Thạc Sĩ Chính sách nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học trong thời kỳ hội nhập quốc tế ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 25/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    i

    LỜI CẢM ƠN


    Trong quá trình học tập, nghiên cứu, hoàn thành luận án, tác giả đã nhận
    được sự chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của Quý thầy cô giáo, các nhà
    khoa học, đồng nghiệp, bạn bè và người thân.
    Tác giả luận án chân thành cảm ơn: Lãnh đạo Viện Khoa học Giáo dục
    Việt Nam, Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng, các Quý thầy cô, các nhà khoa
    học của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã tận tâm giảng dạy, giúp đỡ tôi
    trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu và hoàn thành Luận án.
    Tôi cũng xin cảm ơn Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao
    động Việt Nam, lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ Viện Công nhân và Công Đoàn
    đã giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành nhiệm
    vụ nghiên cứu.
    Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới: Cố GS. TSKH
    Vũ Ngọc Hải, PGS. TS. Phan Văn Nhân và PGS. TS. Lê Phước Minh, những
    người hướng dẫn khoa học đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá
    trình thực hiện Luận án.
    Tôi xin tri ân sự khích lệ, ủng hộ nhiệt tình của gia đình, người thân, bạn
    bè và đồng nghiệp trong thời gian thực hiện Luận án.
    Xin trân trọng cảm ơn!

    Tác giả Luận án



    Vũ Thị Loan

    ii

    LỜI CAM ĐOAN

    Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
    kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố
    trong bất kỳ công trình nào khác.


    Tác giả Luận án



    Vũ Thị Loan





















    iii
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu 2
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu . 2
    3.1. Khách thể nghiên cứu . 2
    3.2. Đối tượng nghiên cứu . 3
    4. Giả thuyết khoa học . 3
    5. Nội dung và phạm vi nghiên cứu 3
    5.1. Nội dung nghiên cứu . 3
    5.2. Phạm vi nghiên cứu 3
    6. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4
    6.1. Phương pháp tiếp cận . 4
    6.2. Phương pháp nghiên cứu . 5
    7. Nhiệm vụ nghiên cứu . 6
    8. Luận điểm bảo vệ . 6
    9. Nơi thực hiện đề tài nghiên cứu 6
    Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. . 6
    10. Những đóng góp mới của luận án 6
    11. Bố cục của luận án 7
    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH NHẬP KHẨU DỊCH VỤ
    GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ . 8
    1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề . 8
    1.1.1. Nghiên cứu về GDĐH trong thời kỳ HNQT . 8
    1.1.2. Nghiên cứu về chính sách và chính sách GDĐH 10
    1.1.3. Nghiên cứu về chính sách XNK DV GDĐH 12
    1.2. Chính sách và đánh giá chính sách . 14
    1.2.1. Khái niệm chính sách 14
    1.2.2. Đánh giá chính sách 21

    iv
    1.3. Dịch vụ giáo dục đại học và nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học 28
    1.3.1. Dịch vụ giáo dục đại học . 28
    1.3.2. Nhập khẩu dịch vụ GDĐH 33
    1.4. Hội nhập quốc tế và những yêu cầu đối với NKDV GDĐH 35
    1.4.1. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế GDĐH 35

    1.4.2. Những ảnh hưởng và yêu cầu NKDV GDĐH trong thời kỳ hội nhập
    37
    1.5. Chính sách và đánh giá chính sách NKDV GDĐH 42
    1.5.1. Chính sách nhập khẩu dịch vụ GDĐH . 42
    1.5.2. Đánh giá chính sách NKDV GDĐH 42
    1.6. Các nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến chính sách NKDV
    GDĐH . 47
    1.6.1. Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến chính sách NKDV GDĐH . 47
    1.6.2. Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến chính sách NKDV GDĐH . 47
    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH NHẬP KHẨU DỊCH VỤ
    GIÁO DỤC ĐẠI HỌC . 55
    2.1. Khái quát về GDĐH và khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội của GDĐH Việt Nam . 55
    2.1.1. GDĐH Việt Nam sau khi gia nhập WTO . 55
    2.1.2. Khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội của GDĐH Việt Nam . 56
    2.1.3. Đánh giá chung về khả năng đáp ứng nhu cầu XH của GDĐH Việt Nam . 60
    2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng chính sách NKDV GDĐH Việt Nam 61
    2.2.1. Mục đích khảo sát. . 61
    2.2.2. Đối tượng và phạm vi khảo sát . 61
    2.2.3. Nội dung và phương pháp khảo sát 62
    2.2.4. Xử lý số liệu khảo sát . 62
    2.3. Thực trạng chính sách NKDV GDĐH Việt Nam 62
    2.3.1. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo thực hiện chính sách NKDV GDĐH . 62
    2.3.2. Thực trạng thực hiện sách NKDV GDĐH . 72
    2.3.3. Thực trạng tác động của các chính sách NKDV GDĐH 95
    2.3.4. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng 102

