Thạc Sĩ Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương, nghiên cứu áp dụng với tỉnh Bắc Ninh

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, các mô hình công nghiệp hoá được ra đời nhằm đưa các quốc gia đang phát triển rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển. Trong xu hướng đó, chính sách công nghiệp được ra đời nhằm dẫn dắt các nỗ lực phát triển đạt tới mục tiêu cốt lõi của chiến lược công nghiệp hoá cũng như chiến lược phát triển của mỗi quốc gia.
    Chính sách công nghiệp hướng tới định hình cấu trúc ngành công nghiệp hiệu quả trong mối quan hệ liên ngành, sử dụng cơ chế thị trường để phân bổ nguồn lực, huy động các nguồn vốn cho phát triển công nghiệp, phát huy lợi thế so sánh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Đồng thời chính sách công nghiệp cũng phải tận dụng ưu thế của các vùng, địa phương trong tổ chức không gian kinh tế cho sản xuất công nghiệp.
    Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay, mỗi quốc gia phải không ngừng đổi mới, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế của mình nhằm theo kịp và chủ động hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Nước ta xuất phát từ nền kinh tế lạc hậu, kém phát triển, để có thể theo kịp sự phát triển của nền kinh tế thế giới, đạt được mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải có chiến lược và chính sách phát triển kinh tế phù hợp, thực hiện từng bước CNH-HĐH đất nước một cách vững chắc.
    Chính sách phát triển công nghiệp là một bộ phận hữu cơ và quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế. Trong tiến trình CNH-HĐH đất nước, chính sách phát triển công nghiệp nhằm mục tiêu phát triển công nghiệp đất nước. Văn kiện các Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII đã xác định “Tiến hành quy hoạch các vùng, trước hết là các địa bàn trọng điểm, các Khu chế xuất, Khu kinh tế đặc biệt, Khu công nghiệp tập trung”. Tiếp theo, đến Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII năm 1996 đã xác định rõ: “Hình thành các Khu công nghiệp tập trung (bao gồm cả KCX, KCNC) tạo địa bàn thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở công nghiệp mới. Phát triển mạnh công nghiệp nông thôn và ven đô thị. Ở các thành phố, thị xã, nâng cấp, cải tạo các cơ sở công nghiệp hiện có, đưa các cơ sở không có khả năng xử lý ô nhiễm ra ngoài thành phố, hạn chế việc xây dựng cơ sở công nghiệp mới xen lẫn khu dân cư”. Hội nghị lần 4 của Ban chấp hành Trung ương khoá VIII đã xác định hướng phát triển Khu công nghiệp trong thời gian tới là “Phát triển từng bước và nâng cao hiệu quả của các Khu công nghiệp”. Nghị quyết Đại hội Đảng X đã nhấn mạnh ”Nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh, hàm lượng khoa học công nghệ và tỷ


    trọng giá trị tăng thêm, giá trị nội địa trong sản phẩm công nghiệp. Phát triển công nghiệp và xây dựng gắn với phát triển dịch vụ, phát triển đô thị và bảo vệ môi trường” . “Hoàn chỉnh quy hoạch các khu, cụm, điểm công nghiệp trong phạm vi cả nước; hình thành các vùng công nghiệp trọng điểm; gắn việc phát triển sản xuất với đảm bảo các điều kiện sinh hoạt cho người lao động.”
    Bắc Ninh là một tỉnh mới được tái lập năm 1997, nằm phía bắc Thủ đô Hà Nội, có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, tiềm năng đất đai và con người. Xuất phát từ một tỉnh nông nghiệp là chính (chiếm gần 50% GDP), việc phát triển công nghiệp trong đó việc xây dựng các KCN tập trung, phát triển các cụm công nghiệp làng nghề, đa nghề được xác định là khâu đột phá để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh từ nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ sang công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp là định hướng đúng đắn nhằm phấn đấu đến năm 2015 Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ
    16(2001-2005), lần thứ 17(2006-2010) đề ra. Như vậy, tỉnh Bắc Ninh phải có chiến lược phát triển công nghiệp và quan trọng là xây dựng chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương phù hợp. Tuy nhiên, chính sách phát triển công nghiêp tại địa phương ở nhiều tỉnh trong đó có Bắc Ninh còn tồn tại nhiều bất cập làm hạn chế sự phát triển công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
    Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương cần thiết và rất quan trọng, nhưng ở Việt Nam vẫn tương đối mới mẻ, chưa được quan tâm đúng mức một cách có hệ thống. Do đó, cần được quan tâm nghiên cứu đầy đủ hơn cả về mặt lý luận và tổng kết thực tiễn. Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn ấy tôi chọn đề tài “Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương, nghiên cứu áp dụng với tỉnh Bắc Ninh” làm Luận án Tiến sỹ của mình.




