụng cơ hội hội
    nhập đồng thời hạn chế những bất lợi về vị thế và năng lực cạnh tranh trong thương
    mại quốc tế. Tuy nhiên, thực tiễn công tác quản lý nhà nước về thương mại cho thấy
    Việt Nam chưa có một hệ thống công cụ pháp luật hoàn chỉnh để điều hành xuất
    khẩu, nhập khẩu, tận dụng những công cụ được WTO cho phép để tạo dựng các biện
    pháp tự vệ thương mại và những hàng rào cần thiết để bảo vệ sản xuất trong nước,
    chưa tận dụng được những đối xử khác biệt và đặc biệt mà WTO dành cho các nước
    đang phát triển. Sau khi Luật Thương mại 2005 ra đời, công tác điều hành xuất nhập
    khẩu đã có những bước cải tiến rõ rệt, minh bạch hơn và tạo thuận lợi cho thương
    mại hơn, song vẫn còn nhiều văn bản quy phạm tản mạn, rải rác ở nhiều khâu, nhiều
    lĩnh vực rời rạc mà không nằm trong hệ thống chung.
    Sự thiếu sót của các công cụ pháp luật để thực hiện chính sách ngoại thương
    một cách có hiệu quả, điều đó thể hiện trong thời gian kể từ sau gia nhập WTO, công
    tác điều hành xuất khẩu, nhập khẩu cũng đã gặp những khó khăn nhất định, như
    không thúc đẩy được xuất khẩu ở những thời điểm có lợi nhất, không hạn chế được
    hàng nhập khẩu kém chất lượng tràn lan vào thị trường Việt Nam.v.v.
    Chính vì vậy, việc hoàn thiện các công cụ pháp luật để thực hiện chính sách
    ngoại thương là hết sức cần thiết, cần phải được kiến nghị dựa trên những nghiên cứu
    cụ thể về hệ thống hiện hành, về pháp luật và kinh nghiệm các nước, về khuôn khổ
    pháp lý của WTO.
    1. Tính cấp thiết của Đề tài
    Trong những năm qua, mặc dù Chính phủ và các Bộ, ngành đã có những nỗ
    lực trong việc hoàn hệ thống pháp luật và đổi mới cơ chế, chính sách để phát triển
    nền kinh tế thị trường và hội nhập. Luật Thương mại năm 2005 đã thực hiện pháp
    điển hóa các quy định về thương mại và sau đó đã có nhiều văn bản dưới luật này
    quy định chi tiết về hoạt động xuất, nhập khẩu và các hoạt động liên quan nhằm đảm
    bảo khung pháp lý cho hoạt động ngoại thương. Tuy vậy, trong quản lý ngoại thương
    vẫn còn những bất cập, cụ thể như sau:
    - Về xuất khẩu hàng hóa, việc quản lý và điều hành xuất khẩu một số mặt
    hàng chủ lực chưa phù hợp với thị trường (chẳng hạn mặt hàng gạo); chính sách xúc
    tiến xuất khẩu chưa được thực hiện một cách lâu dài trên cơ sở đánh giá hiệu quả và
    có căn cứ cụ thể về lợi thế so sánh của hàng hóa sản xuất trong nước; chưa có công
    cụ rõ ràng để thực hiện chuyển dịch cơ cấu xuât khẩu (tỷ trọng xuất khẩu hàng thô,
    gia công vẫn chiếm đa số); chưa xác định được các biện pháp liên kết nhằm hỗ trợ
    Chính sách quản lý ngoại thương trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề hoàn thiện pháp luật của Việt Nam
    sản xuất trong nước (kể cả về kỹ thuật, công nghệ) để khuyến khích xuất khẩu theo
    hướng tăng sức cạnh tranh (ví dụ các địa phương đề xuất hỗ trợ giống lúa, giống mía,
    công nghệ sau thu hoạch nhưng chưa có cơ chế).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...