    v
    2.4. Đánh giá chung về thực trạng thực hiện và tác động của chính sách NKDV
    GDĐH Việt Nam . 106
    2.5. Chính sách NKDV GDĐH của một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 108
    2.5.1. Hàn Quốc . 108
    2.5.2. Ấn Độ 109
    2.5.3. Singapore 111
    2.5.4. Trung Quốc 112
    2.5.5. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam 114
    CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH NHẬP KHẨU DỊCH VỤ
    GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HNQT . 117
    3.1. Định hướng về nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học 117
    3.2. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp 120
    3.2.1. Đảm bảo đúng pháp luật và thẩm quyền . 120
    3.2.2. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển 120
    3.2.3. Đảm bảo tính cấp thiết 121
    3.3. Giải pháp hoàn thiện chính sách NKDV GDĐH ở Việt Nam trong thời kỳ HNQT. . 122
    3.3.1. Nâng cao nhận thức cho các chủ thể quản lý các cấp về tầm quan trọng của
    NKDV GDĐH trong thời kỳ HNQT. . 122
    3.3.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế quản lý hoạt động
    NKDV GDĐH trong thời kỳ HNQT 124
    3.3.3. Xây dựng kế hoạch tổng thể NKDV GDĐH Việt Nam trong thời kỳ HNQT . 131
    3.3.4. Đề xuất hệ thống tiêu chuẩn, thang, chỉ số và quy trình đánh giá chính sách
    NKDV GDĐH . 133
    3.3.5. Tăng cường năng lực của các chủ thể thực hiện chính sách NKDV GDDH 143
    3.4. Khảo nghiệm và thử nghiệm giải pháp 147
    3.4.1. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các giải pháp . 147
    3.4.2. Tổ chức thử nghiệm một giải pháp đã đề xuất 153
    Kết luận và khuyến nghị 159
    1. Kết luận 159
    2. Một số khuyến nghị 161
    2.1. Đối với Nhà nước 161

    vi
    2.2. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo . 162
    2.3. Đối với các cơ quan nghiên cứu và cơ sở giáo dục đào tạo đại học: . 162
    Danh mục tài liệu tham khảo 163
    Phụ lục 2.1: Tỷ lệ biết về những văn bản liên quan đến NKDV GDĐH 172
    Phụ lục 2.2: Danh mục các chương trình dự án nguồn vốn ODA cho giáo dục
    đại học và sau đại học 173
    Phụ lục 2.3: Danh sách các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài đã
    được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt từ năm 2009-2014 . 173
    Phụ lục 2.4: Số lượng các chương trình LKĐT phân bố theo quốc gia 207
    Phụ lục 2.5: Phiếu khảo sát : Dùng cho SV đã và đang hưởng thụ chương trình
    đào tạo với nước ngoài của Việt Nam . 207
    Phụ lục 2.6: Phiếu khảo sát: Dùng cho Lãnh đạo các trường Đại học . 214
    Phụ lục 2.7: Phiếu khảo sát: Dùng cho Cán bộ quản lý, Giảng viên các trường
    Đại học . . 221
    Phụ lục 2.8: Phiếu khảo sát: Dùng cho người sử dụng nhân lực là cựu sinh viên
    đã thụ hưởng các chương trình đào tạo với nước ngoài của Việt Nam. 228
    Hệ thống văn bản pháp quy được ban hành để chỉ đạo thực hiện NKDV GDĐH . 231
    Báo cáo kết quả thử nghiệm .









