Thạc Sĩ Chính sách kiều hối của một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/8/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2014
    Đề tài: Chính sách kiều hối của một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam


    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT. iii
    DANH SÁCH BIỂU, BẢNG v
    DANH SÁCH CÁC HÌNH vi
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIỀU HỐI. 16
    VÀ CHÍNH SÁCH KIỀU HỐI. 16
    1.1 Tổng quan về kiều hối 16
    1.1.1 Khái niệm về kiều hối 16
    1.1.2 Sơ lược về dòng chu chuyển kiều hối toàn cầu- 17
    1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới dòng kiều hối giữa các quốc gia- 26
    1.1.4 Tác động của kiều hối đến phát triển kinh tế xã hội của các nước đang phát triển- 30
    1.1.4.1 Những tác động tích cực của kiều hối đến phát triển kinh tế xã hội của các nước đang phát triển 30
    1.1.4.2 Những tác động tiêu cực của kiều hối đến phát triển kinh tế xã hội ở các nước đang phát triển 38
    1.2 Tổng quan về chính sách kiều hối 44
    1.2.1 Khái niệm và nội dung chính sách kiều hối 44
    1.2.2 Chính sách kiều hối ở các nước đang phát triển- 49
    1.2.2.1 Chính sách nhằm thu hút dòng kiều hối phục vụ cho phát triển kinh tế và xã hội ở các nước đang phát triển 49
    1.2.2.2 Chính sách quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng dòng kiều hối 50
    CHƯƠNG II: KIỀU HỐI VÀ CHÍNH SÁCH KIỀU HỐI. 55
    CỦA MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á 55
    2.1 Kiều hối và vai trò của kiều hối ở các nước Châu Á 55
    2.2.1 Ở Ấn Độ- 57
    2.2.1.1 Chính sách kiều hối của Ấn Độ- 57
    2.2.1.2 Tác động của kiều hối đến phát triển kinh tế xã hội Ấn Độ- 63
    2.2.2 Ở Trung Quốc- 66
    2.2.2.1 Chính sách kiều hối của Trung Quốc- 67
    2.2.2.2 Tác động của kiều hối đến phát triển kinh tế xã hội Trung Quốc- 69
    2.2.3 Ở Philippines 73
    2.2.3.1 Chính sách kiều hối của Philippines 73
    2.2.3.2 Tác động của kiều hối đến phát triển kinh tế xã hội của Philippines 78
    2.3 Kết luận rút ra từ việc phân tích chính sách kiều hối của Ấn độ, Trung Quốc và Philippines 86
    CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆC HOẠCH ĐỊNH VÀ THỰC THI CHÍNH SÁCH KIỀU HỐI CỦA VIỆT NAM . 90
    3.1 Bài học kinh nghiệm về chính sách kiều hối của ba quốc gia Ấn Độ, Trung Quốc và Philippines. 90
    3.2 Thực trạng và tác động của kiều hối đến phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam 92
    3.2.1 Cơ sở pháp lý về kiều hối tại Việt Nam- 92
    3.2.2 Phương thức chuyển tiền kiều hối tại Việt Nam- 97
    3.2.3 Thực trạng của dòng kiều hối chảy vào Việt Nam- 98
    3.2.4 Phân tích tác động của kiều hối đến phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam- 107
    3.2.4.1 Những tác động tích cực của kiều hối đến phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam- 107
    3.2.4.2 Những tác động tiêu cực của kiều hối đến phát triển kinh tế - xã hội 113
    3.3 Vận dụng bài học kinh nghiệm về thu hút, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn kiều hối của Ấn Độ, Trung Quốc và Philipines trong chính sách kiều hối của Việt Nam. 123
    3.4 Một số kiến nghị về chính sách kiều hối của Việt Nam 128
    KẾT LUẬN 134


    PHẦN MỞ ĐẦU
    1.Tính cấp thiết của đề tài
    Dưới tác động mạnh mẽ của làn sóng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin điện tử và viễn thông, kể từ đầu thập kỷ 70 cùng với sự sụp đổ của hệ thống tiền tệ Bretton Woods (1973), quá trình di chuyển vốn diễn ra nhanh chóng và rộng khắp ở nhiều nước khác nhau trên thế giới. Các nhu cầu về giao dịch tài chính quốc tế gia tăng nhanh chóng do sự gia tăng thương mại quốc tế trong những năm 1960 và việc thực hiện cơ chế quản lý tỷ giá thả nổi vào đầu năm 1980 đã thúc đẩy mạnh mẽ làn sóng di chuyển vốn và ngoại tệ giữa các quốc gia nhằm đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi ích của quá trình toàn cầu hóa thương mại và đầu tư.
