Tiến Sĩ Chính sách nhà nước về phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/6/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài luận án: Chính sách nhà nước về phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam


    Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý)
    Mã số: 62340410
    Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Thu Hường
    Người hướng dẫn: 1. GS.TS. Nguyễn Viết Lâm - 2. TS. Phan Hồng Giang

    Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

    1. Chính sách nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ (TCMN), trong đó các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề gồm: nhân tố chủ quan (trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ vốn và khả năng tài chính, số lượng và trình độ đội ngũ lao động, trình độ tổ chức và quản lý, trình độ hoạt động marketitng) và nhân tố khách quan (luật pháp-chính trị, kinh tế-công nghệ, dân số-tự nhiên, văn hóa-xã hội). Phát triển làng nghề không thể đơn lẻ, độc lập giữa các doanh nghiệp mà phát triển làng nghề là sự tổng hợp các nỗ lực của nhà nước và địa phương nhằm phát huy lợi thế, các nguồn lực vào phát triển kinh tế địa phương. Do đó, nhân tố chính sách nhà nước thực sự cần thiết và có vai trò đặc biệt quan trọng để định hướng và điều tiết hoạt động của làng nghề; kích thích sự phát triển làng nghề; tạo môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi để phát triển làng nghề.

    2. Luận án đã tổng quan và phân định được hệ thống chính sách; phân định nhóm chính sách tác động trực tiếp và gián tiếp đến phát triển làng nghề.

    3. Luận án đã tổng quan, khái quát và đề xuất được hệ thống tiêu chí phục vụ cho mục tiêu đánh giá nội dung của chính sách. Các tiêu chí bao gồm: tính minh bạch, tính phù hợp, tính ổn định/bền vững, tính thống nhất/đồng bộ, tính hiệu lực và tính hiệu quả của chính sách.

    4. Khái quát và phân định rõ 4 nhóm yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến nội dung của các chính sách, quyết định chất lượng chính sách và sự phát huy tác dụng của chính sách.

    Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

    1. Luận án đã đưa ra những bài học kinh nghiệm có giá trị về chính sách nhà nước trong phát triển làng nghề TCMN để nghiên cứu áp dụng vào Việt Nam.

    2. Luận án đưa ra các chính sách bộ phận về phát triển làng nghề TCMN Việt Nam hiện nay gồm: chính sách quy hoạch làng nghề, sản phẩm làng nghề; chính sách đầu tư tín dụng; chính sách khoa học, công nghệ và môi trường; chính sách nguồn nhân lực và chính sách thương mại. Luận án đã đánh giá toàn diện và có căn cứ lý luận và thực tiễn 5 chính sách nêu trên, trong đó có chú ý sử dụng các dữ liệu sơ cấp từ điều tra khảo sát. Việc đánh giá các chính sách bộ phận trên dựa trên tiêu chí đánh giá chính sách đã đưa ra các thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của từng chính sách. Luận án cho rằng, sự bất cập nổi cộm của chính sách hiện nay là: chính sách quy hoạch làng nghề chưa phù hợp với thực tế, chính sách đầu tư hạn chế lớn trong việc thực thi chính sách; chính sách thương mại và chính sách khoa học, công nghệ và môi trường thiếu tính ổn định nên tính hiệu lực, hiệu quả còn thấp. Do vậy, các chính sách trên chưa tạo điều kiện cần thiết để phát triển làng nghề tương xứng với vị trí và tiềm năng của làng nghề trong sự phát triển của đất nước.

    3. Luận án cho rằng, việc hoàn thiện chính sách nhà nước về phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam đến năm 2020 cần tập trung vào 5 nhóm giải pháp. Trong đó, giải pháp trước mắt là chính sách quy hoạch làng nghề, sản phẩm làng nghề và sau đó là nhóm giải pháp về thông tin, thương mại và thị trường. Đồng thời, luận án đưa các điều kiện cần thiết để hoàn thiện hệ thống chính sách này bao gồm giải pháp về con người xây dựng và thực thi chính sách, về tổ chức bộ máy xây dựng và thực thi chính sách, về nguồn lực đầu tư để xây dựng và thực thi chính sách, chế tài và các biện pháp khác.
     
Đang tải...