Thạc Sĩ Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử của Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CẢM ƠN

    Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận
    được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô Trường
    Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
    Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học
    Kinh tế, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập.
    Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Vũ Tiến Lộc đã dành rất nhiều
    thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn
    tốt nghiệp.
    Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thiện
    luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được
    những đóng góp tận tình của quý thầy cô.

    MỤC LỤC

    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . i
    DANH MỤC HÌNH . iv
    DANH MỤC CÁC BIỂU v
    LỜI MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
    VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ . 4
    1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 4
    1.1.1. Những công trình khoa học đã được nghiên cứu liên quan đến đề tài 4
    1.1.2. Đánh giá chung và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu . 9
    1.2. Cơ sở lý luận về chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ . 11
    1.2.1. Những vấn đề chung về phát triển công nghiệp hỗ trợ . 11
    1.2.2. Chính sách phát triển CNHT . 20
    1.2.3. Khái niệm và phân loại ngành điện tử ở Việt Nam . 28
    Khái niệm . 28
    Phân loại 28
    1.3. Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ của một số nước và bài học kinh
    nghiệm đối với Việt Nam . 30
    1.3.1. Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ của một số nước . 30
    1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 42
    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 47
    2.1. Quy trình nghiên cứu: 47
    2.2. Phương pháp nghiên cứu . 48
    2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin 48
    2.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin 48
    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ
    TRỢ NGÀNH ĐIỆN TỬ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2006 ĐẾN
    NAY 50

    3.1. Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử của Việt Nam . 50
    3.1.1. Thực trạng công nghiệp điện tử của Việt Nam . 50
    3.1.2. Thực trạng CNHT ngành điện tử của Việt Nam . 52
    3.2. Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử của Việt Nam giai
    đoạn từ năm 2006 - đến nay . 53
    3.2.1. Chiến lược phát triển CNHT giai đoạn từ năm 2006 đến nay 53
    3.2.2. Thực trạng phát triển CNHT ngành điện tử của Việt Nam giai đoạn từ
    năm 2006 - đến nay 55
    3.2.3. Đánh giá chung về các chính sách phát triển CNHT ngành điện từ của
    Việt Nam giai đoạn từ năm 200 6 - đến nay 61
    CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
    CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH ĐIỆN TỬ CỦA
    VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI . 71
    4.1. Quan điểm phát triển . 71
    4.2. Mục tiêu phát triển 74
    4.2.1. Mục tiêu chung 74
    4.2.2. Mục tiêu cụ thể 74
    4.3. Định hướng phát triển 77
    4.3.1. Về sản phẩm 77
    4.3.2. Về thị trường . 77
    4.3.3. Về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực . 78
    4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phát triển CNHT ngành
    điện tử của Việt Nam . 78
    4.4.1. Hoàn thiện hệ thống luật pháp và chính sách phát triển công nghiệp hỗ
    trợ ngành điện tử 79
    4.4.2. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực CNHT ngành điện tử85
    4.4.3. Phát triển nguồn nhân lực CNHT ngành điện tử . 86
    4.4.4. Phát triển cụm CNHT 90
    4.4.5. Hỗ trợ phát triển KHCN 92

    4.4.6. Các giải pháp khác 92
    KẾT LUẬN . 98
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 100
    i

    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

    TT Ký hiệu Nguyên nghĩa
    1 AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
    2 BOI Ủy ban đầu tư Thái Lan
    3 CCN Cụm công nghiệp
    4 CNHT Công nghiệp hỗ trợ
    5 CNH - HĐH Công nghiệp hóa hiện đại hóa
    6 CNĐT Công nghiệp điện tử
    7 CSDL Cơ sở dữ liệu
    8 DBDN Danh bạ doanh nghiệp
    9 DN Doanh nghiệp
    10 DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ
    11 DNNN Doanh nghiệp nhà nước
    12 FDI Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
    13 FTAs Hiệp định Tự do Thương mại
    13 KCN Khu Công nghiệp
    14 KCX Khu chế xuất
    15 KHCN Khoa học công nghệ
    16 METI Bộ Kinh tế Công nghiệp và Thương mại
    17 MOI Bộ Công nghiệp Thái Lan
    18 NK Nhập khẩu
    19 NHNN Ngân hàng Nhà nước ii

