Thạc Sĩ Chính sách nhập khẩu công nghệ mới, công nghệ cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/3/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu

    Công nghệ là một yếu tố rất quan trọng không thể thiếu được đối với quá trình
    sản xuất trong các doanh nghiệp của mỗi quốc gia. Doanh nghiệp là nơi sử dụng
    công nghệ để sản xuất ra hàng hoá, đồng thời cũng tại đây là nơi tạo ra công nghệ
    mới, công nghệ hiện đại, đến lượt mình công nghệ lại có ảnh hưởng mạnh mẽ đến
    trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Công nghệ là một
    nhân tố có tính quyết định đến chất lượng và khả năng cạnh tranh của hàng hoá
    trên thị trường.
    Hiện nay công nghệ đang sử dụng trong các doanh nghiệp ở nước ta nhìn chung
    đang ở trình độ thấp, thậm chí ở nhiều doanh nghiệp công nghệ còn lạc hậu nên
    chất lượng sản phẩm còn kém, chi phí sản xuất lớn, giá thành cao dẫn đến khả năng
    cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước còn yếu. Muốn khắc phục được tình
    trạng này, vấn đề mấu chốt là phải đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất
    với công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến; các doanh nghiệp phải nhập khẩu và
    làm chủ được công nghệ mới, công nghệ cao từ các nước có trình độ khoa học - kỹ
    thuật phát triển; vấn đề này phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống chính sách liên quan
    đến nhập khẩu công nghệ của quốc gia.
    Trong những năm qua, đặc biệt là từ những năm 90 trở lại đây trước yêu cầu hội
    nhập kinh tế vào khu vực và thế giới với nhiều cơ hội và thách thức đặt ra, các
    doanh nghiệp nước ta đã có nhiều chuyển động tích cực trong đó có việc đổi mới và
    nhập khẩu công nghệ hiện đại từ nhiều nước trên thế giới và đạt được nhiều thành
    tựu đáng kể, nhiều ngành và lĩnh vực đã cải thiện rõ rệt về trình độ công nghệ như
    ngành bưu chính viễn thông, xây dựng, giao thông và một số ngành công nghiệp
    nhẹ . Những năm đầu của thời kỳ đổi mới hoạt động nhập khẩu công nghệ, máy
    móc thiết bị còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ bé, chỉ chiếm 10% trong tổng kim ngạch
    nhập khẩu, cho đến những năm 1997 - 2000 với việc các doanh nghiệp có vốn đầu
    tư nước ngoài đầu tư vào Việt nam thì kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị cũng
    tăng lên đáng kể, từ 15,3% năm 1997 đến 18 % năm 2000 so với tổng kim ngạch
    nhập khẩu (KNNK năm tương ứng là 1,77 - 2.57 tỷ USD). Các DN có vốn đầu tư
    nước ngoài có tỷ trọng này cao hơn so với chung của cả nước là 20 - 43%. Qua
    những số liệu trên đây, có thể thấy rằng kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị
    của Việt Nam trong thời gian qua còn rất nhỏ bé, định hướng của chính phủ là
    trong thời gian tới đưa KNNK máy móc, thiết bị lên 1% GDP vào năm 2005 và
    1,5% GDP vào năm 2010.
    Tuy nhiên, trong công tác nhập khẩu công nghệ cũng tồn tại nhiều vấn đề mà
    bản thân các doanh nghiệp chưa đủ sức để giải quyết như: Các vấn đề về tiếp cận
    thông tin về công nghệ, về giá cả thị trường, về các nguồn cung ứng công nghệ;
    năng lực tài chính của doanh nghiệp còn yếu; trình độ khoa học kỹ thuật của đội
    ngũ lao động còn thấp; điều kiện cơ sở vật chất hiện có còn lạc hậu gây khó khăn
    cho việc sử dụng và làm chủ công nghệ mới .
    Đồng thời, chính sách nhập khẩu công nghệ của Nhà nước với những ưu đãi về
    thuế, về các biện pháp phi thuế cũng như các biện pháp hỗ trợ nhập khẩu công
    nghệ còn ở mức độ hạn chế, chưa đủ giúp các doanh nghiệp vượt qua những khó
    khăn, hạn chế để tiếp cận và đổi mới công nghệ. Trước đây, trong công tác xuất
    nhập khẩu giữa Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới được thực hiện qua
    các hợp đồng mua bán ngoại thương (đối với các nước TBCN) hoặc các nghị định
    thư về trao đổi hàng hoá (đối với các nước XHCN), do vậy việc nhập khẩu công
    nghệ ở Việt Nam không có luật riêng điều chỉnh. Cho đến nay, việc điều chỉnh
    nhập khẩu công nghệ được điều tiết bằng nhiều nghị định và các văn bản qui phạm
    pháp luật như: Bộ luật dân sự (phần chuyển giao công nghệ), luật thương mại, luật
    đầu tư nước ngoài, các nghị định về qui chế đấu thầu, quy chế quản lý đầu tư và
    xây dựng và các quyết định của thủ tướng chính phủ về quản lý xuất nhập khẩu.
    Các văn bản này đề cập đến những nội dung chủ yếu sau: Đối tượng, phạm vi điều
    chỉnh của việc nhập khẩu công nghệ; quyền và nghĩa vụ của các bên mua, bán; các
    điều kiện chuyển giao, tiếp nhận và sử dụng công nghệ; giá cả và điều kiện thanh
    toán; quản lý và phê duyệt của các cơ quan nhà nước đối với các hợp đồng mua
    bán; những vấn đề giải quyết tranh chấp v.v .
    Do không có văn bản riêng quy định các vấn đề về nhập khẩu (trong đó có nhập
    khẩu công nghệ), nên quan hệ nhập khẩu chịu sự điều chỉnh của hàng loạt văn bản
    luật và dưới luật, mà trong đó các điều khoản quy định về nhập khẩu không đồng
    bộ, cụ thể và còn chồng chéo nên đã gây nhiều khó khăn trong thực tiễn đối với các
    cơ quan quản lý của nhà nước và các doanh nghiệp khi nhập khẩu công nghệ.
    Trước yêu cầu đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH đất nước, trong bối cảnh hội nhập
    kinh tế quốc tế, việc khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác được các
    cơ hội, tiếp cận, đón đầu và sử dụng được công nghệ mới, công nghệ cao sẽ là mục
    tiêu trọng yếu của chính sách nhập khẩu công nghệ quốc gia. Hơn nữa, bất kỳ một
    chính sách nào dù tốt đến đâu cũng chỉ phát huy tác dụng trong những thời kỳ nhất
    định. Vì vậy, cần phải liên tục nghiên cứu để điều chỉnh chính sách này cho phù
    hợp với những yêu cầu của thực tiễn đặt ra.
    Về vấn đề này cũng đã có một số đề tài nghiên cứu, ví dụ như đề tài “Định hướng
    và giải pháp nhằm đảm bảo nhập khẩu hàng hoá công nghệ nguồn phục vụ công
    nghiệp hoá hiện đại hoá”. Trong đề tài này các tác giả đã nghiên cứu và đưa ra các
    định hướng và giải pháp nhằm nhập khẩu được công nghệ nguồn phục vụ công
    nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên việc nhập khẩu công nghệ mới, công
    nghệ cao có nội dung rộng hơn, bao trùm hơn và có tác dụng tích cực hơn trong sự
    nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chính vì vậy, đề tài: ”Chính sách
    nhập khẩu công nghệ mới, công nghệ cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá,
    hiện đại hoá của Việt Nam - thực trạng và giải pháp"được tiến hành nghiên cứu
    sẽ góp phần đáp ứng cả về lý luận và thực tiễn những vấn đề đặt ra cho công tác
    nhập khẩu công nghệ mới, công nghệ cao.

