Chính sách phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học ngoài công lập

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    THÔNG TIN CHUNG

    Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đỗ Thị Hòa
    Đơn vị công tác: Trung tâm nghiên cứu GD Đại học và Nghề nghiệp, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
    Điện thoại: 04 38220912
    Thư ký đề tài: ThS. Nguyễn Thị Hoàng Yến; Thành viên: ThS. Ngô Văn Trung;
    ThS.Lê Văn Hồng; ThS. Nguyễn Thị Vân Lâm.
    Thời gian thực hiện: Từ 9/2007 đến 9/2009

    Mục tiêu nghiên cứu

    Đề xuất khung chính sách (CS) phát triển đội ngũ giảng viên (ĐNGV) các trường đại học ngoài công lập (ĐHNCL) ở nước ta hiện nay.

    Nội dung nghiên cứu

    - Phân tích cơ sở lý luận về CS phát triển ĐNGV các trường ĐHNCL ở nước ta trong giai đoạn hiện nay;

    - Trình bày thực trạng CS phát triển ĐNGV các trường ĐHNCL ở nước ta hiện nay;

    - Trình bày ĐNGV các trường ĐHNCL ở nước ta hiện nay;

    - Đề xuất khung CS phát triển ĐNGV các trường ĐHNCL.

    Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp nghiên cứu lý luận; phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    1/ Về lí luận

    Đề tài đã xây dựng cơ sở lý luận về CS phát triển ĐNGV các trường ĐHNCL ở nước. Trong đó, xác định rõ:

    - Một số khái niệm: Trường ĐHNCL; Giảng viên (Giảng viên, Giảng viên cơ hữu, Đội ngũ giảng viên); Đội ngũ giảng viên; Sự phát triển đội ngũ giảng viên; Chính sách, Chính sách phát triển đội ngũ giảng viên; Chính sánh phát triển đội ngũ giảng viên; Khung chính sách và khung chính sách phát triển ĐNGV các trường ĐHNCL

    - Yêu cầu phát triển GDĐH ngoài công lập trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa (CNH-HĐH) và xu thế Toàn cầu hóa (TCH), Hội nhập quốc tế. Trước yêu cầu ngày càng tăng về nhân lực trình độ cao của sự nghiệp CNH-HĐN và nhu cầu học lên của thế hệ trẻ trong thời kỳ đổi mới, giáo dục Đại học (GDĐH) nói chung,đặc biệt là GDĐH ngoài công lập còn bất cập cả về quy mô, chất lượng đào tạo và cơ cấu ngành nghề.

    - Tính cấp thiết của việc phát triển ĐNGV các trường ĐHNCL. Trong những năm qua và hiện nay, sự phát triển ĐNGV chưa đạt tới mức tương thích với sự gia tăng qui mô và yêu cầu nâng cao chất lượng GDĐH. Để góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược của GDĐH, trong đó mục tiêu phát triển giáo dục ĐHNCL nhiệm vụ cấp bách là phải phát triển mạnh ĐNGV đại học, đặc biệt là ĐNGV các trường ĐHNCL cả về số lượng và chất lượng theo mục tiêu đề ra trong Chiến lược Phát triển Giáo dục 2009 – 2020 (Dự thảo 23) “đến năm 2020 có 100% giảng viên đại học đạt trình độ Thạc sĩ trở lên, trong đó có 30% là tiến sỹ”.

    - Các yếu tố tác động đến sự phát triển ĐNGV các trường ĐHNCL, trong đó đặc biệt là CS và giảng viện (GV), như: Yếu tố kinh tế xã hội; Yếu tố khoa học công nghệ; Qui mô đào tạo đại học; Mức độ phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đại học; Tâm lý xã hội và nhu cầu học tập cảu người dân; Chính sách của Nhà nước về giảng viên. Chính sách của Nhà nước về GV là một trong những công cụ chủ yếu của quản lý Nhà nước, là yếu tố quan trọng hàng đầu và có vai trò quyết định đối với sự phát triển ĐNGV. Một hệ thống CS phù hợp, đồng bộ sẽ có tác động thúc đẩy mạnh sự phát triển ĐNGV, trong đó có GV các trường ĐHNCL.

