Luận Văn Chính sách phát triển kinh tế tư bản nhà nước ở Việt Nam

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài : Chính sách phát triển kinh tế tư bản nhà nước ở Việt Nam


    Muốn vận dụng, phát triển lý luận kinh té tư bản Nhà nước phảI xây dựng và thực hiện những chính sách về kinh tế tư bản Nhà nước. Nếu lý luận kinh tế phản ánh quy luật vận động kinh tế của cả thời kỳ quáđộ lên chủ nghĩa xã hội thì chính sách kinh tế thể hiện nhận thức quy luật và hành động của chủ quan con người trong một thời gian nhất định Trên thực tế, khi "lý luận và chính sách tách rời nhau" thì sẽ xuất hiện tình trạng quan liêu, "nói nhiều làm ít" trong bộ máy quản lý. Còn khi có sự khác nhau giữa chính sách với hoạt động thực tiễn thì sẽ bộc lộ tình trạng "nói một đàng làm một nẻo" của người quản lý. hính vì vậy, việc xây dựng chính sách phảI dựa trên những cơ sở chung của chiến lược kinh tế - xã hội, còn việc thực hiện chính sách thì phải đi đôi với việc kiểm soát, tranh tra. I- Những cơ sở chung của việc xây dựng chính sách kinh tế tư bản trong giai đoạn hiện nay 1. Về không gian và thời gian của chính sách Đây là hai nhân tố gắn bó với nhau, tạo tiềm năng phát triển của chính sách. Tình trạng hiện nay có nhiều chính sách chồng chéo nhau, sự lặp lại cái cũ dưới hình thức mới, dấu ấn chủ quan, duy ý chí trong các chính sách còn khá nhiều, nói lên việc soạn thảo chính sách chưa chúý hai nhân tố nêu trên gắn bó với nhau. 1.1. Về không gian của chính sách kinh tế tư bản Nhà nước hiện nay Vì kinh tế tư bản Nhà nước là sự liên kết giữa kinh tế Nhà nước Việt Nam với kinh tế tư bản tư nhân trong và ngoài nước, nên việc xem xét không gian của chính sách này là phải nhìn lại thực trạng hiện nay của khu vực đầu tư nước ngoài, đầu tư trong nước và kinh tế nhà nước. a- Từ ba năm nay, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam liên tục giảm, từ mức cao nhất hơn 6,6 tỷ USD năm 1995, nay chỉ còn 346 triệu USD 6 tháng đầu năm 2000. Ngay ở trung tâm kinh tế phát triển nhất (là thành phố Hồ Chí Minh) cũng vậy; nếu năm 1995 có tổng số vốn đầu tư nước ngoài đạt mức cao nhất 92,32 tỷ USD) thì năm 1997 là 1,17 tỷ USD, năm 1998 chỉ 900 triệu USD, năm 1999 còn 480 triệu USD và 5 tháng đầu năm 2000 chỉ có 35 dựán với tổng số vốn 97,4 triệu USD Đầu tư nước ngoài là bộ phận phát triển nhất của kinh tế tư bản Nhà nước ở nước ta. Đầu tư giảm sút chỉ rõ chính sách kinh tế tư bản Nhà nứoc kém hiệu quả hay không hiệu quả
     
Đang tải...