Thạc Sĩ Chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CẢM ƠN

    Để hoàn thành luận văn này, trước hết tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn
    sâu sắc tới toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong trường Đại học Kinh tế, Đại
    học Quốc gia Hà Nội đã trang bị cho tôi những kiến thức trong thời gian tôi
    theo học tại trường. Xin trân trọng cảm ơn TS. Vũ Đức Thanhđã hướng dẫn,
    định hướng và góp ý cho tôi hoàn thành luận văn này. Tiếp theo, tôi xin chân
    trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh/chị các phòng ban, bộ phận tại
    đơn vị thực hiện luận văn đã cung cấp tài liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
    trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện luận văn.
    Đặc biệt hơn nữa xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, các người bạn, đồng
    nghiệp, người thân đã luôn động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập
    và nghiên cứu của mình.
    Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả mọi người!

    MỤC LỤC

    DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT . i
    MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
    CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ 5
    1.1. Tồng quan tình hình nghiên cứu . 5
    1.2. Cơ sở lý luận về các chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô 8
    1.2.1. Khái quát chung về ngành công nghiệp ô tô 8
    1.2.2. Các nhân tố tác động đến sự phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt
    Nam . 13
    1.2.3. Các chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô 16
    1.3. Kinh nghiệm phát triển ngành công nghiệp ô tô ở một số nước trên thế
    giới và bài học kinh nghiệm cho phát triển ngành công nghiệp ô tô ở Việt
    Nam 19
    1.3.1. Kinh nghiệm phát triển ngành công nghiệp ô tô ở một số nước trên
    thế giới 19
    1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
    . 24
    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 28
    2.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu . 28
    2.2. Phương pháp phân tích, xử lý thông tin . 29
    2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả 29
    2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin . 29
    2.2.3. Phương pháp chuyên gia, hội thảo . 30
    2.2.4. Phương pháp kế thừa 31
    2.2.5. Phương pháp so sánh 31
    2.3. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu . 31
    2.3.1. Địa điểm thực hiện nghiên cứu . 31

    2.3.2. Thời gian thực hiện nghiên cứu 31
    2.4. Các công cụ, phương pháp phân tích số liệu, dữ liệu sơ cấp, thứ cấp . 31
    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG
    NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM . 32
    3.1. Khái quát về ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hiện nay 32
    3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ngành ô tô Việt Nam 32
    3.2. Các chính sách phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam những năm
    qua 36
    3.3. Đánh giá tác động chính sách qua thực trạng phát triển công nghiệp ô
    tô hiện nay 45
    CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH
    PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ Ở VIỆT NAM TRONG GIAI
    ĐOẠN TỚI . 49
    4.1. Bối cảnh hiện nay và quan điểm phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam
    49
    4.1.1. Bối cảnh hiện nay . 49
    4.1.2. Quan điểm định hướng phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam giai
    đoạn tới . 53
    4.2. Một số giải phápđiều chỉnhchính sách phát triển ngành công nghiệp ô
    tô ở Việt Nam giai đoạn tới 56
    4.2.1. Về đầu tư . 56
    4.2.2. Về thị trường . 58
    4.2.3. Về xây dựng và phát triển ngành công nghiệp phụ trợ đáp ứng nhu
    cấu sản xuất 58
    4.2.4. Về khoa học – công nghệ 60
    4.2.5. Về đào tạo nguồn nhân lực . 61
    4.2.6. Về quản lý ngành 63
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 65
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 66
    i

    DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

    STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
    1 ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
    2 CEPT thực hiện AFTA
    3 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
    4 FTA Hiệp định thương mại tự do
    5 LLLĐ Lực lượng lao động
    6 ODA Hỗ trợ phát triển chính thức
    7 USD Đô La Mỹ
    8 VAMA Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam

