Tài liệu Chính sách phong toả lục địa của napôlêông bônapactơ đối với nước anh đầu thế kỷ xix

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHÍNH SÁCH PHONG TOẢ LỤC ĐỊA CỦA NAPÔLÊÔNG BÔNAPACTƠ ĐỐI VỚI NƯỚC ANH ĐẦU THẾ KỶ XIX

    Trong lịch sử chiến tranh thế giới thời kỳ cổ - trung đại, hình thức chủ


    yếu để tranh giành quyền lực, thôn tính lẫn nhau giữa các thành bang, các


    nước là sử dụng biện pháp quân sự. Tuy nhiên đến thời cận đại, trong bước


    chuyển từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản, bên cạnh biện pháp truyền


    thống đã xuất hiện một hình thức chiến tranh mới - phong toả có hệ thống về


    kinh tế đối với một vùng đất, một quốc gia. Một trong những người đầu tiên


    thực hiện biện pháp này là Hoàng đế nước Pháp - Napôlêông Đệ nhất trong


    cuộc đụng độ với nước Anh tư sản, đầu thế kỷ XIX. Nghiên cứu Chính sách


    phong toả lục địa và kết quả của nó không chỉ cho thấy một hình thức mới,


    đặc sắc trong lịch sử chiến tranh châu Âu thời cận đại mà còn phản ánh


    những nội dung có tính quy luật trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân


    loại.


    1. Bối cảnh ra đời của Chính sách phong toả lục địa


    Châu Âu vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, nền sản xuất tư bản


    chủ nghĩa đã ra đời và phát triển mạnh mẽ trong lòng chế độ phong kiến.


    Trước sự biến chuyển đó, có sự đan xen, giằng xé giữa một bên là quan hệ


    sản xuất phong kiến vẫn tồn tại và có thế lực với một bên là chủ nghĩa tư bản


    đang lên, kéo theo là sự cạnh tranh quyết liệt trong xâm chiếm thuộc địa,


    làm bá chủ châu Âu và thế giới giữa hai thế lực lớn ở châu Âu là Anh và


    Pháp. Trong bối cảnh đó đã xuất hiện một nhân vật kiệt xuất làm rung


    chuyển châu Âu - Napôlêông Bônapactơ. Là một người tài năng và đầy tham


    vọng, Napôlêông không chỉ dừng lại là Hoàng đế nước Pháp mà ông còn


    muốn chinh phục cả châu Âu và thế giới. Trên bước đường thực hiện tham vọng đó, nước Pháp mà trực tiếp là Napôlêông đã gặp phải một thế lực lớn,


    một đối thủ dai dẳng và quyết liệt, đó chính là nước Anh tư sản. Giai cấp tư


    sản Anh đã lôi kéo một số quốc gia chống Pháp ở châu Âu, tập trung hải


    quân cướp những vùng đất thực dân của Pháp ở hải ngoại như Ấn Độ, Bắc


    Mỹ và Nam Mỹ. Ngược lại, nước Anh cũng gặp phải một lực cản trong quá


    trình phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa, Pháp đã cạnh tranh với Anh những


    vùng đất thuộc địa ở châu Phi, châu Á, . nơi chủ nghĩa tư bản Anh đang


    hướng vào đó để tìm kiếm thị trường.


    Trong cuộc đối đầu quyết liệt về quyền bá chủ, nước Pháp cũng nhận


    thấy sẽ không thể thực hiện được nếu không thủ tiêu sức mạnh và ảnh hưởng


    của Anh. Napôlêông có ý định sử dụng lực lượng hải quân tấn công, chinh


    phục nước Anh, song thất bại của Pháp trong trận hải chiến trên biển Tơ-ra-


    phan-ga ngày 21/10/1805 làm cho hải quân Pháp bị suy yếu không còn khả


    năng phục hồi, đồng thời phá vỡ kế hoạch tấn công Anh quốc của Hoàng đế


    Pháp. Tuy nhiên, từ thất bại đó Napôlêông nhận ra rằng hải quân Anh hùng


    mạnh là do nước Anh có vị trí địa - chính trị quan trọng và một nền kinh tế


    biển phát triển. Ở vào vị trí tách biệt hoàn toàn khỏi lục địa châu Âu, nước


    Anh có một hành lang bảo vệ là biển cả và đại dương. Nhờ kiểm soát được


    biển Măng-sơ và các đường giao thông qua Bắc Hải, Anh hội tụ đủ điều kiện


    để thống trị trên biển. Đây là một yếu tố quan trọng để có thể đối phó với


    các lực lượng thù địch. Nguồn gốc sâu xa của sự phát triển kinh tế là do


    nước Anh thông thương buôn bán với các nước ở châu Âu, phát triển nền


    kinh tế hàng hoá. Đặc biệt, Napôlêông đã nhận thấy rằng đây là điểm mạnh


    nhưng cũng chính là “gót chân Asin của nước Anh. Vốn là một nước phát


    triển về công thương nghiệp, Anh sẽ bị dồn vào “cửa tử” nếu nước Pháp cắt


    đứt mậu dịch đối ngoại, tước đoạt thị trường, ngăn cấm không cho hàng hoá


    Anh vào châu Âu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...