Luận Văn Chính sách nâng giá đồng nội tệ: Thực tiễn thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu

    Tỷ giá hối đoái là một trong những vấn đề phức tạp và nhạy cảm. Không ít nền kinh tế lâm vào tình trạng khó khăn do tỷ giá hối đoái gây ra. Tỷ giá hối đoái đang thu hút một sự chú ý đặc biệt của các nhà kinh tế, các nhà chính trị và nó đã trở thành một chủ đề thảo luận sôi nổi và kéo dài không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Trong một loạt các chính sách tài chính - tiền tệ, thì chính sách tỷ giá hối đoái mà điển hình là chính sách nâng giá tiền tệ hay phá giá tiền tệ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế cả về đối nội lẫn đối ngoại. Với chính sách tỷ giá hối đoái, chính phủ các quốc gia có thể đưa nền kinh tế thoát khỏi những cơn khủng hoảng giá dầu, khủng hoảng tài chính và ngược lại cũng có thể vì một chính sách tỷ giá hối đoái không hợp lý đưa nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng. Thêm vào đó, tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát, giảm tỷ lệ thất nghiệp, cân bằng cán cân thương mại luôn là những mục tiêu kinh tế quan trọng của mọi quốc gia, đặc biệt là trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay; để thực hiện được những mục tiêu đó, tùy vào tình hình cụ thể của từng nước mà áp dụng chính sách nâng giá tiền tệ hay phá giá tiền tệ cho phù hợp.
    Nhận thấy rõ tầm quan trọng của vấn đề tỷ giá hối đoái trong xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới cũng như tính cấp thiết của vấn đề này, em đã chọn đề tài: “Chính sách nâng giá đồng nội tệ: Thực tiễn thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” cho khoá luận tốt nghiệp của mình. Đây là một trong những bộ phận quan trọng của chính sách tỷ giá hối đoái.
    Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm hiểu rõ hơn về mặt khái niệm và cơ sở lý luận của tỷ giá hối đoái, đặc biệt là của chính sách nâng giá đồng nội tệ, thực trạng của một số quốc gia trên thế giới, cụ thể là Nhật Bản, Đức và Mỹ trong những thời kỳ nâng giá đồng nội tệ, Trung Quốc với chính sách phá giá thành công nay đang chịu sức ép nâng giá, trên cơ sở đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
    Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là chính sách tỷ giá hối đoái và thương mại quốc tế nói chung và cụ thể hơn là tập trung vào nghiên cứu chính sách nâng giá đồng nội tệ, thực tiễn điều hành chính sách tỷ giá hối đoái (chủ yếu là chính sách nâng giá tiền tệ) của một số quốc gia trên thế giới.
    Phạm vi nghiên cứu là vấn đề tỷ giá hối đoái đối với thương mại quốc tế (cụ thể hơn là vấn đề nâng giá đồng nội tệ). Các quốc gia mà khoá luận này tập trung nghiên cứu là Nhật Bản, Đức, Mỹ trong những thời kỳ nâng giá đồng bản tệ và Trung Quốc với chính sách phá giá và sức ép nâng giá nội tệ cùng những ảnh hưởng của nó.
    Để đạt được mục đích của khóa luận, người viết đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: phân tích, tổng hợp, so sánh
    Ngoài Mục lục, Lời mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Danh mục chữ viết tắt, Danh mục bảng biểu, nội dung khóa luận được kết cấu thành 3 chương:
    Chương 1: Tổng quan về chính sách tỷ giá hối đoái và thương mại quốc tế.
    Chương 2: Thực tiễn điều hành chính sách tỷ giá hối đoái của một số quốc gia trên thế giới.
    Chương 3: Một số bài học kinh nghiệm trong điều hành tỷ giá hối đoái cho Việt Nam.
    Do thời gian nghiên cứu có hạn, bài viết không thể tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo.
    Em xin chân thành cảm ơn sự tận tình quan tâm, giúp đỡ của Tiến sỹ Từ Thúy Anh, người đã hướng dẫn em viết khoá luận này.

