Luận Văn Chính sách Marketing cho một doanh nghiệp vận tải hành khách Thuận Thảo

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Danh sách nhóm

    1. Khương Thanh Cao
    2. Võ Thị Út Diễm
    3. Trương Hải Đăng
    4. Lê Thị Huyền
    5. Hồ Thị Tĩnh



    Lời mở đầu


    Marketing vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật kinh doanh của người bán trên thị trường. Marketing có vai trò rất quan trọng trong kinh doanh. Nó hướng dẫn, chỉ đạo và phối hợp các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Marketing giải quyết những vấn đề cơ bản cả ở đầu ra cũng như đầu vào cho nhà kinh doanh, giúp cho họ thu về lợi nhuận cao nhất.
    Các nhà kinh doanh cho rằng các yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp là sản xuất, tài chính, nhân sự và Marketing. Các yếu tố này có quan hệ mật thiết với nhau.
    Còn đối với các nhà kinh doanh vận tải nói chung và các nhà kinh doanh vận tải hành khách nói riêng thì để thu hút được hành khách; chiếm được thị trường vận tải; thu được lợi nhuận cao nhất thì họ không thể thiếu được những kiến thức Marketing để áp dụng vào thị trường kinh doanh vận tải. Và những kiến thức Marketing này phải được vận dụng một cách chính xác và xuất sắc để tạo ra chỗ đứng cho doanh nghiệp trên thị trường.
    Với nội dung trên, kết hợp hài hòa giữa lý thuyết cơ bản và các ví dụ thực tế, nhóm chúng tôi đưa xin ra chiến lược, chính sách Marketing cho một doanh nghiệp vận tải hành khách liên tỉnh cụ thể, doanh nghiệp vận tải hành khách Thuận Thảo.




    Chương 1
    Một số lý thuyết về xây dựng chính sách
    Marketing choVTHK liên tỉnh trong doanh nghiệp
    1.1 Tổng quan về thị trường dịch vụ vận tải hành khách.
    1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và chức năng của thị trường:
    1) Khái niệm về thị trường:
    - Thị trường theo nghĩa hẹp: Là một nơi, một địa điểm cụ thể; tại đó diễn ra những hoạt động trao đổi hàng hóa hay các dịch vụ giữa người mua và người bán với nhau.
    - Thị trường theo nghĩa rộng: Là nơi giữa cung và cầu hàng hóa, dịch vụ nhất định; là tổng hòa các mối quan hệ hàng hóa và tiền tệ. Trong đó:
    Cung là số lượng của cải, dịch vụ mà người bán sẵn sàng nhượng lại với một mức giá nào đó.
    Cầu là số lượng của cải dịch vụ mà những người mua đã sẵn sàng chấp nhận mua với một mức giá nhất định.
    - Theo góc độ của Marketing: Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn, cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó.
    2) Chức năng của thị trường:
     Chức năng thừa nhận:
    Hàng hóa được bán có nghĩa là nó đã được thừa nhận trên thị trường, được người mua bỏ phiếu ( bằng tiền ) chấp nhận mua hàng. Hàng hóa được thừa nhận có nghĩa là thị trường thừa nhận số lượng, chất lượng, kiểu dáng và giá cả của hàng hóa.

     Chức năng thực hiện:
    Thông qua thị trường để thực hiện việc mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Thông qua việc thực hiện chức năng thực hiện mà tạo cơ sở hình thành giá trị trao đổi của hàng hóa, dịch vụ.
     Chức năng điều tiết, kích thích:
    Thông qua thị trường, doanh nghiệp lựa chọn lĩnh vực đầu tư sao cho có lợi nhất.
    Thị trường tạo ra sự cạnh tranh, thúc đẩy doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm để đứng vững và phát triển thị phần.
    Thị trường hướng dẫn người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu, thị hiếu và túi tiền.
    Có thể nói thông qua thị trường, sản xuất được điều tiêt, tiêu dùng được hướng dẫn.
     Chức năng thông tin:
    Thông tin thị trường có nhiều loại nhưng quan trọng nhất vẫn là thông tin kinh tế. Do đó những thông tin về cung, cầu; về quan hệ cung cầu; số lượng và chất lượng hàng hóa; giá cả; cạnh tranh; xu thế biến động của thị trường có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý kinh tế.
    Bốn chức năng trên của thị trường luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau!
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...