Tiến Sĩ Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/5/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ CHÍNH
    SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
    TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH . 14
    1.1. Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững 14
    1.1.1. Khái niệm, đặc trưng của kinh tế trang trại 14
    1.1.2. Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững 22
    1.2. Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa
    bàn tỉnh 28
    1.2.1. Khái niệm chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững
    trên địa bàn tỉnh 28
    1.2.2. Mục tiêu và tiêu chí đánh giá chính sách phát triển kinh tế trang trại theo
    hướng bền vững trên địa bàn tỉnh . 29
    1.2.3. Một số chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên
    địa bàn tỉnh 31


    1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển kinh tế trang trại trên địa
    bàn tỉnh theo hướng bền vững 39
    1.3. Kinh nghiệm về chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền
    vững ở một số nước và địa phương trong nước . 42
    1.3.1. Kinh nghiệm về chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền
    vững ở một số nước 42
    1.3.2. Kinh nghiệm về chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền
    vững ở một số địa phương 47
    1.3.3. Bài học kinh nghiệm về chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng
    bền vững đối với tỉnh Nghệ An 57
    Tóm tắt chương 1 61
    CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
    KINH TẾ TRANG TRẠI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN
    TỈNH NGHỆ AN . 62
    2.1. Chính sách phát triển kinh tế trang trại ở nước ta thời kỳ đổi mới (từ
    năm 1986 đến nay) 62
    2.1.1. Đổi mới quản lý trong nông nghiệp và chính sách phát triển kinh tế trang
    trại giai đoạn 1988 - 2000 . 62
    2.1.2. Chính sách phát triển kinh tế trang trại từ năm 2000 đến nay 66
    2.2. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai
    đoạn 2000 - 2013 . 72
    2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến chính sách phát triển
    kinh tế trang trại tỉnh Nghệ An . 72
    2.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn
    2000 - 2013 . 74
    2.3. Thực trạng chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững
    trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 - 2013 83 2.3.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh . 83
    2.3.2. Chính sách đất đai, đầu tư, tín dụng cho phát triển kinh tế trang trại trên địa
    bàn tỉnh. 85
    2.3.3. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế trang trại trên địa
    bàn tỉnh. 97

    2.3.4. Chính sách nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản
    xuất nông nghiệp nói chung, kinh tế trang tại nói riêng trên địa bàn tỉnh 99
    2.3.5. Chính sách thị trường tiêu thụ sản phẩm của kinh tế trang trại trên địa bàn Tỉnh. 103
    2.3.6. Chính sách hợp tác, liên kết sản xuất kinh doanh giữa các trang trại và giữa
    các trang trại với tổ chức kinh tế khác 105
    2.3.7. Chính sách bảo vệ môi trường sinh thái và vệ sinh an toàn thực phẩm . 107
    2.4. Đánh giá chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững
    trên địa bàn tỉnh Nghệ An . 113
    2.4.1. Đánh giá tính hiệu lực của chính sách phát triển kinh tế trang trại theo
    hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An . 113
    2.4.2. Đánh giá các chính sách phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Nghệ An . 115
    Tóm tắt chương 2 121
    CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH
    TẾ TRANG TRẠI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ
    AN ĐẾN NĂM 2020 . 122
    3.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế trang trại theo
    hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn 2030 . 122
    3.2.1 Quan điểm phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững . 122
    3.2.2. Định hướng phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững đến năm
    2020, tầm nhìn 2030 . 128
    3.2.3. Mục tiêu phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững ở tỉnh Nghệ An
    đến năm 2020, tầm nhìn 2030 . 131
    3.2.4. Định hướng hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn
    tỉnh Nghệ An theo hướng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 133
    3.3. Giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng
    bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn 2030 . 134
    3.3.1. Hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế trang trại theo hướng
    bền vững 134
    3.3.2. Hoàn thiện các chính sách đất đai, đầu tư, tín dụng đối với phát triển kinh
    tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh 139
    3.3.3. Hoàn thiện chính sách nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật
    vào sản xuất nông nghiệp nói chung, trang trại nói riêng. 145
    3.3.4. Hoàn thiện chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế
    trang trại . 150
    3.3.5. Hoàn thiện chính sách hợp tác, liên kết sản xuất kinh doanh giữa các trang
    trại và giữa các trang trại với tổ chức kinh tế khác . 152
    3.3.6. Hoàn thiện chính sách về thị trường tiêu thụ sản phẩm của kinh tế trang trại 156
    3.3.7. Hoàn thiện chính sách bảo vệ môi trường sinh thái, vệ sinh an toàn thực
    phẩm của kinh tế trang trại . 158
    KẾT LUẬN 161
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ . 164
    LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 164
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 165
    PHỤ LỤC