    - Để thực hiện các nội dung nghiên cứu nhằm đạt được mục tiêu của đề tài, trên cơ sở những vấn đề lý luận đã được làm rõ trên đây, nhóm tác giả đã xác định các bước nghiên cứu CS phát triển ĐNGV theo trình tự sau:

    Bước 1: Xây dựng cơ sở lý luận về CS phát triển ĐNGV các trường ĐHNCL.
    Bước 2: Nghiên cứu thực trạng chính sách XD, NCCL ĐNGV ở nước ta.
    Bước 3: Xác định thực trạng ĐNGV các trường ĐHNCL ở nước ta.
    Bước 4: Đề xuất khung chính sách (KCS) phát triển ĐNGV các trường ĐHNCL.

    2/ Về thực tiễn

    Qua nghiên cứu, nhóm tác giả đã nghiêm cứu, phân tích, tính toán các số liệu về GVĐH, đặc biệt là GV các trường ĐHNCL; khái quát các văn bản chính sách Xây dựng, Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên (XD, NCCL ĐNGV); Đã tiến hành khảo sát ý kiến của lãnh đạo và GV các trường ĐHNCL về tình hình thực hiện CS XD, NCCL ĐNGV, về những khiếm khuyết, bất cập, tác động hạn chế của các CS hiện hành đối với sự phát triển ĐNGV và các đề xuất CS nhằm thúc đẩy sự phát triển ĐNGV các trường ĐHNCL; Đồng thời, tổ chức các cuộc tọa đàm, trao đổi với các lãnh đạo, cán bộ quản lý các trường để tìm hiểu sâu hơn về các vấn đề trên. Từ đó nhóm nghiên cứu đã xác định:

    - Thực trạng chính sách XD, NCCL ĐNGV ở nước ta. CS phát triển ĐNGV có thể được chia làm 4 nhóm chủ yếu là: CS tuyển dụng GV; CS sử dụng và quản lý GV; CS đào tạo, bồi dưỡng GV và CS đãi ngộ, tôn vinh GV.

    Nghiên cứu thực trạng CS xây dựng, nâng cao chất lượng ĐNGV cho thấy rằng, trên thực tế tồn tại một hệ thống CS phát triển ĐNGV với khá nhiều văn bản CS đã được ban hành. Nhình chung các chính sách đều tạo được những thuận lợi cho việc thực hiện hoạt động GD-ĐT cũng như công tác phát triển ĐNGV của các trường ĐHNCL. Số lượng GV mỗi năm tăng lên, cơ cấu trình độ tuy còn rất bất hợp lý nhưng bước đầu đã có sự cải thiện. Tuy nhiên, hệ thống CS này chưa đầy đủ, còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ và đặc biệt, còn thiếu những chính sách quan trọng, phù hợp và những cơ chế thực hiện thống nhất đối với cả 2 khối trường ĐHCL và ĐHNCL. Điển hình có thể kể đến như: Hiện còn thiếu CS qui hoạch ĐNGV toàn hệ thống GDĐH, trong đó có GV các trường ĐH về số lượng; Chưa có CS khuyến khích những người có đủ tiêu chuẩn, có trình độ cao về làm GV các trường ĐHNCL; Còn thiếu một số văn bản qui định về hệ thống tiêu chí đầy đủ cả về phảm chất nhân cách, năng lực chuyên môn của người GV làm căn cứ để đánh giá toàn diện về họ và thiếu một cơ chế khách quan về GV; Chưa có CS qui hoạch đào tạo GV đại học; Chưa có CS hỗ trợ ban đầu về đào tạo GV cho các trường mới thành lập, đặc biệt là các trường ĐHNCL; Chưa có chính sách thống nhất về bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho GV cả hai khối trường ĐHCL và ĐHNCL; Chưa có CS thống nhất về NCKH của GV cả hai khối trường; Ngoài ra, nhìn chung CS đãi ngộ, tôn vinh GV hiện nay chưa phù hợp, chưa thỏa đáng, chưa được thực hiện thống nhất cho cả hai khối trường ĐHCL và ĐHNCL, còn khiếm khuyết và thiếu công bằng đối với khối trường ĐHNCL.

    Sự khiếm khuyết, bất cập của hệ thống CS hiện hành là nguyên nhân chủ yếu, trực tiếp dẫn đến những tác động hạn chế của các CS đối với sự phát triển, sử dụng, quản lý ĐNGV các trường ĐHNCL như đã nêu trong đề tài. ĐNGV khối trường ĐHNCL hiện còn rất bất cập cả về số lượng lẫn chất lượng (cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề). Nhận định này được làm rõ trong phần “Thực trạng đội ngũ giảng viên các trường ĐHNCL ở nước ta hiện nay”.

