Luận Văn Chính sách phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp Nhà nước.

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chính sách phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp Nhà nước.

    Nền kinh tế nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là nên kinh tế nhiều thành phần. Đó là một tất yếu khách quan và cần thiết. Đại hội Đảng lần thứ VI - Đại hội đánh dấu bước ngoặt của công cuộc đổi mới - Đã khẳng định: Thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Chủ chương này được Đại hội VII, Đại hội VIII của Đảng tiếp tục khẳng định và bổ sung làm rõ thêm, trong quá trình thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, Đảng ta luôn khẳng định DNNN có vai trò, vị trí then chốt trong nền kinh tế quốc dân.
    Tại hội nghị lần thứ ba BCH Trung ương Đảng khoá IX về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN đã khẳng định: “ DNNN đã chi phối được các ngành, lĩnh vực then chốt và sản phẩm chủ đạo, ổn định và phát triển kinh tế xã hội, tăng thế và lực cho đất nước. DNNN chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng sản phẩm trong nước ”. Tuy nhiên Hội nghị cũng đã chỉ rõ những yếu kém của DNNN như: “ quy mô còn nhỏ, cơ cấu chưa hợp lý, chưa thật sự tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt; nhìn chung công nghệ lạc hậu, quản lý còn thấp kém, ”. Như vậy, tại hội nghị đã đưa ra những yếu kém của DNNN, và đồng thời hội nghị cũng đã chỉ những nguyên nhân gây ra, trong số đó có nguyên nhân thuộc về nguồn nhân lực. Và em cho rằng đây là một trong những nguyên nhân cơ bản và rất quan trọng dẫn tới nhiều yếu kém của DNNN. Bởi vì, thực chất mọi hoạt động từ việc sắp xếp, bố trí lại doanh nghiệp, cho đến việc quản lý doanh nghiệp đều do con người nắm giữ và quyết định.
    Thực tế gần 20 năm đổi mới nền kt – xh nước ta ngày càng phát triển. Hệ thống DNNN đã từng bước khẳng định vai trò chủ đạo của mình trong nền kinh tế. Qua nhiều lần sắp xếp , chuyển đổi hệ thống DNNN từng bước được củng cố và có đóng góp tích cực vào thành tựu của quá trình đổi mới của nước ta. Nhiều DNNN đã đứng vững trên thị trường sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, đóng góp nhiều cho ngân sách Nhà nước, nắm giữ các ngành lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và chi phối các thành phần kinh tế khác phát triển. Các DNNN đạt được thành tựu to lớn như vậy là nhờ DN đã có chính sách hợp lý, trong đó phải kể đến hệ thống chính sách phát triển nguồn nhân lực như: Chính sách tiền lương và thu nhập hợp lý co đội ngũ cán bộ, công nhân viên; Chính sách bồi dưỡng văn hoá cho người lao động; Chính sách hỗ trợ người lao động khi gặp khó khăn; Chính sách về đào tạo và đào lại; Chính sách về tuyển dụng và bồi dưỡng cán bộ quản lý Chính nhờ có các chính sách đúng đắn trong việc phát triển nguồn nhân lực, mà đội ngũ cán bộ, người lao động trong DNNN đã được nâng cao kiến thức, năng lực, phẩm chất của một người lao động tiên tiến , đã từng bước nắm bắt được tiến bộ khoa học công nghệ kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, từ đó làm chủ được công nghệ, làm chủ được chính mình.
    Nội dung bài viết bao gồm 3 phần:
    Phần I: Những vấn đề lý luận về DNNN và nguồn nhân lực.
    Phần II: Thực trạng nguồn nhân lực và chính sách phát triển nguồn nhân lực trong các DNNN.
    Phần III: Những giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong các DNNN.
     
Đang tải...