Tài liệu Chính sách ngoại thương của việt nam

Thảo luận trong 'Thương Mại - Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG CỦA VIỆT NAM

    I. SƠ LƯỢC VỀ NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 1975.
    1. Ngoại thương Việt Nam dưới chế độ phong kiến
    2. Ngoại thương Việt Nam dưới thời Pháp thuộc
    3. Ngoại thương Việt Nam sau Cách Mạng Tháng Tám năm 1945 đến 1975

    II. NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TỪ SAU NĂM 1975 ĐẾN NAY
    1. Giai đoạn trước khi đổi mới nền kinh tế, 1976-1985
    2. Giai đoạn từ sau khi đổi mới nền kinh tế đến 1995
    3. Ngoại thương Việt nam trong giai đoạn hiện nay

    III.CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CỦA NGOVIẠI THƯƠNG VIỆT NAM
    1. Những lợi thế và hạn chế trong phát triển ngoại thương của Việt Nam
    2. Chính sách quản lý ngoại thương của nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay
    3. Chính sách xuất khẩu của Việt Nam
    4. Chính sách nhập khẩu của Việt Nam
    [​IMG]


    CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG CỦA VIỆT NAM
    [TABLE=width: 100%]
    [TR]
    [TD]I- Sơ lược về ngoại thương Việt Nam trước năm 1975:
    1- Ngoại thương Việt Nam dưới chế độ phong kiến:
    [/TD]
    [TD]TOP
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Sản xuất hàng hóa giản đơn và một thị trường trong nước chật hẹp, chia cắt là đặc điểm nổi bật của kinh tế Việt Nam thời kỳ này. Hàng nhiều thế kỷ, tình hình kinh tế trong nước ở trạng thái không có nhiều sản phẩm cần được tiêu thụ. Vào thế kỷ thứ XVII, XVIII và đầu thế kỷ XIX, các nhà buôn phương Tây đến ta mua hàng, vì hàng không có sẵn nên họ phải đặt tiền cho những người thợ thủ công Việt Nam sản xuất. Kinh tế nước ta thời gian này là kinh tế tự nhiên, cho nên những thứ mà thương nhân nước ngoài ưa chuộng còn là những sản vật tự nhiên, lấy ở trên rừng, dưới biển về bán.
    Ngoại thương dưới thời phong kiến diễn ra giữa một số nước muốn bán sản phẩm công nghiệp của mình cho Việt Nam và mua hàng thủ công nghiệp cùng sản vật thiên nhiên.
    Việc mua bán hầu như do bọn vua quan độc quyền để kiếm lời cho bản thân. Họ tiến hành ngoại thương một cách tùy tiện, độc đoán. Những thể lệ mua bán thường không thành văn bản mà làm theo lệnh của vua chúa.
    Quan hệ buôn bán của Việt Nam thời phong kiến chủ yếu với Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Bồ Đào Nha
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...