Luận Văn Chính sách phân cấp quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và thực trạng triển kh

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 19/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    h=1]LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Sau hơn 20 năm Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội vượt bậc, được dư luận trong nước và quốc tế thừa nhận rộng rãi: Nền kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ bình quân 7,5%/năm, mức đói nghèo giảm từ trên 50% vào đầu những năm 90 xuống còn trên 10% vào năm 2008, hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện đánh dấu bằng việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), được bầu là Uỷ viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Việt Nam là thành viên tích cực của ASEAN, APEC, và nhiều diễn đàn, tổ chức quốc tế khác. Những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong thời gian qua có phần đóng góp quan trọng của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA. Cũng như một số nước đang phát triển khác, vốn hỗ trợ phát triển đã và đang đóng vai trò là đòn bẩy phát triển kinh tế – xã hội cho Việt Nam, giúp chúng ta thực hiện được những chiến lược phát triển và xóa đói giảm nghèo, nhanh chóng vươn tới được những “Mục tiêu thiên niên kỷ” đến năm 2020. Thực tế cũng đã cho thấy, rất nhiều quốc gia phát triển hiện nay như Nhật Bản, Hàn Quốc trước kia cũng gây dựng nền kinh tế vững chắc, xây dựng những công trình trọng điểm quốc gia quan trọng nhờ vào nguồn vốn ODA.
    Tầm quan trọng của nguồn vốn ODA đối với các nước đang và chậm phát triển hiện nay đặc biệt là Việt Nam là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, không phải bất kỳ một nước nhận viện trợ nào cũng có thể phát huy tối đa hiệu quả của dòng vốn ưu đãi này. Thu hút được nguồn vốn ODA từ các nhà tài trợ đã khó, quản lý và sử dụng nguồn vốn này như thế nào cho tốt, đáp ứng được nhu cầu trong nước cũng như yêu cầu của nhà tài trợ lại càng khó hơn. Chỉ có một cơ chế quản lý ODA chặt chẽ, phân cấp phân quyền rõ ràng mới có thể biến những đồng vốn viện trợ trở thành những dự án, công trình đem lại lợi ích thực sự cho người dân nước nhận viện trợ. Vấn đề đặt ra là nên áp dụng chính sách quản lý ODA như thế nào, nếu có phân cấp thì phân cấp đến đâu là phù hợp, quản lý thế nào để có thể phát huy được hiệu quả của từng đồng vốn ODA đối với quá trình phát triển của nước nhận tài trợ. Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài: “ Chính sách phân cấp quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và thực trạng triển khai ở Việt Nam” với hi vọng có thể tìm ra được những bất cập trong việc xây dựng chính sách và triển khai chính sách ODA ở Việt Nam và từ đó đưa ra những giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện chính sách phân cấp cũng như tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn này ở Việt Nam.
    2. Mục đích của khóa luận
    Mục tiêu thứ nhất: Làm rõ một số vấn đề lý luận về chính sách phân cấp quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA và sự cần thiết phải phân cấp quản lý và sử dụng ODA.
    Mục tiêu thứ hai: Đánh giá thực trạng xây dựng và triển khai chính sách phân cấp quản lý và sử dụng ODA ở Việt Nam.
    Mục tiêu thứ ba: Dự báo xu hướng ODA trong những năm tới và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách phân cấp quản lý và sử dụng ODA ở Việt Nam.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: Chính sách quản lý và sử dụng ODA; nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA.
    Phạm vi nghiên cứu:
    Về mặt nội dung: Phân tích chính sách phân cấp quản lý ODA và thực trạng thu hút và sử dụng ODA ở Việt Nam.
    Về mặt thời gian: Do thời gian và nguồn tài liệu nghiên cứu có hạn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu nội dung trên trong giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2008.
    Về mặt không gian: Nghiên cứu chính sách phân cấp ODA và tình hình triển khai chính sách phân cấp ODA tại Việt Nam trên bình diện tổng thể các ngành và các vùng kinh tế.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Khóa luận về cơ bản được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lê nin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đồng thời, thông qua các số liệu sơ cấp và thứ cấp được các tổ chức công bố cho phép sử dụng, tác giả có sử dụng các phương pháp phân tích định tính và định lượng, tổng hợp, hệ thống hóa chính sách và số liệu để khái quát hóa và chứng minh cho các nhận định.

    5. Kết cấu của khóa luận
    Khóa luận bao gồm 3 phần chính:
    Chương I: Tổng quan về chính sách quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
    Chương II: Thực trạng triển khai chính sách phân cấp quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở Việt Nam.
    Chương III: Giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách phân cấp quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA) ở Việt Nam.

    Em xin chân thành cảm ơn Thầy – Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khải đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình viết khóa luận, từ lúc hoàn chỉnh đề cương đến khi hoàn thành khóa luận.
    Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị công tác tại Thư viện Chương trình phát triển Liên hợp quốc UNDP và các anh chị trong ban quản lý dự án “Trồng rừng ngập mặn và ngăn ngừa thảm họa” đã tạo điều kiện giúp em tiếp cận được với nguồn tài liệu tham khảo rất quý báu.

