Luận Văn Chính sách kinh tế đối ngoại của Brunei, thực trạng và triển vọng.

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chính sách kinh tế đối ngoại của Brunei, thực trạng và triển vọng.

    LỜI MỞĐẦU

    Trong xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hóa ngày càng gia tăng mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới hiện nay, việc mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại là một tất yếu khách quan. Đây là quá trình khai thác các nguồn lực phát triển bên ngoài để phát huy nội lực của nền kinh tế của các quốc gia nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, quá trình này đòi hỏi tất cả các nước phải xây dựng một chính sách đối ngoại phù hợp trong từng thời kì phát triển để đáp ứng được mục tiêu trên. Việc hình thành các phương pháp luận, hoạch định các chính sách kinh tế đối ngoại và việc tổng kết các kinh nghiệm hoạch định và thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại của các nước trên thế giới để vận dụng vào điều kiện của Việt Nam theo phương châm “ Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới” có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn. Vì lẽ đó xét về góc độ sinh viên trường đại học kinh tế quốc dân, em xin được tham gia bài nghiên cứu khoa học về chính sách kinh tế đối ngoại của Brunei
    với đề tài: Chính sách kinh tế đối ngoại của Brunei, thực trạng và triển vọng.
    Như đã biết chính sách kinh tế đối ngoại có rất nhiều góc độ khía cạnh khác nhau, nhưng bài viết chủ yếu là về thương mại của Brunei, và bao gồm các mục sau:
    Mục I Những điều kiện kinh tế xã hội hình thành Brunei.
    Mục II Đặc điểm của chính sách thương mại quôc tế.
    Hiện nay, nhiều vấn đề về chính sách kinh tế đối ngoại của Brunei với tầm nhìn chưa rộng mang tính bao quát tuyệt đối, và lần đầu tiên tham gia viết đề tài khoa học với thế giới, nên không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, mong nhận được sự đóng góp quý báu của thầy cô và các bạn.
    Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo:
    TS. Nguyễn Thường Lạng đã hướng dẫn để hoàn thành bài nghiên cứu khoa học này.

     
Đang tải...