    Các nước đang phát triển, đặc biệt là những nước có tỷ lệ tiết kiệm nội địa thấp, luôn có nhu cầu rất lớn về nguồn vốn cho tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, nhất là xóa đói giảm nghèo. Đối với các nước này, nguồn lực trong nước là cơ bản, nhưng nguồn lực từ bên ngoài luôn có vai trò đặc biệt quan trọng cho sự tăng trưởng bứt phá, đuổi kịp các nền kinh tế phát triển khác. Nhằm đáp ứng yêu cầu vốn, nhiều quốc gia thường tìm đến thị trường tài chính trong nước và quốc tế như phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu quốc tế hay đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nhận viện trợ phát triển chính thức (ODA) mà còn ít quan tâm đến những khoản tiền của các cá nhân chuyển từ nước ngoài về cho thân nhân trong nước, đó là dòng tiền kiều hối . Kiều hối ngày càng có khuynh hướng quan trọng đối với các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp. Song, tại một số quốc gia, dòng kiều hối hiện lại bị giới hạn bởi các yếu tố nội tại thuộc các nước tiếp nhận kiều hối như chính sách quản lý của nhà nước, mức phí chuyển tiền, hệ thống dịch vụ ngân hàng trong nước đòi hỏi phải cải thiện các chính sách để tối ưu hóa vai trò cũng như các lợi ích tiềm năng của dòng kiều hối có thể mang lại cho nền kinh tế. Có rất nhiều quốc gia trên thế giới có nguồn kiều hối lớn hơn và ổn định hơn nguồn FDI rất nhiều và thậm chí còn lớn hơn cả nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA).
    Ở các nước đang phát triển nói chung và một số nước Châu Á nói riêng mà điển hình như Ấn độ, Trung Quốc, Philippines dòng kiều hối chảy về trong nước ngày càng tăng lên đáng kể. Trên khắp thế giới, nhóm nước nhận kiều hối nhiều nhất trong năm 2013 bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Mêhicô, Philippines và Pháp. Ở các nước châu Á, ba quốc gia đứng đầu về thu hút kiều hối đó là Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines và Việt Nam đứng hàng thứ tư. Đối với Việt Nam, kiều hối ngày càng trở nên quan trọng. Những năm gần đây, dòng kiều hối vào Việt Nam tăng cả về số tuyệt đối và tương đối so với GDP. Thống kê cho thấy, từ năm 1993 đến 2009, lượng kiều hối đã tăng lên khoảng 45 lần, từ 141 triệu USD năm 1993 lên 6,28 tỷ USD năm 2009 và năm 2013 Việt Nam đã đạt hơn 12 tỷ USD kiều hối thu hút từ nước ngoài.[19]
    Thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, Việt Nam đã thực hiện các chính sách nới lỏng đối với dòng kiều hối từ năm 1989. Những thay đổi trong chính sách quản lý ngoại hối cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các dòng vốn nói chung và kiều hối nói riêng. Song các chính sách liên quan đến kiều hối vẫn còn nhiều bất cập, chưa thu hút tối đa các nguồn kiều hối để phát huy những tác động tích cực và có những biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế tác động tiêu cực của kiều hối. Để tối ưu hóa nguồn vốn kiều hối cho phát triển đòi hỏi phải có một hệ thống chính sách kiều hối đồng bộ và khoa học, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam.
    Học hỏi kinh nghiệm của những quốc gia điển hình về thu hút và sử dụng kiều hối có hiệu quả, phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội không những có ý nghĩa về thực tiễn mà còn mang giá trị lý luận cao. Trong bối cảnh như trên, việc nghiên cứu chính sách kiều hối của ba quốc gia Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam là rất cấp thiết. Vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài Chính sách kiều hối của một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu cho luận án.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Các công trình nghiên cứu về chính sách kiều hối cũng như tổng quan lý luận về kiều hối có thể kể đến những nghiên cứu sau:
    - Khái niệm, bản chất của kiều hối/chuyển tiền kiều hối, phân loại kiều hối, biện pháp tăng cường hiệu quả của kiểu hối (Tasneem Siddiqui, 2008) [29].
    - Mối quan hệ kiều hối, đói nghèo và đầu tư (Samuel Munzele Mainmbo and Dilip Ratha, 2005) [28]
    - Vai trò, tầm quan trọng của kiều hối, chuyển tiền từ nước ngoài đối với các nước phát triển, đang phát triển (Admos O. Chimhowu, Jenifer Piesse, and Caroline Pinder, 2005) [1]
    - Nghiên cứu về thúc đẩy, tăng cường năng lực, cải thiện cơ sở hạ tầng của khu vực tài chính cho việc cải thiện tiếp nhận nguồn kiều hối (David C. Grace, 2005) [4]
    - Tăng cường tính minh bạch đối với khu vực tài chính không chính thức nhằm hỗ trợ cho kiều hối (Nikos Passas và Samuel Munzele Mainbo, Abdusanlam Omer và Gina El Koury, Abdusanlam Omer và Gina El Koury, 2005) [16]
    - Di dân, phát triển và vấn đề kiều hối (Rechard H. Adams Jr. và John Page, Devesh Kapur, Devesh Kapur, 2005)[27]
    - Tình hình di dân và chuyển tiền kiều hối ở khu vực Châu Á-Thái Bình dương (John Connell và Richard P.C. Brown, 2005) [15].
    - Công cụ tài chính sử dụng trong huy động kiểu hối (Dilip Ratha Sanket Mohapatra và Sonia Plaza (2008) [6].
