Thạc Sĩ Chính sách phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Hà Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    MỤC LỤC
    DANH MỤC BẢNG i
    DANH MỤC ĐỒ THỊ . ii
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
    CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 7
    1.1. Khái quát về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực . . 7
    1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến phát triển nguồn nhân lực . 7
    1.1.2. Vai trò của phát triển nguồn nhân lực 13
    1.2. Chính sách phát triển nguồn nhân lực . 15
    1.2.1. Khái niệm và phân loại chính sách phát triển nguồn nhân lực . 15
    1.2.2. Nội dung của chính sách phát triển nguồn nhân lực . 20
    1.2.3. Tiêu chí đánh giá chất lượng của chính sách phát triển
    nguồn nhân lực 25
    1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển nguồn nhân lực 26
    1.3. Chính sách phát triển nguồn nhân lực tại một số địa phương và bài
    học kinh nghiệm cho tỉnh Hà Nam 29
    1.3.1. Chính sách phát triển nguồn nhân lực tại một số địa phương . 29
    1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hà Nam 34
    CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN
    NHÂN LỰC CỦATỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2010 - 2014 37
    2.1. Hệ thống chính sách phát triển nguồn nhân lực của tỉnh từ năm 2010
    đến nay 37
    2.2. Tình hình thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực của tỉnh
    Hà Nam . 41

    2.2.1. Thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ 41
    2.2.2. Thực hiện chính sách khuyến khích, thu hút doanh nghiệp tham gia
    sử dụng nhân lực trên địa bàn tỉnh Hà Nam 44
    2.2.3. Thực hiện chính sách phát triển trí lực và kỹ năng 46
    2.3. Kết quả thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực tại
    Hà Nam . 47
    2.3.1. Sự thay đổi về quy mô và cơ cấu nguồn nhân lực . 47
    2.3.2. Sự đổi mới về chất lượng nguồn nhân lực 50
    2.3.3. Kỹ năng mềm . 54
    2.3.4. Việc làm và thu nhập của người lao động . 54
    2.4. Đánh giá chính sách phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Hà Nam từ
    năm 2010 đến nay . 57
    2.4.1. Mặt tích cực . 57
    2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân . 58
    CHƯƠNG 3QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH
    SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦATỈNH HÀ NAM
    ĐẾN NĂM 2020 63
    3.1. Bối cảnh mới tác động đến hoạch định chính sách phát triển nguồn
    nhân lực của tỉnh Hà Nam . 63
    3.1.1. Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế 63
    3.1.2. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và sự thâm nhập của
    các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia vào Việt Nam 64
    3.1.3. Sự hình thành Cộng đồng ASEAN và khối Đông Á . 66
    3.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của tỉnh
    đến năm 2020 66
    3.2.1. Quan điểm phát triển . 66
    3.2.2. Mục tiêu phát triển 70

    3.3. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực ở
    tỉnh Hà Nam đến năm 2020 . 75
    3.3.1. Hoàn thiện quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ ngành giáo dục đào
    tạo trên địa bàn 75
    3.3.2. Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo 76
    3.3.3. Hoàn thiện chính sách phát triển thị trường lao động và hệ thống
    công cụ, thông tin thị trường lao động . 80
    3.3.4. Đổi mới chính sách tiền lương, chính sách đãi ngộ và thu hút nhân
    tài theo hướng linh hoạt 82
    3.3.5. Đổi mới chính sách sử dụng nhân lực theo hướng thúc đẩy, khuyến
    khích nâng cao chất lượng nguồn nhân lực . 84
    KẾT LUẬN . 88
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
    i

    DANH MỤC BẢNG

    Bảng 2.1: Thực trạng sử dụng lao động của tỉnh Hà Nam năm 2013 và
    2014 . 48
    Bảng 2.2: Lao động đang làm việc phân theo đơn vị hành chính năm 2013
    và 2014 49
    Bảng 2.3:Cơ cấu nguồn nhân lực phân theo trình độ chuyên môn kỹ
    thuật ở Hà Nam năm 2014 . 52
    Bảng 2.4. GDP bình quân đầu người của Hà Nam qua các năm . 55



    ii

    DANH MỤC ĐỒ THỊ

    Đồ thị 2.1: Phân bố lao động theo ngành, lĩnh vực . 55
    Đồ thị 2.2: Phân bố cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế . 56
    1

