Báo Cáo Chính sách phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, v

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc ( 54 dân tộc). Đó là sản phẩm của sự phát triển lâu dài trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Các dân tộc cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam đã cùng nhau đánh đuổi giặc ngoại xâm để thống nhất đất nước, đem lại hòa bình, ấm no cho cuộc sống của mỗi đồng bào dân tộc. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiện, phong tục tập quán, phương thức sản xuất và giao lưu kinh tế giữa các dân tộc trong thời bình có sự khác nhau dấn đến sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc không đồng đều. Nhiều đồng bào dân tộc thiểu số có đời sống khó khăn, thiếu thốn và nghèo khổ. Đây là cơ hội để các thế lực thù định lợi dụng chia rẽ dân tộc và chống phá cách mạng nước ta.
    Đảng ta đã sớm nhận biết được dân tộc có ý nghĩa then chốt trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa. Do đó, Đảng đã Nhận định “ Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng căn cứ cách mạng; làm tốt công tác định canh, định cư và xây dựng vùng kinh tế mới. Quy hoạch, phân bổ, sắp xếp lại dân cư, gắn phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh, quốc phòng.Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; động viên, phát huy vai trò của những người tiêu biểu trong các dân tộc. Thực hiện chính sách ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tri thức là người dân tộc thiểu số. Cán bộ công tác ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi phải gần gũi, hiểu phong tục tập quán, tiếng nói của đồng bào dân tộc, làm tốt công tác dân vận. Chống các biểu hiện kỳ thị, hẹp hòi, chia rẽ dân tộc" (trích văn kiện của đảng về chính sách dân tộc ).
    Để thể chế hóa chính sách đó, Đảng ta đã thành lập các cơ quan chuyên môn về công tác dân tộc từ Trung Ương đến địa phương để quản lý nhà nước về dân tộc, tìm hiểu về tâm tư nguyện vọng của các dân tộc thiểu số và nghiên cứu để ban hành các chính sách đáp ứng tâm tư, nguyện vọng đó. Đồng thời, nghiên cứu về tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào các dân tộc để hỗ trợ phát triển sản xuất, chuyển đổi phương thức sản xuất từ tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa, thức hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông thôn vùng đồng bào dân tộc.
    Mặt khác, Vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn một bộ phận nhân dân sinh sống trên vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Đồng bào vùng cao sinh sống trong điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho canh tác, địa hình phức tạp, núi cao, thiếu đất sản xuất, thiếu nước sinh hoạt, giao thông đi lại khó khăn . đã vậy trình độ phát triển, trình độ canh tác, khả năng đầu tư sản xuất lại thấp, đời sống vật chất còn nhiều khó khăn, mức hưởng thụ văn hoá, tinh thần, dịch vụ xã hội rất thấp. Trình độ dân trí vùng cao nhìn chung còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, xoá nghèo chưa bền vững, tiềm ẩn di cư tự do còn cao. Mà tỉnh Lạng Sơn là một tỉnh miền núi có nhiều dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn toàn tỉnh.
    Do vậy, Việc thành lập và hoạt động của các cơ quan chuyên môn quản lý nhà nươc về dân tộc ở các địa phương có ý nghĩa then chốt trong quản lý dân tộc, thông qua các cơ quan quản lý nhà nước về dân tộc ở địa phương sẽ là tiền đề để Nhà nước ban hành các chính sách về dân tộc thiểu số và cơ quan quản lý dân tộc ở địa phương thể chế và thi hành. Vì vậy, việc thành lập Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sơn và Cơ quan quản lý nhà nước về dân tộc trên phạm vi cả nước là một yêu cầu khách quan và tất yếu trong quản lý nhà nước.