    vii




    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

    ADB Ngân hàng Phát triển châu Á
    (The Asian Development Bank)
    Bộ GD & ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo
    Bộ KH & ĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư
    CĐ Cao đẳng
    CNTT Công nghệ thông tin
    CSGD Cơ sở giáo dục
    CSLK Cơ sở liên kết
    CSVC Cơ sở vật chất
    CTĐT Chương trình đào tạo
    CTLK Chương trình liên kết
    CH Cao học
    CSĐT Cơ sở đào tạo
    DV Dịch vụ
    DVGD Dịch vụ giáo dục
    DVNK Dịch vụ nhập khẩu
    ĐH Đại học
    ĐTĐH Đào tạo đại học
    ĐBCL Đảm bảo chất lượng
    GDĐH Giáo dục đại học
    GDP Tổng sản phẩm quốc nội
    GV Giảng viên
    GATS Hiệp định chung về thương mại dịch vụ
    (General Agreement on Trade in Services)
    GDP Tổng sản phẩm quốc nội
    (Gross Domestic Product)

    viii
    HNQT Hội nhập quốc tế
    KTTT Kinh tế thị trường
    KHXH & NV Khoa học Xã hội và Nhân văn
    LHS Lưu học sinh
    LKĐT Liên kết đào tạo
    NKDV Nhập khẩu dịch vụ
    NCKH Nghiên cứu khoa học
    NCS Nghiên cứu sinh
    NK Nhập khẩu
    NKGD Nhập khẩu giáo dục
    NNL Nguồn nhân lực
    OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
    (Organization for Economic Co-operation and Development)
    ODA Hỗ trợ phát triển chính thức
    (Official Development Assistance)
    QLGD Quản lý giáo dục
    SĐH Sau đại học
    SV Sinh viên
    TTS Thực tập sinh
    ThS Thạc sỹ
    XNK Xuất nhập khẩu
    XK Xuất khẩu
    WB Ngân hàng thế giới (World Bank)
    WTO Tổ chức Thương mại thế giới (World Trade Organization)
    XKDV Xuất khẩu dịch vụ


    ix
    DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH
    BẢNG
    Bảng 1.1: Khái niệm về các thuật ngữ liên quan đến đánh giá . 26
    Bảng 1.2: So sánh giữa đánh giá đối chiếu và theo tiêu chí 27
    Bảng 1.3: GDĐH trong Hệ thống phân loại dịch vụ của WTO 30
    Bảng 1.4: Nhận diện các hoạt động NKDV GDĐH theo 4 phương thức cung
    cấp dịch vụ của GATS/WTO . 35
    Bảng 1.5: Khung đánh giá tổ chức, thực hiện và tác động của chính sách
    NKDV GDĐH . 44
    Bảng 2.1: Số trường CĐ, ĐH trên cả nước giai đoạn 2000-2014 . 57
    Bảng 2.2: Đội ngũ GV các trường CĐ, ĐH giai đoạn 2009-2013 . 59
    Bảng 2.3: Ý kiến đánh giá về các văn bản pháp quy đã được ban hành chỉ đạo
    thực hiện chính sách NKDV GDĐH .71
    Bảng 2.4: Thống kê số chương trình liên kết theo địa phương . 93
    Bảng 2.5: Tổng hợp mức độ hài lòng của các đối tượng hưởng lợi từ
    chính sách NKDV GDĐH .95
    Bảng 2.6: Đánh giá của người sử dụng lao động về mức độ ưu tiên đối với SV
    tham gia chương trình từ NKDV GDĐH . 99
    Bảng 2.7: Đánh giá về CL của SV tốt nghiệp từ các CTNK GDĐH .100
    Bảng 2.8: Đánh giá mức độ đáp ứng của các điều kiện đảm bảo thực hiện
    chính sách về NKDV GDĐH . 102
    Bảng 2.9: Đánh giá của lãnh đạo các trường đại học về mức độ
    ảnh hưởng của các yếu tố đến NKDV GDĐH . 103
    Bảng 2.10: Đánh giá của cán bộ quản lý về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
    đến NKDV GDĐH 104
    Bảng 2.11: Đánh giá của SV về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến NKDV
    GDĐH . 105
    Bảng 2.12: Ý kiến đánh giá về chính sách NKDV GDĐH ở Việt Nam . 106
    Bảng 3.1: Thang đo tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ số đánh giá chính sách NKDV
    GDĐH . 137
    Bảng 3.2: Ý kiến đánh giá của chuyên gia quản lý giáo dục về sự cần thiết của
    các giải pháp được đưa ra trong luận án 148
    Bảng 3.3: Tỷ lệ ý kiến các chuyên gia về giải pháp “Nâng cao nhận thức cho
    các chủ thể quản lý về tầm quan trọng của nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học
    trong thời kỳ HNQT ” . 150

