Luận Văn Chính sách phát triển sản xuất kinh doanh nhóm sản phẩm ô tô tải nhẹ ở Nhà máy cơ khí công trình

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chính sách phát triển sản xuất kinh doanh nhóm sản phẩm ô tô tải nhẹ ở Nhà máy cơ khí công trình
    LỜI MỞ ĐẦU
    Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường với mức độ cạnh tranh ngày càng cao, các Doanh nghiệp phải tự quyết định cho mình ba vấn đề trọng tâm: Sản xuất cái gì, sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào? Họ phải tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ việc đảm bảo các yếu tố đầu vào, sản xuất ra sản phẩm theo yêu cầu thị trường đến tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Công tác tiêu thụ sản phẩm có chức năng thực hiện giá cả của sản phẩm.
    Thực tế sản xuất kinh doanh đã chứng minh rằng để có thể tồn tại và phát triển trên thị trường, các Doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm. Chỉ khi sản phẩm được tiêu thụ thì Doanh nghiệp mới có thể bù dắp được chi phí sản xuất kinh doanh và thu thêm lợi nhuận để có thể đảm bảo cho quá trình tái sản xuất mở rộng diển ra liên tục với hiệu quả ngày một cao. Thực hiện tốt công tác kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giúp Doanh nghiệp không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, khẳng định vị trí của Doanh nghiệp trên thị trường. Các Doanh nghiệp đều đặt công tác tiêu thụ sản phẩm lên vị trí hàng đầu vì nó chi phối mạnh mẽ tới các hoạt động khác của quá trình sản xuất kinh doanh.
    Nhà máy cơ khí công trình đang có những chiến lược phát triển nhóm xe tải nhẹ do nhà máy lắp ráp, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và ban đầu nhà máy cũng thu được những thành công nhất định. Sở dĩ có được thành công đó, một phần là do toàn thể cán bộ công nhân viên trong Nhà máy rất quan tâm và coi trọng công tác kế hoạch sản xuất và tiêu thụ tiêu thụ sản phẩm. Trong quá trình thực tập tại Nhà máy, là một sinh viên kinh tế tôi nhận thấy bên cạnh những thành công đáng kể, thì công tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy còn gặp không ít khó khăn và còn có nhiều hạn chế cần được khắc phục. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề tiêu thụ sản phẩm đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy , tôi đã quyết định chọn đề tài:”Chính sách phát triển sản xuất kinh doanh nhóm sản phẩm ô tô tải nhẹ ở Nhà máy cơ khí công trình “ làm chuyên đề tốt nghiệp.
    Chuyên đề đi sâu phân tích đánh giá thực trạng công tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhóm ô tô tải nhẹ của Nhà máy trong một số năm gần đây, qua đó xác định được những thành tựu đạt được cũng như những tồn tại và nguyên nhân của nó. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp kiến nghị góp phần đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu chuyên đề gồm ba chương:
    Chương 1: Quá trình phát triển và những đặc điểm của Nhà máy
     Chương2: Thực trạng công tác sản xuất kinh doanh nhóm sản phẩm ô tô tải nhẹ của Nhà máy cơ khí công trình
     Chương 3: Chính sách phát triển sản xuất kinh doanh nhóm sản phẩm ô tô tải nhẹ.


    Chương I: Quá trình phát triển và những đặc điểm của Nhà máy
    1. Quá trình hình thành và lịch sử phát của nhà máy
    Theo Nghị định 95/NĐ ngày 04/10/1996 của Bộ Giao thông vận tải và bưu điện đã thành lập xưởng “ Sửa chữa máy và công cụ công trình”. Nhiệm vụ chính của xưởng là sửa chữa các loại dụng cụ, thiết bị xe máy công trình như: Máy nghiền đá 4-6 T/h, búa đóng cọc 250 kg, máy ép gió, sản xuất sửa chữa lu hơi nước 6 tấn, 8 tấn và các loại phao phà, cầu treo, thiết bị chịu áp lực, kết cấu thép .v.v
    Đến năm 1976 Bộ Giao thông đổi tên xưởng thành” Nhà máy Cơ khí Công trình”. Lúc này nhiệm vụ chủ yếu của Nhà máy là sửa chữa, sản xuất các loại xe máy công trình như: Sửa chữa, lu hơi nước (đến năm 1978 không còn sản xuất lu hơi nước). Lu Điezen 4-6 tấn, lu rung, lu bánh lốp, và các sản phẩm cơ khí khác, và bắt đầu nghiên cứu sản xuất trạm bê tông nhựa nóng. Mở ra cho công nghiệp Việt Nam có một sản phẩm mới do Việt Nam tự nghiên cứu, thiết kế và chế tạo.
    Ngày 27/05/1993, Bộ Giao thông vận tải thành lập doanh nghiệp Nhà nước “Nhà máy Cơ khí Công trình “ có tư cách pháp nhân hạch toán độc lập, được mở tài khoản tại ngân hàng và sử dụng con dấu riêng theo quy định của Nhà nước. Nhà máy có tên giao dịch quốc tế: MACHINERY ENGINE ERING FACTORY Tên viết tắt: MEF Trụ sở chính 199- Minh khai- Hai Bà Trưng- Hà Nội. Nhiệm vụ cũng như các năm trước nhưng có thêm sản xuất trạm trộn bê tông xi măng, trạm trộn cấp phối, đẩy mạnh nghiên cứu trạm trộn bê tông nhựa nóng, nghiên cứu thiết kế chế tạo hệ thống máy nghiền sàng đá 33 m2¬ /h, xe vận chuyển và tự trộn bê tông xi măng, các loại lu rung cỡ 4-6 tấn, cỡ nhỏ hai bánh P = 90 không rung được trên 3000 trên một bánh xe, máy phun sơn kẻ đường và các sản phẩm cơ khí khác. Đặc biệt trạm trộn bê tông nhựa nóng đã đạt được những thành tựu khoa học kỹ thuật, đã được nhà nước công nhận là hàng thay thế nhập khẩu, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
    Năm 1996, Bộ Giao thông vận tải đổi tên Nhà máy Cơ khí Công trình thành “ Công ty Cơ khí Công trình”. Sản phẩm truyền thống của công ty được đầu tư nghiên cứu thiết kế nên chất lượng các sản phẩm lu lốp, trạm trộn bê tông nhựa nóng ổn định tăng thêm tính cạnh tranh và giành được thị phần lớn trong cả nước. Sản phẩm năm sau so vơí năm trước tăng.
    Quyết định 3016/QĐ- BGTVT ngày 13/9/2001 của Bộ Giao thông vận tải đổi tên Công ty Cơ khí ô tô và xe máy công trình”.
    Theo Quyết định số 3348/QĐ- BGTVT ngày 4 tháng 11 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã chuyển nguyên trạng thái Công ty Cơ khí ô tô và xe máy Công trình vào công ty mẹ Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam và đổi tên thành Nhà máy Cơ khí Công trình. Giấy phép kinh doanh số 108532 theo quyết định số 4005/QĐ/BGTVT ngày 04/12/2002 của Bộ Giao thông vận tải. Số hiệu tài khoản: 012010000019266 tại ngân hàng công thương khu vực II Quận Hai Bà Trưng –Hà Nội.
    Mã số thuế: 010010029-012: số điện thoại: 04.8622686 Fax: 048625800.
     
Đang tải...