Tiểu Luận Chính sách kinh tế mới và công cuộc đổi mới ở Việt nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI VÀ CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM​
    LỜI NÓI ĐẦU


    Di sản lý luận mà V.I Lê nin để lại cho nhân loại là vô cùng phong phú và đa dạng. Một trong những di sản quý báu đó là "chính sách kinh tế mới" (Novaja ekonomicheskaja politika, gọi tắt là NEP). NEP chứa đựng trong đó sự tổng hợp các giải pháp kinh tế - xã hội - chính trị mang tính quy luật của thời kỳ quá độ lên CNXH. NEP không chỉ là con đường xây dựng CNXH ở nước Nga mà tầm vóc lịch sử của nó đã vượt ra khỏi phạm vi nước Nga và mang tính phổ biến trên thế giới.


    Những năm gần đây, trên thế giới có nhiều biến động dữ dội, nhất là từ sự đổ vỡ chế độ CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Việt Nam sau hơn một thập kỷ khủng hoảng kinh tế - xã hội, từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1986), đã quyết định đổi mới toàn diện đất nước. Tinh thần đổi mới của Đại hội VI đã đồng nghĩa với sự giải phóng tiềm năng của con người Việt Nam. Quá trình đổi mới ở Việt Nam là quá trình định hướng đi lên XHCN. Thực chất của quá trình định hướng XHCN là giữ vững độc lập dân tộc, thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, con người hạnh phúc.


    Quá trình đổi mới càng diễn ra trên quy mô rộng và càng đi vào chiều sâu, thì chúng ta càng nhận ra rằng , trên nhiều vấn đề cơ bản chúng ta dường như đang trở lại với NEP (tất nhiên không phải trở lại nguyên xi như cũ, áp dụng một cách máy móc những điều mà nước Nga đã làm trước đây vào Việt Nam ngày hôm nay).


    Vấn đề đặt ra là phải nhận thức lại một cách đầy đủ hơn về NEP, từ đó tìm ra những tiềm ẩn, những sức mạnh, những bài học cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Chính vì vậy, việc nghiên cứu NEP trong tình hình hiện nay là đề tài vừa có ý nghĩa lý luận, vừa đáp ứng được những đòi hỏi đang đặt ra từ thực tiễn cuộc sống.


    Xuất phát từ vị trí quan trọng của NEP, có ý nghĩa quan trọng đối với các nước đang phát triển và chậm phát triển trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, từ khi ra đời đến nay, NEP đã được giới khoa học ở các nước, nhất là các nhà khoa học ở Liên Xô cũ quan tâm nghiên cứu.


    Ở nước ta trước đây cũng có một số nhà khoa học nghiên cứu về NEP, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới (từ năm 1986 đến nay) việc nghiên cứu NEP được quan tâm nhiều hơn. Nét nổi bật của các công trình nghiên cứu là đã đề cập tới nhiều nội dung của NEP dưới nhiều góc độ của lịch sử, chủ nghĩa cộng sản khoa học, nhất là dưới góc độ kinh tế chính trị.


    Với các lý do nêu trên bài chuyên đề “Chính sách kinh tế mới và công cuộc đổi mới ở Việt Nam” này muốn làm sáng tỏ về hoàn cảnh lịch sử ra đời của NEP và một số vấn đề của NEP trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm đối với công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.


    Mục Lục
    Lời nói đầu 1
    Chương1- Chính sách kinh tế mới là bước phát triển tất yêu của công cuộc xây dựng nước Nga 3
    I-Hoàn cảnh ra đời của NEP 3
    1-Các điều kiện khách quan 3
    2-Điều kiện chủ quan 4
    II-Sự ra đời của chính sách kinh tế mới 5
    III-Nội dung và mục tiêu của chính sách kinh tế mới 5
    1-ổn định kinh tế 5
    2-ổn định chính trị 6
    3-Kích thích vật chất và tinh thần 6
    Chương 2-Chính sách kinh tế mới đối với công cuộc đổi mới hiện nay ở Việt nam 7
    I-Đặc điểm của hai dân tộc khi vận dụng NEP 7
    1-Những điểm tương đồng 7
    2-Những nét khác biệt 8
    II-Sự vận dụng chính sách kinh tế mới ở Việt Nam 9
    Chương 3-Một số vấn đề đặt ra khi vận dụng NEP trong công cuộc đổi mới ở Việt nam 11
    I-NEP với tư cách là cơ sở lý luận về con đường quá độ gián tiếp lên CNXH 11
    II-NEP với vấn đề xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN 13
    Kết luận 22
     
Đang tải...