    x
    Bảng 3.4: Tỷ lệ ý kiến các chuyên gia về giải pháp “Hoàn thiện hệ thống văn
    bản quy phạm pháp luật và cơ chế quản lý hoạt động NKDV GDĐH trong
    thời kỳ HNQT ” . 150
    Bảng 3.5: Ý kiến các chuyên gia về giải pháp: “Xây dựng kế hoạch tổng thể
    NKDV GDĐH Việt Nam trong thời kỳ HNQT” . 151
    Bảng 3.6: Ý kiến các chuyên gia về giải pháp “Đề xuất hệ thống tiêu chuẩn,
    thang và chỉ số đánh giá chính sách NKDV GDĐH" 152
    Bảng 3.7: Ý kiến các chuyên gia về giải pháp “Tăng cường năng lực của
    chủ thể thực hiện chính sách NKDV GDĐH” . 153
    Bảng 3.8: Tổng hợp kết quả đánh giá chính sách "Khuyến khích mở
    rộng hợp tác song phương" theo Hệ thống tiêu chí đề xuất 155
    HÌNH:
    Hình 1.1: Chu trình chính sách 19
    Hình 1.2: Nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến chính sách
    NKDV GDĐH .53
    Hình 2.1: Số trường cao đẳng, đại học trên cả nước giai đoạn 2000-2013 . 58
    Hình 2.2 Quy mô SV CĐ, ĐH giai đoạn 2000- 2014 . 58
    Hình 2.3: Tỷ lệ GV có trình độ SĐH giai đoạn 2001 – 2012 60
    Hình 2.4. Số lượng các CT LKĐT được phê duyệt giai đoạn 2009-2014 .78
    Hình 2.5: Cơ cấu hệ đào tạo liên kết. . .78
    Hình 2.6: Cơ cấu ngành nghề liên kết . 79
    Hình 2.7: Số lượng các chương trình LKĐT phân bố theo quốc gia 80
    Hình 2.8: Tỷ lệ cấp bằng cho các chương trình liên kết . 81
    Hình 2.9: Ý kiến đánh giá của sinh viên về giáo viên nước ngoài 86
    Hình 2.10: Đánh giá của SV về giáo viên Việt Nam 87
    Hình 2.11: Đánh giá về cán bộ quản lý, cơ sở vật chất và tài liệu giảng dạy 89
    Hình 2.12: Ý kiến đánh giá về các điều kiện NKCT của cơ sở GDĐH
    Việt Nam 90
    Hình 2.13: Ý kiến đánh giá về các dịch vụ nhập khẩu 98
    Hình 2.14: Tỷ lệ ý kiến về sử dụng học viên sau khi tốt nghiệp . 98
    Hình 2.15: Đánh giá về “giá trị gia tăng” của CSĐT Việt Nam khi
    NKDV GDĐH . 101
    Hình 2.16: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến NKDV GDĐH 105
    SƠ ĐỒ:
    Sơ đồ 2.1. Mô hình quản lý hoạt động NKDV GDĐH ở Việt Nam . 63
    Sơ đồ 3.1. Quy trình đánh giá chính sách NKDV GDĐH . 142
    1
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức
    thương mại thế giới WTO và bắt đầu thực hiện các cam kết GATS, trong đó
    giáo dục là một trong mười hai ngành dịch vụ mà Việt Nam có cam kết. Trên
    thực tế, khi đưa ra bản chào dịch vụ đa phương, mức cam kết của Việt Nam
    là khá sâu và rộng đối với GDĐH. Theo đó, ta mở cửa cho phép các nhà đầu
    tư nước ngoài được tiếp cận thị trường GDĐH trong các lĩnh vực kỹ thuật,
    khoa học tự nhiên và công nghệ, quản trị kinh doanh và khoa học kinh
    doanh, kinh tế, kế toán, ngôn ngữ và luật quốc tế. Sự hiện diện thương mại
    của các CSGD nước ngoài là không hạn chế đối với các CSLK kể từ ngày
    Việt Nam gia nhập WTO và cũng không hạn chế đối với các cơ sở 100%
    vốn nước ngoài kể từ sau ngày 1/1/2009.
    Việt Nam có một thị trường DV GDĐH khá hấp dẫn với các nước XK
    GDĐH, với khoảng trên dưới 1 triệu học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông
    hàng năm. Hiện nay, hệ thống GDĐH trong nước chưa đáp ứng được yêu