    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Ở nước ta, kinh tế trang trại đã xuất hiện từ lâu và thực sự phát triển mạnh
    mẽ cùng với quá trình đổi mới trong sản xuất nông nghiệp, nhất là từ năm 2000, khi
    Chính phủ ban hành Nghị quyết 03/2000/NQ-CP về kinh tế trang trại [10]
    . Sự phát
    triển của kinh tế trang trại đã góp phần khai thác thêm nguồn vốn trong dân, mở
    mang thêm diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá, nhất là ở các vùng trung
    du, miền núi và ven biển, tạo thêm việc làm cho người lao động nông thôn, góp
    phần xoá đói giảm nghèo, tăng thêm nông sản hàng hoá, thúc đẩy chuyển dịch cơ
    cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn. Chính vì vậy, phát triển kinh tế trang trại
    là xu hướng tất yếu trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay.
    Nghệ An là tỉnh có vị trí địa lý quan trọng của khu vực Bắc miền Trung, có
    địa hình đa dạng và có điều kiện để phát triển trang trại quy mô lớn với nhiều loại
    sản phẩm đa dạng. Bờ biển dài và nhiều cửa lạch với 3.500 ha nước lợ, có khả năng
    phát triển các trang trại nuôi trồng thuỷ sản. Theo đánh giá của các nhà địa lý và
    nông học, điều kiện tự nhiên của Nghệ An tuy khắc nghiệt nhưng có nhiều loại cây
    trồng, vật nuôi được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng, có giá trị kinh tế
    cao, phù hợp để phát triển kinh tế trang trại với quy mô lớn. Vấn đề đặt ra là làm thế
    nào để khai thác một cách hiệu quả những lợi thế này.
    Mô hình kinh tế trang trại theo hướng sản xuất hàng hóa bắt đầu xuất hiện ở
    Nghệ An từ những năm 1980. Trong những năm gần đây, kinh tế trang trại ở Nghệ
    An đã phát triển khá nhanh. Tuy nhiên, theo đánh giá của UBND tỉnh Nghệ An, kinh
    tế trang trại ở Nghệ An phát triển chưa bền vững, chủ yếu còn mang tính tự phát.
    Có nhiều nguyên nhân làm cho kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Nghệ An
    phát triển chưa bền vững, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do chính sách phát triển
    kinh tế trang trại còn nhiều vấn đề bất cập: hệ thống chính sách chưa đồng bộ, khó
    áp dụng vào thực tiễn, việc tổ chức thực thi và đánh giá chính sách được kịp thời, .
    Trong những năm gần đây, đã có một số công trình nghiên cứu về kinh tế trang
    trại nói chung, kinh tế trang trại ở Nghệ An nói riêng. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có
    công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện về chính sách phát triển bền
    vững kinh tế trang trại Nghệ An. Một số công trình nghiên cứu cũng đã nêu lên các giải
    pháp phát triển kinh tế trang trại, tuy nhiên hầu như các công trình này chưa tập trung
    đi sâu phân tích, đánh giá về chính sách và đề xuất các giải pháp chính sách phát triển
    bền vững kinh tế trang trại trên cả ba khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường.
    Từ những lý do trên, việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp chính sách phát
    triển bền vững kinh tế trang trại ở Nghệ An là cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và giá trị
    thực tiễn. Vì vậy, NCS lựa chọn đề tài “Chính sách phát triển kinh tế trang trại
    theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An” làm đề tài luận án tiến sĩ.
     
Đang tải...