Chuyên Đề Chính sách nhập khẩu của Mỹ và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chính sách nhập khẩu của Mỹ và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ
    Lời nói đầu
    Nền kinh tế thế giới đang biến động mạnh mẽ với xu thế hội nhập khu vực và toàn cầu. Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cùng với sự thúc đẩy mạnh mẽ của nhu cầu phát triển kinh tế làm tăng thêm sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trong mọi lĩnh vực nổi trội hơn bao giờ hết. Điều này buộc các nước phải thi hành chính sách mở cửa. Quá trình hợp tác và thâm nhập kinh tế giữa các quốc gia ngày càng phát triển. Trước tình hình thế giới như vậy, Việt Nam không thể không mở cửa nền kinh tế, phát triển quan hệ đối ngoại nhằm mở rộng thị trường, tiếp thu các thành tựu về khoa học công nghệ trên thế giới để phát triển kinh tế trong nước. Khi phát triển quan hệ đối ngoại, chúng ta không thể không nhắc tới nước Mỹ.
    Mỹ là quốc gia giầu và mạnh nhất trên thế giới hiện nay. Cùng với Tây Âu và Nhật Bản, Mỹ là một trong ba trung tâm kinh tế của thế giới. Hiện nay, Mỹ đóng vai trò quan trọng nhất trong việc thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển. Bên cạnh đó, Mỹ còn đóng vai trò đầu tàu trong nhiều tổ chức kinh tế và chính trị trên thế giới, như Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), Ngân hàng thế giới (WB). Thị trường Mỹ với dân số khoảng 260 triệu người, thu nhập bình quân đầu người trên 33000 USD là thị trường tiêu thụ lớn nhất trên thế giới. Vì vậy, hầu hết các nước trên thế giới đều tìm cách thâm nhập vào thị trường khổng lồ và đầy tiềm năng này.
    Việt Nam và Mỹ trước đây từng là kẻ thù của nhau, nhưng từ đầu thập kỷ 90 tới nay trước tình hình bối cảnh thế giới nhiều thay đổi, hai nước đã nỗ lực không ngừng trong việc hàn gắn quá khứ, bình thường hóa quan hệ. Quá trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước đã thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước ngày càng phát triển. Từ mức quan hệ thương mại gần như là con số không, đến năm 2001, kim ngạch thương mại giữa hai nước vượt con số 1 tỷ USD.
    Ngày 11/12/2001, Quốc hội Mỹ đã chính thức phê chuẩn Hiệp định thương mại Việt – Mỹ. Đây là cột mốc quan trong trong thương mại hai nước và cũng là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những trở ngại đối với các doanh nghiệp Việt Nam là việc các doanh nghiệp Việt Nam chưa hiểu rõ về chính sách nhập khẩu, về thị trường cũng như môi trường pháp luật và thương mại của Mỹ.
    Trên cơ sở đó, em đã chọn đề tài “Chính sách nhập khẩu của Mỹ và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ” với mục đích khái quát những luật cơ bản điều tiết hoạt động thương mại của Mỹ và một số quy định trong chính sách nhập khẩu Mỹ, đồng thời đề xuất và tổng hợp một số giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa việc xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Mỹ.
    Luận văn tốt nghiệp ngoài lời mở đầu và phần kết luận, bao gồm ba chương với các nội dung sau:
    Chương I: Chính sách nhập khẩu của Mỹ
    Chương II: Thực trạng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường Mỹ
    Chương III: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường Mỹ

    Bản luận văn tốt nghiệp này được hoàn thành với nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của các anh, chị trong Ban pháp chế – Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam. Đặc biệt với sự chỉ dẫn, giúp đỡ tận tình của Thầy giáo em đã hoàn thành luận văn này. Do khả năng còn hạn chế, bản luận văn tốt nghiệp không tránh khỏi sai sót và có những khiếm khuyết. Do vậy, em mong nhận được đóng góp của thầy, cô và bạn đọc quan tâm để luận văn được hoàn chỉnh hơn.


    Mục lục

    Lời mở đầu

    Chương I: chính sách nhập khẩu của Mỹ của Mỹ đối với Việt nam
    I. Một số quy định trong chính sách nhập khẩu của Mỹ 1
    1. Khát quát về luật thương mại Mỹ 1
    1.1. Mối quan hệ giữa luật liên bang và luật các bang của Mỹ trong hoạt động ngoại thương 1
    1.2. Luật điều tiết hoạt động xuất khẩu 2
    1.2.1. Các luật hỗ trợ xuất khẩu và triển khai hiệp định thương mại 2
    1.2.2. Kiểm soát xuất khẩu 3
    1.3. Luật điều tiết hoạt động nhập khẩu 3
    1.3.1. Hạn chế nhập khẩu 3
    1.3.2. Quyền hạn chế hàng dệt và nông sản 4
    1.3.3. Các tiêu chuẩn sản phẩm 5
    2. Một số quy định trong chính sách nhập khẩu của Mỹ 5
    2.1. Quy chế Tối huệ quốc (MFN) của Mỹ 5
    2.2. Hàng rào thuế quan của Mỹ 5
    2.2.1. Danh bạ thuế quan thống nhất (HTS) 5
    2.2.2. Định giá hải quan 6
    2.2.3. Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) 10
    2.2.4. Hoàn thuế nhập khẩu 13
    2.2.5. Thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ giá 14
    2.3. Hàng rào phi thuế quan của Mỹ 17
    2.3.1. Hạn ngạch nhập khẩu 17
    2.3.2. Hạn chế nhập khẩu vì an ninh quốc gia và cán cân thanh toán quốc gia 19
    2.4. Hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh dịch tễ 20
    2.4.1. Quy định về nguồn gốc xuất xứ 20
    2.4.2. Quy định về ký mã hiệu 21
    2.4.3. Quy định về nhãn mác thương mại 22
    2.4.4. Quy định về quyền sở hữu trí tuệ 23
    II. Chính sách nhập khẩu của Mỹ đối với Việt Nam và vấn đề đặt ra đối với việt nam 24
    1. Nhập khẩu của Mỹ từ Việt Nam trong thời kỳ cấm vận 24
    2. Chính sách nhập khẩu của Mỹ đối với Việt Nam 26
    3. Vấn đề đặt ra cho Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ 31


    Chương II: Thực trạng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường Mỹ
    i. Nhu cầu nhập khẩu hàng hoá Việt Nam của Mỹ 35
    1. Một vài nét về thị trường Mỹ 35
    2. Vai trò của Việt Nam trong chính sách nhập khẩu của Mỹ 37
    3. Nhu cầu một số mặt hàng Mỹ nhập khẩu từ Việt nam 38
    ii. Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ 42
    1. Tình hình chung 42
    2. Thực trạng xuất khẩu đối với một số mặt hàng cụ thể 44
    iii. Đánh giá 58


    Chương III: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường Mỹ
    I. Triển vọng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ 64
    1. Triển vọng xuất khẩu do Hiệp định thương mại Việt- Mỹ mang lại 64
    2. Triển vọng xuất khẩu đối với một số mặt hàng cụ thể 65
    2.1. Cà phê 65
    2.2. Thuỷ hải sản 67
    2.3. Dệt may và giày dép 68
    2.4. Dầu khí 69
    II. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường Mỹ 70
    1. Giải pháp ở tầm vĩ mô 70
    2. Giải pháp ở tầm vi mô 78
    3. Giải pháp đối với một số mặt hàng cụ thể 81
    Kết luận 90
    TàI liệu tham khảo 91
     
Đang tải...