    cầu về các DV GDĐH, nhất là chất lượng GDĐH; chưa đáp ứng được nhu
    cầu học tập đa dạng về hình thức, về chất lượng cho nhiều nhóm người học
    khác nhau, nhất là đối với nhóm đối tượng có khả năng chi trả. Số lượng HS,
    SV Việt Nam đi du học nước ngoài ngày càng tăng, đặc biệt là khoảng 15
    năm trở lại đây. Bên cạnh đó, các nhà cung cấp DV GDĐH nước ngoài cũng
    đang hướng đến thị trường Việt Nam qua phương thức 3 và 4 trong cam kết
    GATS. Với chính sách mở cửa về kinh tế, với sự bùng nổ về nhu cầu NNL
    chất lượng cao cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, nhiều hoạt động NKNV
    GDĐH đã được thực thi.
    Hàng năm, ước tính Chính phủ và người dân Việt Nam chi hàng nghìn
    tỉ đồng để NKDV GDĐH từ các nước Mỹ, Úc, Anh, Pháp, Canada, Đức,
    Nhật, Hàn Quốc, Nga, Singapore, Malaysia, Trung Quốc cho khoảng
    70,000 SV Việt Nam du học nước ngoài. Nguồn kinh phí này chủ yếu là từ
    nguồn kinh phí tự túc của người học.
    Bên cạnh đó, Việt Nam NK khá nhiều các CTĐT, mời các giáo sư, nhà
    nghiên cứu, chuyên gia và triển khai hoạt động đào tạo tại Việt Nam. Hoạt
    động NK này được tiến hành bởi CSĐT Việt Nam gồm cả công lập, tư nhân,
    2
    và nhà đầu tư nước ngoài. Một số hoạt động NK nằm ngoài, một phần thậm
    chí có thể là hoàn toàn, sự kiểm soát của Nhà nước.
    Tuy nhiên, nhiều chính sách quản lý NK GDĐH Việt Nam vẫn xem DV
    GDĐH không phải là một ngành dịch vụ và đặc biệt chính sách NKDV GDĐH
    ở Việt Nam không phải là chính sách chuyên biệt. Hệ thống các định chế pháp
    lý chưa đầy đủ và chưa phản ánh hết thực tiễn sinh động của hoạt động NK
    này. Cơ chế quản lý còn quá tập trung, quan liêu, xin cho và thiếu hệ thống
    giám sát chất lượng một cách hiệu quả. Cơ chế và các chính sách quản lý hoạt
    động NKDV GDĐH còn nhiều bất cập trong bối cảnh toàn cầu hóa HNQT.
    Bên cạnh các hoạt động NK có sự điều tiết và kiểm soát bởi Nhà nước, còn có
    nhiều hoạt động diễn ra tự phát, bị động bởi nhà XK vì mục tiêu lợi nhuận, có
    các hành vi “lừa đảo” người học Do vậy, đã xảy ra không ít sự việc đáng
    tiếc, gây hậu quả cho người học, làm nhiễu loạn thị trường DV GDĐH.
    Mặc dù đã có nhiều Hội thảo, Hội nghị, tọa đàm xung quanh những cơ
    hội và thách thức đặt ra cho nền GDĐH khi Việt Nam gia nhập WTO, đã có
    nhiều diễn đàn trên các trang thông tin điện tử thảo luận về vấn đề này,
    nhưng đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu nào về chính sách
    NKDV GDĐH của các quốc gia và bài học khả năng áp dụng cho Việt Nam,
    vẫn vắng bóng những nghiên cứu đủ sâu để đo lường những tác động của
    WTO/GATS đối với hệ thống GDĐH Việt Nam. Do vậy, Việt Nam cần
    nhiều hơn nữa các nghiên cứu chuyên sâu để từ đó đề xuất các chính sách
    hữu hiệu, phù hợp, góp phần tăng cường quản lý các hoạt động NKDV
    GDĐH trong bối cảnh đổi mới cơ bản và toàn diện GDĐH Việt Nam, đáp
    ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    Những phân tích trên là lý do để tôi chọn đề tài luận án tiến sỹ về “Chính sách
    nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học trong thời kỳ hội nhập quốc tế ở Việt Nam”.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn luận án đề xuất giải pháp
