Tiểu Luận Chính sách phá giá tiền tệ của Chính phủ ( giai đoạn 2008 – 2011)

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    Tháng 11 năm 2006, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức kinh tế thế giới WTO. Có thể nói đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với một nền kinh tế vừa mới chuyển mình chưa được bao lâu như nước ta. Việc gia nhập WTO mở ra cơ hội thuận lợi để Việt Nam thu hút các luồng vốn đầu tư cả từ trong lẫn ngoài nước dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhờ lợi thế về nguồn nhân công, đất đai, tài nguyên còn rẻ và trong bối cảnh thị trường Việt Nam đầy tiềm năng, khá mở, môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng được cải thiện thông qua những chính sách và biện pháp hấp dẫn, Việt Nam trở thành một điểm sáng đối với các nhà đầu tư. Những nguồn vốn đầu tư quan trọng như vậy đổ vào Việt Nam đã giúp duy trì tăng trưởng cao khá ổn định của nền kinh tế Việt Nam trong nhiều năm qua, đồng thời góp phần thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam.Tuy nhiên, bên cạnh những phát triển tích cực cơ bản nói trên, nền kinh tế Việt Nam cũng có những mặt hạn chế, yếu kém và những thách thức cần phải khắc phục.

    Trong bối cảnh hiện nay, để phát triển nhanh và bền vững, Chính phủ Việt Nam đã và đang áp dụng nhiều chính sách nhằm thúc đẩy và ổn định nền kinh tế. Một trong những chính sách mà chúng em muốn đề cập đến trong bài tiểu luận này là chính sách phá giá tiền tệ ( giai đoạn 2008 – 2011).

    Trong tiểu luận này, chúng em đã nghiên cứu, tập hợp phần lớn những thông tin, kiền thức liên quan đến phá giá tiền tệ, từ cơ sở lý luận của phá giá tiền tệ đến ảnh hưởng của nó đến tài khoản vãng lai, quá trình sản xuất, lạm phát và ngân sách. Tài liệu được xây dựng phù hợp với nội dung của học phần nhập môn tài chính tiền tệ, góp phần bổ sung kiến thức và thông tin về phá giá tiền Việt Nam một cách có hệ thống.

    Trong bài tiểu luận này chúng em có thể còn nhiều những sai sót chưa phát hiện, rất mong nhận được sự tư vấn, chỉnh sửa của giảng viên để bài tiểu luận được đầy đủ, chính xác và hơn nữa, trở thành một tài liệu hữu ích trong việc học chuyên ngành của chúng em.

    Tập thể nhóm sinh viên viết bài




    1. Khái niệm:

    Phá giá tiền tệ là việc giảm giá trị của đồng nội tệ so với các loại ngoại tệ so với mức mà chính phủ đã cam kết duy trì trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Việc phá giá Việt Nam đồng nghĩa là giảm giá trị của nó so với các ngoại tệ khác như USD, EUR .

    2. Tại sao chính phủ phá giá tiền tệ:

     Chính phủ sử dụng biện pháp phá giá tiền tệ để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn so với cơ chế để nền kinh tế tự điều chỉnh theo hướng suy thoái
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...