    ii

    1



    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Ngành công nghiệp ô tô không chỉ giữ một vị trí quan trọng trong việc
    thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển thông qua đáp ứng nhu cầu giao
    thông vận tải, góp phần phát triển sản xuất và kinh doanh thương mại mà còn
    là một ngành kinh tế mang lại lợi nhuận rất cao nhờ sản xuất ra những sản
    phẩm có giá trị vượt trội. Sớm nhận thức được tầm quan trọng của ngành
    công nghiệp này, các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức,
    Hàn Quốc, .đã rất chú trọng phát triển ngành công nghiệp ô tô của riêng
    mình trong quá trình công nghiệp hoá để phục vụ không chỉ nhu cầu trong
    nước mà còn xuất khẩu sang các thị trường khác.
    Đứng trước thực tể hàng năm nước ta bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để nhập
    khẩu xe ô tô trong khi xuất khẩu gạo của 70% dân số lao động trong ngành
    nông nghiệp chỉ thu về được tiền triệu, Việt Nam đã cố gắng xây dựng một
    ngành công nghiệp ô tô của riêng mình với mục tiêu sản xuất thay thế nhập
    khẩu và từng bước tiến tới xuất khẩu. Chỉnh phủ Việt Nam đã luôn khẳng
    định vai trò chủ chốt của ngành công nghiệp ô tô trong sự nghiệp phát triển
    kinh tế và luôn tạo điều kiện lợi thông qua việc đưa ra các chỉnh sách ưu đãi
    để khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào sản xuất ô
    tô và phụ tùng. Nhưng sau 12 năm xây dựng và phát triển ngành, công nghiệp
    ô tô Việt Nam dường như vẫn chỉ ở điểm xuất phát.
    Thực tế này đã buộc Chính phủ phải yêu cầu các cơ quan Bộ Ngành
    liên quan, các doanh nghiệp trong ngành cùng vào cuộc nhằm vạch ra một
    chiến lược cụ thể cho việc phát triển ngành. Bởi lúc này đây họ đã ý thức 2



    được tính cấp thiết và bức bách cần phải xây dựng và phát triển một ngành
    công nghiệp ô tô thực sự của riêng Việt Nam.
    Với những kiến thức được học và hiểu biết thực tiễn, tôi chọn nghiên
    cứu vấn đề: "Chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam"
    làm đề tài luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ, chuyên ngành quản lý kinh tế.
    Câu hỏi nghiên cứu: Việt Nam cần điều chỉnh các chính sách phát triển
    ngành công nghiệp ô tô như thế nào nhằm phát triển ngành công nghiệp này
    trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế?
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1. Mục đích nghiên cứu
    Làm rõ thực trạng phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, từ đó
    đưa ra những chính sách cho sự phát triển của ngành trong thời gian tới sao
    cho phù hợp với các cam kết của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế
    quốc tế, phù hợp với xu hướng phát triển ngành của thế giới và khu vực.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác nghiên cứu các
    chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô.
    - Bài học kinh nghiệm về chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô
    của các nước trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm về chính sách
    phát triển ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam.
    - Phân tích và đánh giá thực trạng các chính sách phát triển ngành công
    nghiệp ô tô ở Việt Nam. Rút ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân hạn
    chế từ đó làm rõ hơn các vấn đề cần giải quyết.
    - Đề xuất các giải pháp và một số kiến nghị về thực hiện các chính sách
    phát triển ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3



    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Phạm vi không gian: Cáchthức thực hiện các chính sách phát triển
    ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
    - Phạm vi thời gian: Từ năm 2010 đến nay.
    4. Đóng góp của luận văn
    - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về chính sách phát triển ngành
    công nghiệp ô tô và bổ sung thêm một số lý luận về chính sách phát triển
    ngành công nghiệp ô tô dưới góc độ địa phương.
    - Bài học kinh nghiệm của một số nước về chính sách phát triển ngành
    công nghiệp ô tô, từ đó rút ra một số bài học có thể vận dụng cho Việt Nam.
    - Đánh giá tương đối toàn diện thực trạng các chính sách phát triển
    ngành công nghiệp ô tô Việt Nam theo khung lý thuyết đã phân tích, đề xuất.
    - Đề xuất một số phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả các chính
    sách phát triển ngành công nghiệp ô tô, làm cơ sở cho các nhà quản lý tham
    khảo để đưa ra các quyết sách phù hợp về các chính sách.
    5. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và danh mục tài liệu tham
    khảo, luận văn có kết cấu gồm 4 chương như sau:
    Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận về chính sách
    phát triển ngành công nghiệp ô tô.
    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
    Chương 3: Thực trạng các chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô
    ở Việt Nam. Chương 4: Định hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển
    ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam trong giai đoạn tới.
     
Đang tải...