    hoàn thiện chính sách NKDV GDĐH của Việt Nam đáp ứng yêu cầu HNQT.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1. Khách thể nghiên cứu
    Hoạt động NKDV GDĐH trong thời kỳ HNQT của Việt Nam
    3
    3.2. Đối tượng nghiên cứu
    Chính sách NKDV GDĐH của Việt Nam
    4. Giả thuyết khoa học
    Việt Nam đã ban hành và thực thi chính sách về NKDV GDĐH, tuy
    nhiên, các chính sách này còn một số mặt hạn chế nên chưa đáp ứng được
    yêu cầu HNQT. Nếu vận dụng các phương thức cung cấp dịch vụ được quy
    định trong Hiệp đinh GATS và kinh nghiệm các quốc gia, sẽ đề xuất các giải
    pháp hoàn thiện các chính sách NKDV GDĐH, đảm bảo tính cần thiết, khả
    thi nhằm góp phần nâng cao chất lượng GDĐH trong thời kỳ HNQT.
    5. Nội dung và phạm vi nghiên cứu
    5.1. Nội dung nghiên cứu
    - Cơ sở lý luận về chính sách NKDV GDĐH trong thời kỳ HNQT.
    - Kinh nghiệm của một số nước về chính sách NKDV GDĐH, bài học
    kinh nghiệm cho Việt Nam.
    - Thực trạng hoạt động NKDV GDĐH và chính sách NKDV GDĐH ở
    Việt Nam sau khi gia nhập WTO.
    - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách NKDV GDĐH trong thời
    kỳ HNQT ở Việt Nam.
    - Khảo nghiệm, thăm dò tính cần thiết, tính khả thi một một giải pháp
    và thử nghiệm một giải pháp được đề xuất trong khuôn khổ luận án.
    5.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Trong khuôn khổ của một luận án tiến sĩ, đề tài chỉ tập trung nghiên
    cứu các chính sách cấp quốc gia, đồng thời xem xét việc thực hiện chính
    sách này ở cấp trường (cấp cơ sở) về NKDV GDĐH
    - Chính sách NKDV GDĐH được tiếp cận 4 theo phương thức: cung
    cấp qua biên giới; tiêu dùng ở nước ngoài; hiện diện thương mại; hiện diện
    thể nhân.
    - Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng tổ chức, thực hiện và tác
    động của các chính sách NKDV GDĐH từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
    - Nghiên cứu khảo nghiệm sự cần thiết và khả thi một số chính sách
    NKDV GDĐH tại một số trường ĐH công lập ở Việt Nam: ĐH Ngoại
    thương, ĐH Kinh tế Quốc dân. ĐH Hà Nội, ĐH Đà Nẵng và ĐH Thương
    mại, ĐH Giáo dục - ĐH quốc gia Hà Nội.
    - Tổ chức thử nghiệm một giải pháp đã đề xuất.
    4
    6. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
    6.1. Phương pháp tiếp cận
    Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch
    sử và duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
    về phát triển, QLGD trong thời kỳ HNQT. Các tiếp cận trong nghiên cứu của
    luận án là:
    - Tiếp cận lịch sử - logic: Tiếp cận này cho phép khi nghiên cứu các
    chính sách cần đặt nó vào bối cảnh lịch sử cụ thể, cũng như các mối liên hệ
    và phát triển theo logic biện chứng của sự vật và hiện tượng. Vì vậy, khi
    nghiên cứu, chính sách NKDV GDĐH cần xem xét tính đặc thù của phát
    triển GDĐH Việt Nam trong quá trình hội nhập ngày càng sâu và rộng với
    thế giới.
    - Tiếp cận thị trường: Tiếp cận này cho phép khi nghiên cứu các chính
    sách nói chung và chính sách phát triển giáo dục nói riêng cần đặt nó vào