    Trong thời gian học tập tại trường, em đã được tiếp xúc với nhiều môn học bổ ích liên quan đến ngành học của mình, học hỏi kiến thức, kinh nghiệm thực tế từ thầy, cô. Do yêu cầu của ngành học, đặc biệt l;à sau bốn năm học tại trường em đã được nghiên cưu lý thuyết về quản lý nhà nước. Để có những hiểu biết đày đủ thực ttees về nhành học và các kỹ năng nghề nghiệp, việc đi thực tế tại các cơ quan trong bôn máy Nhà nước là cần thiết. Kiến thức thực tế và cơ sở lý luận sẽ giúp cho em có được sự nhình nhận tổng quát hơn, hiểu biết sâu sắc hơn về hoạt động quản lý Nhà nước.
    Nhằm giúp sinh viên có được những cơ sở lý luận thực tế về ngành học của mình, Học Viện hành Chính tổ chức cho sinh viện đi tìm hiểu thực tế tại các cơ quan, tổ chức trong máy bộ máy Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp. Là một cử nhân hành chính tương lai em đã liên hệ về thực tập tại Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sơn. Trong thời gian thực tập em đã tìm hiểu, học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm quý báu về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sơn nói riêng và bộ máy Nhà nước nói chung. Đặc biệt là sự trưởng thành của bản thân về giao tiếp, ứng xử trong công vụ. Bằng những kiên thức thực tế thu lượm được, nhằm củng cố và khẳng định lại những kiến thức lý thuyết được học ở trường em đã chọn đề tài: “ Chính sách phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa( Chương trình 135)”.
    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN 1
    KẾ HOẠCH THỰC TẬP. 2
    LỜI MỞ ĐẦU 4
    CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BAN DÂN TỘC TỈNH LẠNG SƠN VÀ PHÒNG CHÍNH SÁCH 7
    I. BAN DÂN TỘC TỈNH LẠNG SƠN. 7
    1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn: 7
    1.1 Vị trí và chức năng. 7
    1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn. 7
    1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy Ban Dân tộc và Phòng chính sách của Ban. 10
    1.4. Đội ngũ cán bộ công chức. 10
    II. PHÒNG CHÍNH SÁCH CỦA BAN DÂN TỘC 11
    1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn. 11
    1.1. Vị trí và chức năng. 11
    1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn. 12
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CỦA BAN DÂN TỘC TỈNH LẠNG SƠN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI. 14
    I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN. 14
    1. Khái niệm chính sách kinh tế xã hội 14
    2. Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc. 14
    2.1. Vấn đề dân tộc. 14
    2.2. Những vấn đề cơ bản của chính sách dân tộc: 15
    II. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CỦA BAN DÂN TỘC TỈNH LẠNG SƠN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI 16
    1. Đặc điểm chung về tỉnh Lạng Sơn và vùng dân tộc thiểu số. 16
    2. Chương trình 135. 17
    2.1. Mục tiêu. 17
    2.1.2. Mục tiêu cụ thể: 17
    3. Thực trạng thực hiện Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. 19
    3.1. Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất. 19
    3.1.1. Đối tượng: 19
    3.1.2. Nội dung hỗ trợ đầu tư. 20
    3.1.3. Kết quả thực hiện. 20
    3.2. Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. 21
    3.2.1.Đối tượng công trình đầu tư. 21
    3.2.2. Kết quả thực hiện: 22
    3.3. Dự án đào tạo cán bộ cơ sở và cán bộ cộng đồng. 24
    3.3.1. Đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng: 24
    3.3.2. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng: 24
    3.3.3. Kết quả thực hiện: 25
    3.4. Chính sách hỗ trợ các dịch vụ cải thiện – nâng cao đời sống nhân dân và trợ giúp pháp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật. 27
    3.5. Kết quả lồng ghép các chính sách khác. 28
    III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN VÀ MIỀN NÚI, VÙNG SÂU, VÙNG XA. 31
    1.2. Những tồn tại và nguyên nhân: 32
    1.2.1. Tồn tại: 32
    1.2.2. Nguyên nhân: 33
    CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA TỈNH 34
    I. NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG 34
    II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN VÀ MIỀN NÚI, VÙNG SÂU, VÙNG XA. 35
    III. KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TỄ - XÃ HÔI CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN VÀ MIỀN NÚI, VUNG SÂU, VÙNG XA. 36
    KẾT LUẬN 39
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...