Thạc Sĩ Chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh của Tỉnh Tây Ninh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 14/4/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Nhu Ely, 14/4/14
    Chỉnh sửa cuối: 14/4/14
    LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
    NĂM 2012

    MỤC LỤC

    Chương 1: Giới thiệu vấn đề nghiên cứu ---------
    1.1 Bối cảnh nghiên cứu -----------------
    1.2 Mục đích nghiên cứu -----------------
    1.3 Câu hỏi nghiên cứu -------
    1.4 Phương pháp nghiên cứu ---
    1.5 Nội dung bố cục-------
    1.6 Hạn chế của đề tài -----

    Chương 2: Bối cảnh tình hình phát triển kinh tế tỉnh Tây Ninh
    giai đoạn 2001-2010
    2.1 Các chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển kinh tế ----------------------------------------------- 7
    2.1.1 Tổng sản phẩm quốc nội và thu nhập bình quân đầu người . 7
    2.1.2 Cơ cấu kinh tế 13
    2.1.3 Năng suất LĐ . 16
    2.2 Một số kết quả kinh tế trung gian ---------------------------------------------------------------- 18
    2.2.1 Xuất nhập khẩu . 18
    2.2.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài 19
    2.2.3 Khu công nghiệp 22

    Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh tỉnh Tây Ninh ------------------------------------------ 23
    3.1 Các yếu tố lợi thế tự nhiên của địa phương ---------------------------------------------------- 23
    3.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên . 23
    3.1.2 Tài nguyên thiên nhiên 23
    3.2 Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương ----------------------------------------------------- 25
    3.2.1 Cơ sở hạ tầng xã hội 25
    3.2.2 Cơ cấu ngân sách . 28
    3.3 NLCT ở cấp độ DN -------------------------------------------------------------------------------- 33
    3.3.1 Chất lượng môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng kỹ thuật . 33
    3.3.2 Trình độ phát triển cụm ngành . 36
    3.3.3 Trình độ công nghệ sản xuất công nghiệp . 37


    Chương 4: Đánh giá và gợi ý chính sách --------------------------------------------------------------- 40
    4.1 Đánh giá năng lực cạnh tranh tỉnh Tây Ninh -------------------------------------------------- 40
    4.2 Nhận dạng nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh tỉnh Tây Ninh ------------------------ 42
    4.3 Gợi ý chính sách để nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Tây Ninh ------------------------- 43
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO --------------------------------------------------------------- 48
    PHỤ LỤC ---------------------------------------------------------------------------------------------------- 50
    Phụ lục 1 - Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001-2010 . 50
    Phụ lục 2 – Năng suất lao động phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2007-2010 . 52
    Phụ lục 3 – Cơ cấu vốn FDI phân theo lĩnh vực đầu tư 53
    Phụ lục 4 - Kết quả thực hiện các chỉ tiêu của dự án FDI giai đoạn 2006-2010 của tỉnh
    Tây Ninh . 54
    Phụ lục 5 - Lực lượng lao động theo trình độ đào tạo giai đoạn 2001-2010 55
    Phụ lục 6 – Phương pháp tính và ý nghĩa của các chỉ số thành phần hàm lượng công nghệ
    CN 57
    Phụ lục 7 - Chỉ số công nghệ theo nhóm ngành 59
    Phụ lục 8 - Chỉ số công nghệ theo địa lý hành chính và khu chế xuất, khu công nghiệp . 60


    Giới thiệu vấn đề nghiên cứu
    1.1 Bối cảnh nghiên cứu
    Tây Ninh là một tỉnh nằm trong vùng Đông Nam bộ (gồm Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương,
    Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh và TPHCM) và thuộc vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam
    (gồm các tỉnh ĐNB và Long An, Tiền Giang), đây là vùng có kinh tế phát triển năng động
    nhất Việt Nam, dân số đông và dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu, đầu tư nước ngoài,
    GDP, cũng như nhiều yếu tố xã hội khác. Phía Tây và Bắc giáp Vương quốc Campuchia; phía
    Đông giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía Nam giáp TPHCM và tỉnh Long An.
    Trong giai đoạn 2001-2010, tỉnh Tây Ninh đã có bước tăng trưởng khá cao (hơn 14%/năm),
    gấp hai lần bình quân cả nước và tương đương với các tỉnh lân cận khu vực ĐNB trong cùng
    giai đoạn. Theo đó, mức thu nhập bình quân đầu người cũng cải thiện đáng kể trong giai đoạn
    này, đến năm 2010 đã cao hơn mức bình quân cả nước và rút ngắn dần khoảng cách với các
    tỉnh phát triển xung quanh.
    Mặc dù có nhiều chỉ tiêu cho thấy sự tăng trưởng vượt bậc của tỉnh trong giai đoạn này, nhưng
    đến nay Tây Ninh vẫn còn là một tỉnh nông nghiệp chủ yếu, với tỷ trọng nông nghiệp chiếm
    gần 27% trong cơ cấu GDP, trong khi trung bình cả nước chỉ có 20% và vùng ĐNB chỉ còn
    7.2%. Khu vực công nghiệp có tốc độ chuyển dịch khá chậm và thấp hơn nhiều so với mục
    tiêu của tỉnh (chiếm 29%, trong khi mục tiêu là 37%). Trong đó, khu vực có vốn đầu tư nước
    ngoài có tỷ trọng đóng góp khá khiêm tốn, chưa tạo được sự đột phá như kỳ vọng. Các dự án
    FDI chủ yếu có suất đầu tư thấp, thâm dụng LĐ. Kim ngạch xuất khẩu có tốc độ tăng khá cao,
    nhưng cơ cấu sản phẩm vẫn chủ yếu là hàng may mặc gia công, sản phẩm sơ chế (mủ cao su,
    tinh bột mì ), không mang lại giá trị gia tăng cao cho tỉnh.
    Năng suất LĐ cao nhất là ngành dịch vụ, kế đến là công nghiệp. Mặc dù tăng liên tục qua các
    năm nhưng số liệu chứng tỏ ít có sự dịch chuyển LĐ từ khu vực có năng suất thấp (nông
    nghiệp) sang khu vực có năng suất cao hơn (công nghiệp, dịch vụ) do hạn chế về trình độ, tay
    nghề và công tác đào tạo nghề của tỉnh còn yếu kém.