    . 1
    CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TẠI ĐỊA PHƯƠNG 6
    1.1 CÔNG NGHIỆP TẠI ĐỊA PHƯƠNG .6

    1.1.1 Khái niệm công nghiệp tại địa phương 6

    1.1.2 Vai trò của công nghiệp tại địa phương . 9

    1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp tại địa phương . 14

    1.2 CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TẠI ĐỊA PHƯƠNG 19

    1.2.1 Khái niệm và chức năng của chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương . 19
    1.2.2 Phân loại hệ thống chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương 28

    1.2.3 Hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương 34
    1.2.4 Đánh giá chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương . 38

    1.3 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TẠI ĐỊA PHƯƠNG .45
    1.3.1. Kinh nghiệm của Châu Âu về chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương . 46
    1.3.2. Kinh nghiệm của một số nước Châu Á và vùng lãnh thổ về chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương . 48
    1.3.3. Chính sách phát triển công nghiệp tại một số địa phương ở Việt Nam 53

    1.3.4. Những bài học kinh nghiệm cho Bắc Ninh 55

    Kết luận chương 1 . 56


    CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 1997 – 2007 58
    2.1.TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH THỜI GIAN QUA 58
    2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Bắc Ninh tác động đến quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá . 58
    2.1.2. Khái quát tình hình phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh 1997 -

    2007 . 62

    2.2. THỰC TRẠNG CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 1997-2007 68
    2.2.1. Các giai đoạn hình thành và tổ chức thực hiện chính sách phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh 68
    2.2.2. Thực trạng chính sách phát triển công nghiệp giai đoạn 1997- 2007 . 73

    2.3.ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 1997-2007 .99
    2.3.1. Đánh giá chính sách theo cách tiếp cận 3 giác độ 99

    2.3.2. Đánh giá chính sách theo 6 tiêu chí cơ bản . 100

    2.3.3. Đánh giá quá trình hoạch định chính sách phát triển công nghiệp . 106

    2.3.4. Đánh giá tổ chức thực hiện chính sách 107

    2.3.5. Đánh giá chung về chính sách phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997-2007 . 113
    Kết luận chương 2 . 120

    CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC CHÍNH SÁCH CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH BẮC NINH 122
    3.1. BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH .122
    3.1.1. Bối cảnh quốc tế và những tác động chủ yếu 122

    3.1.2. Những tác động trong nước 126

    3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn tác động đến hoạch định chính sách phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh . 127
    3.2. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ QUAN ĐIỂM

    HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH .130


    3.2.1. Mục tiêu và định hướng phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh 130

    3.2.2. Quan điểm hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

    . 135

    3.3. HOÀN THIỆN CÁC CHÍNH SÁCH CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH .141
    3.3.1. Chính sách đầu tư phát triển công nghiệp 141

    3.3.2. Chính sách hỗ trợ tiếp cận đất đai . 149

    3.3.3. Chính sách thương mại, thị trường 150

    3.3.4. Chính sách khoa học, công nghệ . 153

    3.3.5. Chính sách cải thiện môi trường kinh doanh . 154

    3.3.6. Chính sách phát triển nguồn nhân lực . 155

    3.3.7. Chính sách phát triển công nghiệp bền vững . 158

    3.4. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 159

    3.4.1. Giải pháp tăng cường chức năng, vai trò quản lý Nhà nước 159

    3.4.2. Giải pháp đổi mới hoàn thiện quy trình hoạch định, tổ chức thực hiện và phân tích chính sách 161
    3.5. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ .166

    3.5.1. Với Trung ương và Chính phủ 166

    3.5.2. Với địa phương . 168

    Kết luận chương 3 . 169

    KẾT LUẬN . 170

    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN 172
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 173

    PHỤ LỤC 178
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...