    20 PPP Hình thức đối tác công tư
    21 PSDC Trung tâm Phát triển kỹ năng Penang
    22 TNDN Thu nhập doanh nghiệp
    23 TPP Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương
    24 XK Xuất khẩu
    25 VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
    26 VDB Ngân hàng phát triển Việt Nam
    27 VDF Diễn đàn phát triển Việt Nam
    28 WTO Tổ chức Thương mại Thế giới














    iii

    DANH MỤC CÁC BẢNG

    TT Bảng Nội dung Trang
    1 Bảng 1.1
    Tình hình phân bổ sản xuất các linh kiện điện tử ở
    Nhật Bản
    29
    2 Bảng 3.1
    Số lượng doanh nghiệp CNHT ngành điện tử từ
    năm 2006 - 2013
    54
    3 Bảng 3.2
    Tăng trưởng xuất khẩu các sản phẩm công nghệ
    thông tin từ năm 2008 - 2013
    57
    4 Bảng 4.1
    Các cơ quan đầu mối phát triển CNHT ở các nước
    trên thế giới
    80
    iv

    DANH MỤC HÌNH

    TT Hình Nội dung Trang
    1 Hình 1.1 CNHT theo quan điểm của Nhật Bản 12
    2 Hình 1.2 Mô tả Khái niệm CNHT của Việt Nam 13
    3 Hình 1.3 Cấu trúc chuỗi giá trị giữa linh kiện và lao động 19
    4 Hình 2.1 Các bước thực hiện nghiên cứu luận văn 44
    5 Hình 3.1 Hệ thống chính sách phát triển CNHT của Việt Nam 53
    6 Hình 4.1 Hoạt động của Hiệp hội doanh nghiệp CNHT 81
    7 Hình 4.2
    Xây dựng cơ chế hợp tác giữa ba bên: Doanh nghiệp –
    Trường Đại học - Cơ quan quản lý Nhà nước
    88
    8 Hình 4.3 Các bước Marketing trong thu hút đầu tư FDI 95
    v

    DANH MỤC CÁC BIỂU

    TT Biểu Nội dung Trang
    1 Biểu đồ 3.1 Tổng doanh thu CNĐT Việt Nam 51
    2 Biểu đồ 3.2
    Vốn kinh doanh bình quân của doanh nghiệp sản xuất
    điện tử, máy tính 2006 - 2013
    55
    3 Biểu đồ 3.3 Kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử trong tổng kim ngạch 57
    4 Biểu đồ 3.4 Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam 58
    5 Biểu đồ 3.5 Cơ cấu đầu tư trong ngành công nghiệp điện tử 58

    1

    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Việt Nam, là một nước đang phát triển, đang trong tiến trình đẩy nhanh sự
    nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để xây dựng và phát triển nền
    kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển công nghiệp hỗ trợ có vai
    trò quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước. Khảo sát doanh nghiệp của
    Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa công bố vào tháng
    4/2015 đã cho thấy 46% doanh nghiệp tư nhân trong nước và 50% doanh nghiệp
    FDI dự kiến sẽ mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh trong thời gian tới, đây là mức
    cao nhất kể từ năm 2012 đến nay. Trong đó công nghiệp FDI có vai trò quan trọng
    trong vấn đề phát triển sản xuất công nghiệp và nâng cao giá trị xuất khẩu (khoảng
    70% giá trị sản xuất công nghiệp và trên 60% giá trị xuất khẩu). Tuy nhiên, ngành
    công nghiệp hỗ trợ (CNHT) còn rất non yếu là một hạn chế lớn cho vấn đề phát
    triển công nghiệp nói chung và công nghiệp khu vực FDI nói riêng. CNHT phát
    triển sẽ góp phần làm tăng tỷ lệ nội địa hóa, giảm nhập khẩu, giảm giá thành sản
    phẩm, đảm bảo tính chủ động cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, CNHT phát triển sẽ tạo
    thuận lợi cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng tham gia vào chuỗi giá
    trị toàn cầu nhất là trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế
    thế giới như hiện nay.
    Hiện nay, ở nước ta, các ngành công nghiệp chế biến và chế tạo nói chung,
    trong đó có ngành điện tử hầu như chưa có CNHT đi kèm, nên phải phụ thuộc rất
    nhiều vào nguyên vật liệu, linh phụ kiện nhập khẩu, tỉ lệ nội địa hóa thấp, khiến chi
    phí sản xuất cao, giá trị gia tăng cũng thấp và sản xuất nhiều khi còn bị động bởi sự
    biến động về giá cả của thị trường bên ngoài. Hệ thống chính sách chưa đủ mạnh để
    tạo điều kiện về môi trường pháp lý, định hướng và khuyến khích đầu tư, phát triển
    ngành CNHT nên không thu hút được doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp
    FDI vào sản xuất các sản phẩm cơ khí, nhựa, linh kiện, vật liệu điện tử, các linh
    kiện và các vật tư khác hỗ trợ cho công nghiệp lắp ráp tham gia chuỗi cung ứng.
    2