    một môi trường KTTT. Giáo dục là một loại hình DV đặc biệt, vì vậy chính
    sách NKDV GD cũng phải tuân theo các quy luật của KTTT. Trong quá
    trình giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu, tiếp cận thị trường là phương
    pháp chủ đạo để xây dựng khung lý luận nghiên cứu vấn đề, đánh giá thực
    trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách NKDV GDĐH.
    - Tiếp cận hội nhập và toàn cầu hóa: Tiếp cận này cho phép khi nghiên
    cứu các chính sách nói chung và chính sách phát triển giáo dục nói riêng cần
    xem xét nó theo những chuẩn mực và luật chơi quốc tế. Đây là phương pháp
    tiếp cận chủ đạo trong việc lựa chọn những nội dung và hình thức NKDV
    GDDH phù hợp với những quy định của các hiệp định thương mại và dịch
    vụ mà Việt Nam đã tham gia ký kết với quốc tế, nhưng vẫn đảm bảo bản sắc
    dân tộc của Việt Nam.
    - Tiếp cận thực tiễn: Nghiên cứu chính sách NKDV GDĐH của một số
    nước như Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc, Singapore và Việt Nam trong giai
    đoạn hiện nay cũng như các hình thức NK DVGD theo quan điểm thương mại
    hóa của WTO.
    - Tiếp cận phân tích chính sách: Được sử dụng để phân tích các chính
    sách NKDV GDĐH theo chu trình từ việc hoạch định, thực hiện, đánh giá và
    điều chỉnh chính sách.
    5
    6.2. Phương pháp nghiên cứu
    Để thực hiện mục tiêu và các nhiệm vụ trên của luận án, các phương
    pháp nghiên cứu sau đây được sử dụng:
    - Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các tài liệu,
    văn kiện của Đảng, Chính phủ về các chính sách NKDV GDĐH. Phân tích,
    những tư liệu khoa học về chính sách NKDV GDĐH để xây dựng khung lý
    thuyết NKDV GDĐH thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và HNQT.
    - Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
    + Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Cán bộ quản lý của các cơ
    quan quản lý nhà nước về GDĐH, cán bộ quản lý và GV, những cựu SV,
    học viên cao học và NCS của các CSGD ĐH có áp dụng DVNK GDĐH.
    + Phương pháp chuyên gia: Nhằm xác định đúng về thực trạng những
    điểm mạnh, điểm yếu của hoạt động NK và chính sách NKDV GDĐH ở Việt
    Nam, các tiêu chí thực hiện đánh giá chính sách NKDV GDĐH Việt Nam,
    các cách thức để khắc phục các yếu kém, thực hiện thành công công tác quản
    lý hoạt động NKDV GDĐH ở Việt Nam. Đồng thời, xin ý kiến các chuyên
    gia về sự phù hợp, cấp thiết và khả thi của các giải pháp về chính sách
    NKDV GDĐH trong luận án.
    + Phương pháp nghiên cứu điển hình: Lựa chon một số cơ sở GDĐH
    điển hình trong việc thực hiện thành công hoặc thất bại trong việc triển khai
    các hoạt động NKDV GDĐH, nghiên cứu sâu và rút ra những bài học kinh
    nghiệm trong việc áp dụng các chính sách trong quản lý lĩnh vực này.
    + Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn: Tổng kết kinh nghiệm thực
    tiễn vận dụng các chính sách NKDV GDĐH thông qua các báo cáo tổng kết về
    công tác này của các cơ quan quản lý GDĐH và của các cơ sở GDĐH.
    + Phương pháp thống kê: Để xử lý các số liệu thống kê hiện có và kết
    quả điều tra khảo sát thực trạng NKDV GDĐH.