    mục lục

    Danh Mục từ viết tắt
    Danh mục bảng biểu
    Lời mở đầu 1
    Chương I: Tổng quan về chính sách tỷ giá hối đoái và thương mại quốc tế 3
    I. Các lý luận chung về chính sách tỷ giá hối đoái 3
    1. Tỷ giá hối đoái 3
    1.1. Khái niệm 3
    1.2. Xác định tỷ giá hối đoái 4
    2. Chính sách tỷ giá hối đoái 8
    2.1. Khái niệm 8
    2.2. Mục tiêu của chính sách tỷ giá hối đoái 9
    II. Mối quan hệ giữa chính sách tỷ giá hối đoái và thương mại quốc tế 12
    1. Các tác động của thương mại quốc tế đến tỷ giá hối đoái nhìn từ góc độ cán cân thanh toán 12
    2. Các tác động của tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái đến thương mại quốc tế, thể hiện ở cán cân thanh toán 14
    III. Tổng quan về chính sách nâng giá tiền tệ 16
    1. Khái niệm về chính sách nâng giá tiền tệ 17
    2. Mục tiêu và tác dụng của chính sách nâng giá tiền tệ 18
    2.1. Mục tiêu 18
    2.2. Tác dụng 19
    3. Những tác động của việc nâng giá tiền tệ 21
    Chương II: Thực tiễn điều hành chính sách tỷ giá hối đoái của một số quốc gia trên thế giới 24
    I. Nhật Bản 25
    1. Tình hình chung 25
    2. Những tác động của chính sách tỷ giá hối đoái, đặc biệt là chính sách nâng giá tiền tệ đến thương mại quốc tế 26
    2.1. Giai đoạn 1974 – 1980 - Thời kỳ thành công rực rỡ nhất với chính sách nâng giá tiền tệ 26
    2.2. Giai đoạn 1980 – 1985 - khai thác những mặt tích cực của đồng JPY giảm giá 31
    2.3. Giai đoạn 1986 – 1993 - điều chỉnh đồng JPY lên xuống cùng với đồng USD 34
    2.4. Giai đoạn 1994 – 2007 với hai cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ lớn diễn ra vào các năm 1994 và 1997 39
    II. Đức thời kỳ sử dụng đồng DM 43
    1. Tình hình chung 43
    2. Sự tăng giá của đồng DM và những tác động của nó 45
    2.1. Giai đoạn đầu phát triển 1960 – 1980 45
    2.2. Giai đoạn nửa cuối những năm 80 đến thập kỷ 90 48
    III. Mỹ 51
    1. Tình hình chung 51
    2. Chính sách tăng giá đồng USD trong thời kỳ 1980 – 1985 và tác động của nó 52
    Chương III: Một số Bài học kinh nghiệm trong điều hành tỷ giá hối đoái cho Việt Nam 56
    I. Trung Quốc và chính sách phá giá đồng nội tệ 57
    1. Những tác động của chính sách tỷ giá hối đoái đến ngoại thương và đầu tư nước ngoài 57
    1.1. Tình hình chung 57
    1.2. Tác động của thay đổi tỷ giá hối đoái đến ngoại thương Trung Quốc 61
    1.3. Tác động của thay đổi tỷ giá đồng NDT đến dòng FDI 64
    2. Đồng NDT lên giá và những tác động có thể có 66
    II. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 69
    1. Khái quát về chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam và các tác động đến thương mại sau đổi mới 1989 đến nay 69
    1.1. Thời kỳ đổi mới từ 1989 cho đến sau cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực Đông Nam á (1997 – 1998) 69
    1.2. Thời kỳ sau cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ Đông Nam á từ 1999 cho đến những năm gần đây 74
    2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc điều hành chính sách nâng giá đồng nội tệ của các nước 77
    2.1. Kinh nghiệm từ việc nghiên cứu chính sách nâng giá của Mỹ 78
    2.2. Kinh nghiệm từ việc nghiên cứu chính sách nâng giá của Nhật Bản 79
    2.3. Kinh nghiệm từ việc nghiên cứu chính sách nâng giá của Đức 81
    2.4. Kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc trước sức ép nâng giá đồng nội tệ 81
    Kết luận 85
    Danh mục tài liệu tham khảo 87
    Phụ Lục 90
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...