    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Nhân lực của mỗi quốc gia hay một địa phương là tổng hợp những tiềm
    năng lao động có trong một thời điểm xác định, bao gồm các nhóm yếu tố
    biểu thị về thể chất, trí tuệ, năng lực, tính năng động xã hội và khả năng phát
    triển việc làm của bộ phận dân số trong độ tuổi quy định đang có việc làm và
    chưa có việc làm nhưng có khả năng làm việc.
    Nâng cao chất lượng dân số và phát triển nguồn nhân lực là một trong
    những trọng điểm của chiến lược phát triển, là chính sách xã hội cơ bản, là
    hướng ưu tiên hàng đầu trong toàn bộ chính sách kinh tế - xã hội của Đảng,
    Nhà nước ta nói chung và của tỉnh Hà Nam nói riêng khi chuyển sang giai
    đoạn phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh hội nhập, toàn
    cầu hóa về kinh tế. Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Con người là
    vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất
    của chế độ ta, coi việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to
    lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi công cuộc công
    nghiệp hoá, hiện đại hoá”.
    Tỉnh Hà Nam nằm ở phía Nam của vùng Đồng bằng Sông Hồng, là tỉnh
    có bề dày lịch sử, giàu truyền thống văn hiến và cách mạng, cửa ngõ phía
    Nam của Thủ đô Hà Nội. Từ ngày tái lập tỉnh (năm 1997) đến nay, Đảng bộ
    các cấp và nhân dân trong tỉnh đã có nhiều cố gắng phấn đấu vươn lên, phát
    huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, nên nền kinh tế - xã hội của tỉnh có nhiều
    khởi sắc. Tăng trưởng kinh tế luôn ở mức khá trong thời gian dài và chuyển
    dịch cơ cấu kinh tế ngày càng theo hướng hiện đại. Cơ sở vật chất kỹ thuật,
    kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được nâng cấp rõ rệt.Cuộc sống của người dân
    được nâng cao cả về vật chất và tinh thần.Các hoạt động giáo dục, y tế, văn
    2

    hóa và các lĩnh vực xã hội khác đều có bước tiến bộ. Quốc phòng, an ninh
    chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững, ổn định.
    Để khai thác có hiệu quả các lợi thế và nguồn lực sẵn có cũng như tận
    dụng được các cơ hội và điều kiện thuận lợi của tỉnh Hà Nam trong hoàn cảnh
    mới, đòi hỏi tỉnh phải có hệ thống cơ chế chính sách hoàn thiện và phù hợp
    với những điều kiện và vị thế kinh tế - xã hội của tỉnh, của vùng đồng bằng
    sông Hồng và cả nước. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực là những nhiệm
    vụ trọng tâm để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của
    tỉnh giai đoạn 2011-2020. Đồng thời phát triển nguồn nhân lực còn vì lợi ích
    thiết thân của chính bản thân mỗi người lao động trong việc nâng cao trình
    độ, kỹ năng tay nghề, năng lực xã hội và sự nghiệp phát triển con người của
    mỗi cá nhân và cộng đồng.
    Với mong muốn được tìm hiểu chính sách phát triển nguồn nhân lực tại
    tỉnh Hà Nam,tôi chọn đề tài luận văn thạc sỹ của mình là “Chính sách phát
    triển nguồn nhân lực của tỉnh Hà Nam”. Câu hỏi nghiên cứu của luận văn
    là: “Tính khả thi trong việc thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực
    của tỉnh Hà Nam thời gian qua như thế nào?”; “Trong thời gian tới tỉnh cần
    phải xây dựng và thực hiện những giải pháp nào để chính sách phát triển
    nguồn nhân lực của tỉnh đi vào cuộc sống?”.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Vấn đề về nhân lực, phát triển nguồn nhân lực, chính sách phát triển
    nguồn nhân lực được rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu:
    - Tác giả Phạm Minh Hạc (2003), “Đi vào thế kỷ XXI phát triển nguồn
    nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Hội thảo về phát
    triển nguồn nhân lực KX-05-11 tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 22/3/2003,
    cho rằng, phát triển nguồn nhân lực được hiểu theo nghĩa rộng là cả lực lượng
    lao động, tiềm năng lao động, đội ngũ lao động, đào tạo lại, đào tạo mới . và
    3

    quản lý nguồn nhân lực. Do vậy, phát triển nguồn nhân lực đòi hỏi phải có hệ
    thống chính sách sử dụng nguồn nhân lực phù hợp bao gồm: chính sách tuyển
    dụng; chính sách phân công lao động, phân bổ nguồn nhân lực; chính sách
    tiền lương, khen thưởng .
    - Tác giả Trần Văn Tùng (2005), “Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng
    nguồn nhân lực tài năng”, NXB Thế giới, Hà Nội, cho rằng, quốc gia, dân tộc
    nào không quý trọng tài năng, không biết sử dụng nguồn vốn quý giá đó, tất
    yếu phải rơi vào cảnh nghèo nàn, tụt hậu. Do vậy phải có cách nhìn mới,
    chính sách mới và tập trung cao độ cho việc đào tạo đội ngũ nhân lực, sử
    dụng hiệu quả đội ngũ đó vì mục tiêu phát triển đất nước.
    - Tác giả Nguyễn Văn Thành, đề tài khoa học cấp Bộ (2006), “Nguồn
    nhân lực chất lượng cao, hiện trạng phát triển, sử dụng và các giải pháp tăng
    cường”, Viện Chiến lược phát triển, Hà Nội, cho rằng, nguồn nhân lực chất
    lượng cao là một khái niệm rộng. Nguồn nhân lực chất lượng cao (hay thấp)
    phải được đánh giá thông qua những yếu tố tạo thành chất lượng nguồn nhân
    lực (thể lực, trí lực và kỹ năng) trong mối quan hệ tương quan so sánh với
    những chuẩn mực nhất định.
    - Một số công trình nghiên cứu khác như: TS. Nguyễn Tuyết Mai
    (2000): “Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam”, Đề tài khoa
    học cấp nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Tác giả Lê Thị Hồng Điệp: “Phát
    triển nguồn nhân lực ở Việt Nam theo hướng kinh tế tri thức”, Luận văn thạc
    sỹ kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội; Tác giả Đinh Văn Bính: “Nâng cao chất
    lượng nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt
    Nam”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội; Tác giả Lê Thị
    Ngân: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiếp cận kinh tế tri thức ở Việt
    Nam”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà
    Nội, 2005; Tác giả Cao Quang Xứng: “Tác động kinh tế tri thức đến quá
    4

    trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân Việt Nam”, Luận án
    tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2008: đã
    nghiên cứu khái quát lý luận về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực,
    các yếu tố cấu thành và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội,
    trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Đa số công trình
    nghiên cứu có hướng tập trung xem xét vấn đề phát triển nguồn nhân lực tầm
    vĩ mô hoặc gắn phát triển nguồn nhân lực với giải quyết công ăn việc làm
    phục vụ chiến lược phát triển kinh tế.
    Các công trình trên chủ yếu nghiên cứu về nguồn lực lao động và đã
    đề cập đến các chính sách phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên, hầu như chưa
    có công trình riêng đi sâu nghiên cứu phân tích các chính sách phát triển
    nguồn lực cụ thể trên từng địa phương để đưa ra các giải pháp hoàn thiện
    chính sách phù hợp cho từng địa phương trên cả nước.
    Ngoài ra còn nhiều bài viết, công trình nghiên cứu của các tác giả khác
    về vấn đề nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực trong thời gian qua.Tuy
    nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể “chính sách phát
    triển nguồn nhân lực của tỉnh Hà Nam”.Vì vậy, đề tài “Chính sách phát triển
    nguồn nhân lực của tỉnh Hà Nam” sẽ là công trình nghiên cứu nghiên cứucó
    tính độc lập.
    3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
    - Mục tiêu: vận dụng cơ sở lý luận cơ bản về phát triển nguồn nhân lực,
    các số liệu và tài liệu thực tế về thực trạng nguồn nhân lực và các chính sách
    phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 - 2014. Từ đó xác định
    phương hướng và đề xuất một số chính sách phát triển nguồn nhân lực của
    tỉnh đến năm 2020.
    - Nhiệm vụ nghiên cứu:
    Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực và các
    nhóm chính sách phát triển nguồn nhân lực.
    5

    Đánh giá khái quát thực trạng nguồn nhân lực và các chính sách phát
    triển nguồn nhân lực tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 - 2014.
    Xác định phương hướng và đề xuất một số chính sách phát triển nguồn
    nhân lực tỉnh Hà Nam đến năm 2020.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu nguồn nhân lực và các
    chính sách phát triển nguồn nhân lực.
    - Phạm vi nghiên cứu:
    + Về không gian: được giới hạn trong tỉnh Hà Nam.
    + Về thời gian: giai đoạn 2010 - 2014, và định hướng đến năm 2020.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài sử dụng các phương pháp chủ yếu như phương pháp thu thập và
    xử lý số liệu, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích hệ thống, phương
    pháp thống kê, .
    Dựa vào số liệu, tài liệu của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Nam, Cục
    Thống kê tỉnh Hà Nam và số liệu của các Phòng, Ban liên quan của Ủy ban
    Nhân dân tỉnh Hà Nam, đề tài tổng hợp, xử lý phân tích để đánh giá chính
    sách phát triển nguồn nhân lực nhằm đảm bảo tính khách quan và thực tiễn
    cho các nhận xét, đánh giá. Ngoài ra, đề tài cũng kế thừa các kết quả nghiên
    cứu của các Bộ, ngành và các công trình đã công bố liên quan đến đề tài.
    6. Các đóng góp của đề tài
    - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về phát triển nguồn nhân lực và các
    chính sách phát triển nguồn nhân lực, đặt trong bối cảnh của một tỉnh đang có
    những bước chuyển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội.
    - Phân tích khái quát thực trạng phát triển nguồn nhân lực và các chính
    sách phát triển nguồn nhân lực, từ đó có những đánh giá tổng quát nhất về
    những vấn đề cần nghiên cứu giải quyết, những yêu cầu phải hoàn thiện chính
    sách phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010-2014.
    6

    - Đề xuất các quan điểm, mục tiêu và giải pháp phát triển nguồn nhân
    lực của tỉnh Hà Nam đến năm 2020.
    7. Kết cấu của đề tài
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, nội
    dung của đề tài được trình bày trong 3 chương:
    Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách phát triển
    nguồn nhân lực
    Chương 2: Thực trạng chính sách phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hà
    Nam giai đoạn 2010 - 2014
    Chương 3:Quan điểm và các giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển
    nguồn nhân lực tỉnh Hà Nam đến năm 2020
     
Đang tải...