    Bên cạnh đó, xét về giá trị tuyệt đối, GDP Tây Ninh có khoảng cách chênh lệch thấp hơn rất
    lớn so với các tỉnh trong khu vực. So sánh riêng với tỉnh Bình Dương thì khoảng cách chênh
    lệch về GDP sau 10 năm (2001-2010) lại càng rộng hơn, trong khi xét về điều kiện tự nhiên
    thì hai tỉnh này có rất nhiều điểm thuận lợi tương đồng: cùng thuộc miền Đông Nam bộ, nằm
    trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, tiếp giáp trực tiếp với TPHCM; khí hậu ôn hòa,
    quanh năm hầu như không có thiên tai; dân số đông, cơ cấu trẻ và xuất phát điểm của hai
    tỉnh trong giai đoạn tỉnh Bình Dương vừa được tách ra khỏi tỉnh Sông Bé (cũ) (đầu năm 1997)
    cũng tương tự nhau, đều là những tỉnh thuần nông nghiệp lạc hậu và chưa có vị thế nào trong
    khu vực cũng như cả nước. Vậy mà chỉ sau vài năm phát triển, Bình Dương đã bỏ xa Tây Ninh
    về nhiều mặt, đạt vị thế cao trong khu vực và cả nước. Vậy thì tại sao Tây Ninh đã không làm
    được như vậy? Điều đó chắc chắn nằm ở những chính sách phát triển khác nhau giữa hai tỉnh.
    Vậy chính sách nào thích hợp cho Tây Ninh trong bối cảnh hiện nay để có thể nâng cao NLCT
    trong khu vực và cả nước, nhất là đạt được mục tiêu đã đề ra “Xây dựng Tây Ninh cơ bản trở
    thành một tỉnh công nghiệp vào năm 2020 với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tương
    đối hiện đại và đồng bộ, gắn liền với sự phát triển kết cấu hạ tầng của Vùng đô thị TPHCM và
    toàn Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền
    vững, tạo chuyển biến mạnh về tốc độ phát triển, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh
    tế ”.
    Cụ thể hơn là phải đạt được “Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011 – 2020
    khoảng 15,0 – 15,5%. Trong đó nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân 5,5 – 6,0%,
    công nghiệp và xây dựng tăng bình quân khoảng 20,0 – 21,0%, khu vực dịch vụ khoảng 14,7 –
    15,2%; cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 11 – 12%, công nghiệp và
    xây dựng chiếm khoảng 44,5 – 45%, khu vực dịch vụ chiếm khoảng 43-43,5% ”1
    Nhìn chung, Tây Ninh vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển bền vững hơn nữa, nâng cao NLCT
    để hoàn thành mục tiêu của tỉnh và đuổi theo sự phát triển của các tỉnh trong khu vực. Tuy
    nhiên đó là một thách thức rất lớn cho tỉnh. Để góp phần giải quyết thách thức này, tác giả
    chọn đề tài “Chính sách nâng cao NLCT tỉnh Tây Ninh” để tìm ra chính sách phù hợp cho tỉnh
    để đạt được mục tiêu phát triển trong giai đoạn tới 2011-2020.

    1.2 Mục đích nghiên cứu
    - Đánh giá những điểm cốt lõi thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Tây Ninh
    - Nhận dạng những rào cản làm cho Tây Ninh chưa phát huy hết tiềm năng phát triển
    - Gợi ý một số chính sách để gỡ bỏ những rào cản, nâng cao NLCT của tỉnh

    1.3 Câu hỏi nghiên cứu
    Câu hỏi 1: Những nhân tố cối lõi quyết định NLCT của tỉnh Tây Ninh?
    Câu hỏi 2: Tỉnh Tây Ninh cần có những chính sách nào để nâng cao NLCT?

    1.4 Phương pháp nghiên cứu
    Phân tích định tính dựa trên nền tảng khung lý thuyết về NLCT của Giáo sư Michael E.
    Porter,2 có điều chỉnh cho phù hợp với tình hình Việt Nam.3
    Theo khung lý thuyết, khái niệm NLCT được định nghĩa là năng lực của một nền kinh tế đạt
    được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, bảo đảm ổn định kinh tế xã hội, nâng cao
    đời sống của người dân. NLCT được đo lường bằng năng suất sử dụng nguồn lực vốn, con
    người và nguồn lực tự nhiên.
    Năng suất là kết quả của một tập hợp các nhân tố tham gia trong nền kinh tế, bao gồm ba
    nhóm nhân tố chính: NLCT vi mô (đối với phạm vi phân tích cho địa phương thì đây là NLCT
    ở cấp độ DN), NLCT vĩ mô (NLCT ở cấp độ địa phương) và các yếu tố lợi thế tự nhiê
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...