    MỤC LỤC
    MỤC LỤC i
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii
    DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I - TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) 4
    I. Một số vấn đề lý luận về chính sách quản lý và sử dụng ODA 4
    1. Giới thiệu chung về nguồn vốn ODA 4
    1.1 Khái niệm ODA 4
    1.2 Các hình thức ODA 5
    1.3 Các phương thức cơ bản cung cấp ODA 6
    1.4 Vai trò của ODA 7
    2. Chính sách quản lý và sử dụng ODA 9
    2.1 Khái niệm quản lý ODA 9
    2.2 Khái niệm chính sách phân cấp quản lý ODA 10
    2.3 Nguyên tắc cơ bản trong quản lý và sử dụng ODA 12
    2.4 Phân loại về chính sách quản lý ODA 13
    II. Sự cần thiết phải hoạch định chính sách phân cấp quản lý và sử dụng ODA 19
    1. Gánh nặng trả nợ đối với các khoản vay ODA 19
    2. Nhu cầu vốn trong nước lớn. 19
    3. Trình độ quản lý của Việt Nam còn yếu kém 20
    4. Đảm bảo uy tín cho các khoản vay tiếp theo. 21
    III. Kinh nghiệm quốc tế trong phân cấp quản lý và sử dụng ODA 23
    1. Kinh nghiệm phân cấp quản lý ODA của Malaysia. 23
    2. Kinh nghiệm phân cấp quản lý ODA của Thái Lan. 25
    3. Kinh nghiệm quản lý ODA của Trung Quốc. 27
    CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH PHÂN CẤP QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN 30
    CHÍNH THỨC (ODA) Ở VIỆT NAM . 30
    I. Khái quát về chính sách phân cấp quản lý và sử dụng ODA ở Việt Nam 30
    1. Chính sách phân cấp quản lý và sử dụng ODA của Việt Nam 30
    1.1 Chính sách phân cấp quản lý ODA giai đoạn 1993-2001. 30
    1.2 Chính sách phân cấp quản lý ODA giai đoạn từ 2001 trở lại đây. 33
    1.3 Các chính sách phân cấp khác về quản lý và sử dụng ODA 41
    2. Chính sách phân cấp quản lý ODA của các nhà tài trợ ở Việt Nam 43
    2.1 Hài hòa các chính sách và thủ tục giữa nhà tài trợ và Chính phủ. 43
    2.2 Các cơ quan tài trợ ủy quyền cho các văn phòng đại diện tại nước nhận viện trợ 48
    II. Tình hình triển khai chính sách phân cấp quản lý và sử dụng ODA ở Việt Nam 50
    1. Thực trạng triển khai chính sách phân cấp quản lý ODA ở Việt Nam 50
    1.1 Phân bổ ODA theo cấp quản lý. 50
    1.2 Tình hình phân cấp quản lý và sử dụng ODA tại TP Hồ Chí Minh. 57
    1.3 Tình hình phân cấp quản lý và sử dụng vốn ODA tại dự án Trồng rừng ngập mặn và phòng ngừa thảm họa. 60
    2. Thực trạng thu hút, phân bổ và giải ngân ODA ở Việt Nam 62
    2.1 Tình hình thu hút và phân bổ vốn ODA 62
    2.2 Tình hình giải ngân vốn ODA 65
    III. Đánh giá kết quả - hạn chế và nguyên nhân trong quá trình xây dựng chính sách và triển khai chính sách. 68
    1. Đánh giá quá trình xây dựng chính sách. 68
    2. Đánh giá quá trình triển khai chính sách. 71
    CHƯƠNG III - Giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách phân cấp quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở Việt Nam 75
    I. Xu hướng ODA vào Việt Nam trong những năm tới 75
    II. Quan điểm và định hướng của Chính phủ Việt Nam đối với việc thu hút, quản lý và sử dụng ODA 76
    1. Quan điểm của Đảng về thu hút và sử dụng vốn ODA 76
    1.1 Quan điểm 1. 78
    1.2 Quan điểm 2. 78
    1.3 Quan điểm 3. 79
    1.4 Quan điểm 4. 80
    2. Định hướng thu hút và sử dụng vốn ODA thời kỳ 2010-2015. 81
    2.1 Định hướng thu hút và sử dụng ODA cho các ngành và lĩnh vực ưu tiên. 82
    2.2 Định hướng thu hút và sử dụng ODA cho các vùng. 84
    3. Các chương trình phát triển và các dự án trọng điểm cần tập trung vận động ODA giai đoạn 2010 - 2015. 86
    3.1 Về phát triển cơ sở hạ tầng. 86
    3.2 Về phát triển kinh tế xã hội: 86
    III. Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách phân cấp quản lý và sử dụng ODA ở Việt Nam 86
    1. Giải pháp đối với thu hút ODA 86
    2. Giải pháp đối với quản lý ODA 89
    2.1 Giải pháp đối với quản lý ODA nói chung. 89
    2.2 Giải pháp đối với phân cấp quản lý ODA 90
    3. Kiến nghị 93
    3.1 Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước. 93
    3.2 Kiến nghị đối với nhà tài trợ. 100
    3.3 Kiến nghị đối với các đơn vị thực hiện dự án ODA 102
    KẾT LUẬN 103
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...