    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

    - Làm rõ vai trò của chính sách nhập khẩu công nghệ và những yêu cầu đặt ra
    cho việc điều chỉnh và hoàn thiện chính sách nhập khẩu công nghệ mới, công nghệ
    cao đáp ứng mục tiêu CNH, HĐH của Việt Nam.
    - Phân tích thực trạng chính sách nhập khẩu CNM, CNC và tác động của nó đến
    việc nhập khẩu và sử dụng chúng trong các doanh nghiệp giai đoạn (1991 - 2001)
    - Đề xuất những vấn đề về điều chỉnh chính sách nhập khẩu công nghệ mới,
    công nghệ cao của Việt Nam đến năm 2020.

    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Chính sách nhập khẩu công nghệ mới,
    công nghệ cao ở Việt Nam.
    Phạm vi nghiên cứu: Đề tài sẽ nghiên cứu thực trạng các chính sách nhập
    khẩu công nghệ ở Việt nam thời kỳ 1991-2001 và thực trạng nhập khẩu CNM,
    CNC của các doanh nghiệp quốc doanh từ 1991 đến 2000. Từ đó, đề xuất điều
    chỉnh chính sách nhập khẩu công nghệ mới, công nghệ cao của Việt nam đến năm
    2020 (về quản lý và giám định, chính sách khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp
    nhập khẩu, làm chủ CNM, CNC) .

    Phương pháp nghiên cứu:

    Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
    - Khảo sát điển hình
    - Phương pháp tổng hợp và phân tích
    - Phương pháp chuyên gia

    Kết cấu của đề tài:

    Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm ba chương chính sau đây:

    Chương I: Vai trò của chính sách nhập khẩu công nghệ mới, công nghệ cao đáp
    ứng yêu cầu cnh, hđh.

    Chương II: Thực trạng chính sách nhập khẩu công nghệ mới, công nghệ cao của
    Việt Nam giai đoạn 1991-2001.

    Chương III: Đề xuất Những vấn đề về điều chỉnh chính sách nhập khẩu công
    nghệ mới, công nghệ cao của Việt Nam đến năm 2020.