    - Qua nghiên cứu về thực trạng ĐNGV đại học, trong đó đặc biệt là ĐNGV các trường ĐHNCL giai đoạn từ năm học 2001-2001 đến năm 2008-2009, chúng tôi rút ra nhận xét cơ bản là, ĐNGV, đặc biệt là ĐNGV các trường ĐHNCL còn rất bất cập cả về số lượng và chất lượng so với yêu cầu.

    Số lượng GVĐH đại học chung và riêng từng khối trường các năm có tăng nhưng mức tăng chưa đủ mạnh để tạo được sự gia tăng về mặt tỷ lệ. Thậm chí, tỷ lệ giảng viên cơ hữu (GVCH) có xu hướng giảm xuống. Cơ cấu trình độ còn bất hợp lý: Số lượng và tỷ lệ GVCH có chức danh, trình độ cao còn thấp.

    Đáng lưu ý là, ngay cả đội ngũ GVCH khối ĐHCL cũng còn khá bất cập cả về số lượng và cơ cấu trình độ. So với mặt bằng chung và đặc biệt là so với ĐNGV khối trường ĐHCL, ĐNGV khối ĐHNCL có sự bất cập lớn hơn cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nhóm ngành rất nghèo nàn và bất hợp lý; năng lực nghiên cứu khoa học (NCKH) thấp, đa phần GV của các trường này chỉ tham gia giảng dạy, chưa tham gia NCKH, chưa biên soạn được giáo trình.

    3/ Một số khuyến nghị

    Với Bộ Giáo và Đào tạo:

    Để góp phần xây dựng hệ thống CS phát triển ĐNGV đồng bộ, phù hợp, có hiệu quả, nhằm thúc đẩy ĐNGV, đặc biệt là ĐNGV các trường ĐHNCL phát triển đáp ứng yêu cầu trong thời gian tới, các trường ĐHNCL phát triển cần:

    - Bộ tham khảo kết quả nghiên cứu cảu đề tài, đặc biệt là KCS phát triển ĐNGV các trường ĐHNCL trong việc soạn thảo CS XD. NCCL ĐNGV.

    - Bộ cần xây dựng và ban hành một số cơ chế kiểm tra việc thực hiện CS của toàn bộ các trường ĐHCL và các trương ĐHNCL như:

    + Cơ chế kiểm tra việc thực hiện Qui định tuyển dụng GV.
    + Cơ chế kiểm tra sát hạch công nhân đạt chuẩn nghề nghiệp GV.
    + Cơ chế kiểm tra việc bổ nhiệm chức danh, ngạch GV.
    + Cơ chế kiểm tra việc qui hoạch ĐNGV
    + Cơ chế kiểm tra việc thực hiện chế độ làm việc của GV.
    + Cơ chế kiểm tra việc đánh giá, xếp loại GV.
    + Cơ chế kiểm tra kế hoạch và việc thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng GV.
    + Cơ chế kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng GV.

    - Bộ nên tổ chức đào tạo GV cho các trường ĐH, kể cả ĐHCL và ĐHNCL. Các trường sử dụng GV sẽ đóng góp kinh phí theo qui định của Bộ. Như vậy, một mặt các trường ĐH, nhất là các trường ĐHNCL có nguồn GV có trình độ cao ổn định để bổ sung cho đội ngũ; Mặt khác Bộ có thể thực hiện được việc quy hoạch và quản lý thống nhất cả về mặt số lượng, đặc biệt là về chất lượng ĐNGV của toàn hệ thống trường ĐH.

    Với các trường ĐHNCL:

    Để có được tác động tích cực trong việc thực hiện KCS phát triển ĐNGV các trường ĐHNCL, bản than các trường cần:

    - Quan tâm và nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng, uy tín của trường. Trước hết cần tập trung vào việc phát triển số lượng và nâng cao trình độ đội ngũ GVCH; Giảm tỷ lệ SV/GV; Tăng cường cơ sở vật chất cho dạy và học.

    - Thực việc việc thu hút những ngườ đủ điều kiện, đặc biệt là những người có trình độ cao bổ sung cho ĐNGV cơ hữu.

    TỪ KHÓA: 1/ Đội ngũ giảng viên ; 2/ Đại học ngoài công lập; 3/ Chính sách

    Chi tiết xin liên hệ: Phòng Thư viện, số điện thoại: 04-39423754 hoặc theo địa chỉ thư điện tử: [email protected] 

    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...