Tiến Sĩ Chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/8/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài luận án: Chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào

    Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại (Kinh tế và quản lý thương mại) Mã số: 62.34.01.21

    Nghiên cứu sinh: Mai Yayongyia Mã NCS: NCS32.03TMB1

    Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Phan Tố Uyên 2. TS. Nguyễn Việt Cường

    Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

    Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

    Từ lý luận về chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa, Luận án đã phân tích làm sáng tỏ những tác động to lớn của chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của các quốc gia nói chung và đối với CHDCND Lào nói riêng cụ thể là :

    (1) Chỉ ra sự cần thiết của chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa và những tác động của chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của các quốc gia, làm nổi bật, vai trò và tầm quan trọng của chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là đối với các nước kém phát triển như CHDCND Lào trong điều kiện là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

    (2) Xuất phát từ bối cảnh quốc tế và trong nước, Luận án đã chỉ rõ chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa phải theo kịp quá trình tự do hóa thương mại toàn cầu với sự gia tăng các yếu tố tri thức trong sản phẩm xuất khẩu. Bên cạnh đó việc xây dựng triển khai quy hoạch, kế hoạch phát triển xuất khẩu trên thực tế của CHDCND Lào còn chậm trễ dẫn đến bị động, lúng túng trong việc xây dựng quy trình chính sách, thực thi chính sách và đánh giá chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu của Lào.

    (3) Luận án đã chỉ rõ những điểm hợp lý trong việc hoàn thiện và thực thi chính sách của Lào đã được điều chỉnh từng bước và đáp ứng với yêu cầu phát triển của đất nước, phù hợp với các quy định của WTO và thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó luận án cũng chỉ ra những bất cập trong hoạch định chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu của Lào có tính rõ ràng, minh bạch không cao. Việc xây dựng triển khai quy hoạch, và thực thi chưa gắn kết chặt chẽ.

    Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

    (1) Luận án xác định cần đẩy nhanh quá trình đàm phán để ký kết Hiệp định thương mại Lào với các nước để tận dụng ưu đãi chính sách nhập khẩu của các nước xuất khẩu tới trong việc giảm và xóa bỏ rào cản thuế quan với một số mặt hàng chủ lực của Lào như dệt may, nông sản, thủ công mỹ nghệ khi xuất khẩu sang các nước. Đây là điều kiện tiên quyết để hoàn thiện và đổi mới chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của Lào trong thời gian tới.

    (2) Luận án cho rằng, việc hoàn thiện chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của Lào cần phải tạo ra cơ chế phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa các Bộ, Ban, Ngành từ Trung ương đến địa phương trong xây dựng, hoạch định và thực thi chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa.

    (3) Giám sát chặt chẽ và tạo sự phối hợp giữa xây dựng chính sách và thực thi chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa theo hướng tuân thủ các nguyên tắc thị trường, phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

    Người hướng dẫn

    (Đã ký)

    PGS.TS. Phan Tố Uyên

    Nghiên cứu sinh

    (đã ký)

    Mai Yayongyia






    NEW CONTRIBUTIONS OF THIS THESIS

    Thesis topic: State policies to support the goods exports of Republic of Lao People’s Democratic. Specialization: Commercial business (economy and business management) Code: 62.34.01.21 Student: Mai Yayongyia NCS Code: NCS 32.03 TMB1

    Guider: 1. Associate Professor Ph.D Phan To Uyen 2. Ph.D Nguyen Viet Cuong

    Training facility: National Economic University

    New contributions in terms of academic, theory

    Based on the arguments about State policy in supporting the export of goods, the Thesis analyzed clearly the huge impact of States Policy in supporting the goods export of the countries in general and for Republic People Democratic of Lao in particular such as :

    (1) Point out the need of State policy in supporting the goods export and the impact of State policies that support the goods export of the nations, highlight the role and importance of State policy to support the export of goods, especially for the underdeveloped countries as Laos in terms as member of the World Trade Organization (WTO).

    (2) Based on the international and domestic situation, this Thesi specified the State Policy to support goods export must keep up with the process of global trade liberalization with the increase of the knowledge factor in product export. Otherwise, the construction, deployment of the plan, the export development plan of Laos also delays lead to passive, embarrassing in the construction process of policy, enforcement and reviews the policy of Lao State in supporting exports.

    (3)

    The new proposal drawn from research results

    This Thesis identified need to hasten the process of negotiations for signing trade agreement among Laos and other countries to take advantage of the preferential policy on import of exported to countries in reducing and remove some tariff barriers applied for serveral Lao’s products as garment , agricultural products, handicrafts . when exported to the countries. This is a prerequisite to improve and innovate the State Policiy in supporting the goods export of Laos in the coming time.
    The Thesis indicated that the improving State policies to support goods exports of Lao need to create mechanisms to coordinate tightly and effectively among the Goverment Departments /Organizations , from the central to the local in construction, planning and implementation the State policies that support the export of goods.
    Monitor closely and create coordination between policy formulation and implementation of State policy to support the export of goods towards compliance with the principles of the market, in accordance with the international standards and practices.
     
Đang tải...