    Danh mục các chữ viết tắt


    Cnm Công nghệ mới
    Cnc Công nghệ cao
    Knxk Kim ngạch xuất khẩu
    Knnk Kim ngạch nhập khẩu
    Xnk Xuất nhập khẩu
    Mmtb Máy móc thiết bị
    Tlsx Tư liệu sản xuất
    Dn Doanh nghiệp
    Wb Ngân hàng thế giới
    Wto Tổ chức thương mại thế giới
    Unido Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc
    Escap Uỷ ban kinh tế xã hội Châu á- Thái bình dương
    Untac Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và phát triển
    R&d Nghiên cứu và phát triển
    Oda Viện trợ phát triển chính thức
    Fdi Đầu tư trực tiếp nước ngoài
    Kh&cn Khoa học và công nghệ
    Xhcn Xã hội chủ nghĩa
    Tbcn tư bản chủ nghĩa
    Cnh Công nghiệp hoá
    Hđh Hiện đại hoá
    Ubnd Uỷ ban nhân dân
    kt-xh Kinh tế - xã hội
    vcci Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam
    cgcn Chuyển giao công nghệ


    Tài liệu tham khảo

    1. Nghị quyết TW Đảng cộng sản Việt Nam (Các khoá VII, VIII, IX)
    2. Luật Thương mại.
    3. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam .
    4. Luật Hải quan.
    5. Pháp lệnh về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế.
    6. Pháp lệnh chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam
    7. Nghị định 49/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết về việc thi hành pháp
    lệnh chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam .
    8. Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ.
    9. Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của chính phủ về ban hành quy chế quản
    lý đầu tư và xây dựng.
    10. Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 14/4/2001 của Thủ tướng chính phủ về quản
    lý xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001-2005.
    11. Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 và Nghị định số 14/2000/NĐ-CP
    ngày 5/5/2000 của Chính phủ ban hành quy chế đấu thầu.
    12. Luật Khoa học và Công nghệ.
    13. Quyết định 2019/1997/QĐ-BKHCNMT ngày 1/12/1997 của Bộ Khoa học Công
    nghệ và Môi trường ban hành quy định về những yêu cầu chung về kỹ thuật đối với
    việc nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng và quyết định số 491/1998/ QĐ-BKHCNMT
    ngày 29/4/1998 của Bộ KHCNMT sửa đổi.
    14. Thông tư số 02/2001/thị trường-BKHCNMT ngày 15/2/2001 của Bộ KHCNMT
    hướng dẫn việc nhập khẩu máy móc thiết bị đã qua sử dụng đối với Doanh nghiệp
    có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
    15. Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001-2010.
    16. Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo các vùng lãnh
    thổ đến năm 2010.
    17. Chính sách công nghiệp của Nhật bản, NXB. Chính trị quốc gia.
    18. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam. NXB. Chính trị quốc gia. Hà Nội-2002.
    GS.TS. Nguyễn Trọng Chuẩn, PGS.TS. Nguyễn Thế Nghĩa, PGS.TS. Đặng Hữu Toàn.
    19. Dự báo Thế kỷ 21, Tập thể các tác giả Trung Quốc, NXB. Thống kê, 6/1998.
    20. Đổi mới cơ chế nhập khẩu công nghệ trong bối cảnh mở rộng quan hệ kinh tế quốc
    tế và tự do hoá thương mại - Viện chiến lược và chính sách khoa học công nghệ -
    2000.
    21. Định hướng và giải pháp nhằm đảm bảo nhập khẩu hàng hoá công nghệ nguồn
    phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của Vụ
    Đầu tư - Bộ Thương mại.
    22. Suy nghĩ về công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta. GSTS, Ngô Đình Giao-NXB
    Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996.
    23. Nghiên cứu cơ chế và chính sách phát triển thị trường công nghệ ở Việt Nam .
    Võ Thành Hưng-Viện chiến lược và chính sách khoa học & công nghệ, 2003.
    24. Đổi mới cơ chế nhập khẩu công nghệ trong bối cảnh mở rộng quan hệ quốc tế và tự
    do hoá thương mại ở Việt Nam. Viện chiến lược và chính sách khoa học & công nghệ-
    1998.
    25. Quan hệ giữa phát triển khoa học & công nghệ với phát triển. NXB Khoa học xã
    hội, Hà Nội 1999.
    26. Quản lý chuyển giao công nghệ và chất lượng sản phẩm. TS. Ngô Văn Quế,
    NXB Khoa học kỹ thuật.
    27. Hội nhập kinh tế khu vực của một số nước ASEAN, NXB Chính trị quốc gia,
    Hà Nội - 2002.
    28. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: Phát triển thị trường nội địa trong điều kiện
    công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế - Hà Nội, tháng 6/2003.
    29. Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt nam đến năm 2010. Bộ khoa học
    và công nghệ. Tháng 12-1999
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...