    + Phương pháp kiểm chứng và thử nghiệm: Trên cơ sở những giải pháp
    đưa ra tác giả dự kiến kiểm chứng tính cấp thiết và tính khả thi của các giải
    pháp thông qua ý kiến cán bộ quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước về
    GDĐH và các trường. Ngoài ra, để chứng minh giả thuyết khoa học, đề tài
    đã lựa chọn một số giải pháp được kiểm chứng có tính cấp thiết và khả thi
    cao đưa vào thử nghiệm.
    6
    7. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Tổng quan các chính sách về NKDV GDĐH của Việt Nam bắt đầu
    từ thời kỳ đổi mới đến thời điểm hiện nay, trong đó chủ yếu là giai đoạn
    sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Đồng thời, luận án nghiên cứu kinh
    nghiệm của một số nước về NKDV GDĐH điển hình là Hàn Quốc, Ấn
    Độ, Singapore và Trung Quốc.
    - Đánh giá thực trạng chính sách NKDV GDĐH của Việt Nam theo 4
    phương thức thực hiện: cung cấp qua biên giới; tiêu dùng ở nước ngoài; hiện
    diện thương mại; hiện diện thể nhân.
    - Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện chính sách NKDV GDĐH có hiệu
    quả, chất lượng, phục vụ cho mục tiêu hội nhập của đất nước.
    - Tổ chức thử nghiệm một giải pháp đã đề xuất.
    8. Luận điểm bảo vệ
    - Chính sách NKDV GDĐH chỉ phù hợp với tiến trình HNQT khi việc
    ban hành và thực thi cần phải tuân theo những quy luật của KTTT và những
    điều khoản quy định trong Hiệp định GATS.
    - Hoạt động NKDV GDĐH chỉ được cải thiện và phù hợp với sự phát
    triển của giáo dục và tiến trình HNQT khi nó được tuân thủ theo khung đánh
    giá chính sách phù hợp.
    - Chính sách NKDV GDĐH phải đảm bảo tính đồng bộ, khả thi, cần thiết.
    9. Nơi thực hiện đề tài nghiên cứu
    Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
    10. Những đóng góp mới của luận án
    - Về lý luận: Luận án đã hệ thống hóa và làm phong phú thêm những
    vấn đề lý luận về chính sách NKDV GDĐH trong bối cảnh HNQT. Làm rõ
    đặc tính của DV GDĐH; xây dựng khung lý thuyết đánh giá chính sách
    NKDV GDĐH với Hệ thống tiêu chuẩn, thang, chỉ số và quy trình đánh giá
    gồm 4 tiêu chuẩn, 11 tiêu chí và 42 chỉ số.
    - Về thực tiễn: Dựa trên khung lý thuyết để phân tích đánh giá toàn
    diện thực trạng các chính sách NKDV GDĐH của Việt Nam; xem xét, phân
    tích làm rõ những điểm phù hợp và chưa phù hợp của các chính sách này và
    từ những bài học kinh nghiệm quốc tế, đề xuất các giải pháp hoàn thiện
    chính sách NKDV GDĐH nước ta. - Về các đề xuất và kiến nghị: Luận án đã đề xuất các giải pháp hoàn
    thiện các chính sách NKDV GDĐH Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả, chất
    lượng đào tạo NNL và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người học trong thời
    kỳ HNQT.
    11. Bố cục của luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
    dung chính của luận án được kết cấu thành 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách NKDV GDĐH trong thời kỳ HNQT.
    Chương 2: Cơ sở thực tiễn về chính sách NKDV GDĐH.
    Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách NKDV GDĐH Việt Nam
    trong thời kỳ HNQT.
     
Đang tải...