    - Phân tích các hệ thống chuyển tiền kiều hối (Raul Hernandez-Coss, 2005) [24]
    - Hạn chế chính sách cấm đoán của nước sở tại đối với kiều hối (Mark P. Sullivan, 2009) [18].
    - Tác động của di cư quốc tế và kiều hối về nghèo đói (Richard H. Adams Jr. và John Page, 2005) [27]
    Sự tăng trưởng nhanh chóng của các nghiên cứu thực nghiệm cũng như lý thuyết về kiều hối đã định hình nên một nhánh kinh tế học về kiều hối. Các nghiên cứu về kiều hối có thể được chia làm hai mảng: mảng thứ nhất tập trung nghiên cứu động cơ gửi và cách sử dụng kiều hối, mảng thứ hai tập trung nghiên cứu đánh giá tác động vĩ mô của kiều hối”.
    Các tác động ngắn hạn có thể được xem xét một cách đơn giản nhất thông qua khuôn khổ lý thuyết Keynes. Theo cách tiếp cận này, lượng kiều hối được bơm vào nền kinh tế có thể đóng vai trò như một cú sốc tăng chi tiêu trong các mô hình truyền thống. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế mở, khi ta có thể áp dụng mô hình Mundel-Flemming dạng đơn giản với giá cả cố định và một hàng hóa hỗn hợp, kết quả của cú sốc kiều hối có thể không đơn giản. Có thể thấy là tác động tổng hợp của bất cứ cú sốc nào từ phía cầu (kể cả kiều hối) phụ thuộc vào mức độ linh hoạt của dòng vốn quốc tế và chế độ tỷ giá hối đoái. Ví dụ, trong trường hợp dòng vốn hoàn toàn tự do di chuyển đi liền với chế độ tỷ giá hối đoái hoàn toàn thả nổi, mức tổng sản lượng cân bằng hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường tiền tệ và do đó thường không bị ảnh hưởng bởi dòng kiều hối.
    Dòng kiều hối cũng có thể dẫn tới thay đổi trong mức giá tương đối giữa các loại hàng hóa khác nhau, và do đó là sự tái phân bổ các nguồn lực, đến lượt nó, sự thay đổi này lại có thể tác động đến các nhóm xã hội khác nhau ở những mức độ khác nhau. Do đó, tác động của kiều hối có thể trở nên phức tạp.


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    TIẾNG ANH
    1. Admos O. Chimhowu, Jenifer Piesse, and Caroline Pinder (2005), The international Bank for Reconstruction and Development/The World bank, “Remittances – Devolopment impact and future prospects”, Chapter 3, p83.
    2. Bai, N., and Y. He (2002), Returning to the countryside versus continuing to work in the cities: A study of rural-urban migrants and their return to the countryside of China, Shehuixue yanjiu (Sociological Research), 6(3): 64-78.
    3. Cai, Q. 2003, Migrant remittances and family ties: A case study in China, International Journal of Population Geography, 9: 471-483.
    4. David C. Grace (2005), The international Bank for Reconstruction and Development/The World bank, “ Rimittances – Devolopment impact and future prospects”. Chapter 8, p159.
    5. De la Torre (2005), China-labor: Urban workers send $30 billion to rural homes, Global Information Network, 13 December.
    6. Dilip Ratha Sanket Mohapatra và Sonia Plaza (Apirl 2008), The World bank development Prospects group Migration Remittances Team, “New Sources and Innovative Mechanisms for financing Development in Sub - Saharan Africa”
    7. Department of Agriculture and Cooperation, Ministry of Agriculture, Government of India, March, 2011, Annual report 2010-2011, p.3, 4, 5.
    8. [I]D. Ratha, S. Mohapatra and A. Silwal (2011), Outlook for Remittance Flows 2012-14. [I]The World Bank, Migration and Development Brief 17.
    [I]9. Dilip Ratha, Sanket Mohapatra, Caglar Ozden, Sonia Plaza, William Shaw, Abede Shimeles (2011), Leveraging Migration for Africa: Remittances, Skills, and Investments. , [I]The World Bank.
    [I]10. [I]D. Ratha, S. Mohapatra and A. Silwal (2010), Outlook for Remittance Flows 2011-12: Recovery after the crisis, but risks lie ahead., [I]The World Bank.
    11. [I]G. G. Afram (2012), [I]The Remittance Market in India: Opportunities, Challenges and Policy Options. [I]The World Bank.
    12. Hernández Coss (2005), “[I]Canada Vietnam Remittance Corridor”, The World Bank
    13. Hare, D. (1999), [I]Push versus pull factors in migration outflows and returns: Determinants of migration status and spell duration among Chinese rural population,Journal of Development Studies, 35, 45-72, February.
    14. Huang, P., and F. Pieke (2004), [I]China migration country study, Migration Development Pro-Poor Policy Choices in Asia, 22-24 June, [URL="http://www.livelihoods.org/"]Livelihoods - Eldis[/URL].
    15. John Connell và Richard P.C. Brown, March 2005, Asian devolopment bank, “[I]Remittances in the Pacific an overview”
    [/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...