    Ngành điện tử Việt Nam đã hình thành được một mạng lưới nghiên cứu, thiết
    kế, sản xuất các sản phẩm điện tử. Tuy nhiên, mối liên kết giữa nghiên cứu và sản
    xuất chưa được hình thành rõ nét, nên không tạo ra được nhiều sản phẩm đáp ứng
    nhu cầu.
    Để giải quyết vấn đề này, cần triển khai các chương trình nghiên cứu thúc đẩy
    CNHT tại Việt Nam mà các doanh nghiệp FDI là đầu tàu và các doanh nghiệp nội
    địa đóng vai trò quan trọng để tiến tới là chủ lực. Như vậy, họ không chỉ tiếp cận
    tham gia vào chuỗi cung ứng mà còn nhận được sự hỗ trợ công nghệ từ các nhà đầu
    tư nước ngoài, nhất là trong bước khởi động hiện nay. Đây là một vấn đề cấp thiết
    được đặt ra cả về lý luận và thực tiễn. Với ý nghĩa đó tác giả chọn đề tài:
    “Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử của Việt Nam” làm
    luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế.
    2. Câu hỏi nghiên cứu:
    Luận văn tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
    - Thực trạng chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử của Việt
    Nam? Có những nguyên nhân, hạn chế nào kìm hãm sự phát triển CNHT
    ngành điện tử của Việt Nam?
    - Cần có những định hướng và giải pháp gì để hoàn thiện chính sách phát triển
    CNHT ngành điện tử của Việt Nam? Để thực hiện được những giải pháp
    này, cần những điều kiện gì?
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    - Nghiên cứu tổng quan về chính sách phát triển CNHT. Trong nội dung này,
    luận văn sẽ tập trung vào trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở
    lý luận về chính sách phát triển CNHT của Việt Nam.
    - Trên cơ sở khung lý thuyết và các tiêu chí đánh giá về chính sách phát triển
    CNHT, từ đó tác giả phân tích thực trạng, chỉ ra các kết quả đạt được, nguyên
    nhân hạn chế trong chính sách phát triển CNHT ngành điện tử của Việt Nam.
    - Định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phát triển
    CNHT ngành điện tử của Việt Nam trong thời gian tới.
    3

    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Chính sách phát triển CNHT ngành điện tử của Việt
    Nam nhằm thúc đẩy các DN trong và ngoài nước, tham gia vào chuỗi cung ứng.
    - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu chính sách phát triển
    CNHT ngành điện tử của Việt Nam giai đoạn từ năm 2006 - đến nay.
    5. Những đóng góp mới của luận văn
    - Làm sáng tỏ thêm những khái niệm về CNHT, các tiêu chí đánh giá sự phát
    triển của CNHT.
    - Làm rõ vai trò và những nhân tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển CNHT.
    - Đánh giá tổng quan CNHT ngành điện tử của Việt Nam. Phân tích, đánh giá
    thực trạng chính sách phát triển CNHT ngành điện tử của Việt Nam giai
    đoạn từ năm 2006 - đến nay.
    - Trên cơ sở đó đưa ra định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện
    chính sách phát triển CNHT ngành điện tử của Việt Nam trong thời gian tới.
    6. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần Lời mở đầu và Kết luận, luận văn được chia làm 4 chương:
    Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về chính sách phát triển
    công nghiệp hỗ trợ
    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
    Chương 3: Thực trạng chính sách phát triển CNHT ngành điện tử của Việt Nam
    giai đoạn từ năm 2006 - đến nay
    Chương 4: Định hướng và đề xuất giải pháp nhằm phát triển CNHT ngành điện tử
    của Việt Nam
     
Đang tải...