Tiểu Luận Chính sách kích cầu của Việt Nam thời kỳ hậu khủng hoảng

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Lời nói đầu
    1. Bối cảnh chung


    Năm 2008 là môt năm đầy những diễn biến xấu của nền kinh tế thế giới. Trên thực tế nền kinh tế thế giới đã có dấu hiệu xấu đi từ cuối năm 2007 với việc xảy ra cuộc khủng hoảng cho vay tín dụng nhà đất dưới chuẩn( subprime mortgage crisis). Trong năm 2008, cuộc khủng hoảng cho vay nhà đất dưới chuẩn lan rộng với đỉnh cao là việc phá sản của hàng loạt các định chế tài chính lớn , buộc cục dự trữ Liên bang Mỹ phải can thiệp vào thị trường tài chính Mỹ với gói giải cứu tài chính trị giá hơn 700 tỉ USD. Lần này cuộc khủng hoảng ở Mỹ lan rộng và đẩy nền kinh tế thế giới rơi vào cuộc suy thoái toàn cầu. Tiếp theo Mỹ là châu Âu và Nhật Bản rơi vào suy thoái

    Trước cuộc suy thoái toàn cầu diễn ra vào những ngày cuối năm 2008, các học giả cũng như các nhà hoạch định chính sách kinh tế đều cho rằng các nước đang phát triển sẽ không bị tác động nhiều bởi cuộc khủng hoảng diễn ra ở Mĩ. Tuy nhiên trên thực tế đã không diễn ra như vậy. Đối với nền kinh tế Việt nam nói riêng, những dấu hiệu đáng ngại của sự suy giảm thể hiện rõ những tháng cuối năm 2008 đầu năm 2009, đặc biệt là qua kênh xuất khẩu. Theo báo cáo của Chính phủ ngày 18/12/2008, kim ngạch xuất khẩu những tháng cuối năm 2008 đã biểu hiện sự sụt giảm rõ nét. Kim ngạch xuất khẩu tháng 10 giảm 3,3% so với tháng 9, giảm 4,8% so với tháng 10. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 1/2009 đã sụt giảm nghiêm trọng theo đà giảm của những tháng cuối năm 2008. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 1/2009 chỉ đạt 3,8 tỉ USD, giảm 18,6% so với tháng 12/2008 và giảm 24,2% so với cùng kì năm trước. So với cùng kì năm 2008, hầu hết các mặt hàng đều cho thấy có sự giảm sutd kim ngạch trong tháng 1/2009.

    Ta có thể sử dụng một đẳng thức căn bản trong kinh tế vĩ mô để xem xét tác động của cuộc suy thoái kinh tế thế giới tác động thế nàp tới nền kinh tế Việt nam. Đẳng thức có dạng như sau:

    Y = C + I +G + (EX-IM) (1)


    Trong đó, Y là tổng cầu, C là tiêu dùng, I là đầu tư, EX là xuất khẩu, IM là nhập khẩu, số chênh lệch EX-IM là thâm hụt/ thặng dư thương mại. Qua đẳng thức này ta có thể thấy suy thoái k9inh tế thế giới ảnh hưởng trực tiếp đến tổng cầu Việt Nam qua các kệnh sau:
    - Suy giảm đầu tư nước ngoài (là một phần của I↓)
    - Suy giảm cầu đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam – trong dó bao gồm cả xuất khẩu tại chỗ như khách du lịch sang Việt Nam giảm, qua đó làm giảm tổng cầu (EX↓)
    - Giảm nhập khẩu làm đầu vào cho xuất khẩu và FDI (IM↓) làm tăng tổng cầu (Y↑)

    Tuy nhiên do mức độ thâm dụng lao động của xuất khẩu Việt Nam cao hơn so với nhập khẩu, nên suy giảm kinh tế thế giới thông qua kênh xuất nhập khẩu cũng như kênh đầu tư nước ngoài còn có tác động làm giảm việc làm và qua đó làm giảm thu nhập ở Việt Nam. Giảm thu nhập sẽ dẫn tới tiêu dùng của các hộ gia đình thấp đi (C↓), và đầu tư của khu vực tư nhân cũng sẽ giảm theo (I↓). Qua đó, tổng cầu sụt giảm hơn nữa (tuy nhiên, mức độ sụt giảm này có thể đỡ một phần naodf nếu người dân cắt giảm tiêu dùng hàng ngoại, tức là giảm nhập khẩu (IM↓)). Sự sụt giảm này còn tiếp tục bị khuếch đại bởi yếu tố tâm lý trong bối cảnh doanh nghiệp và người dân cảm thấy rủi ro ngày một gia tăng ở cấp độ toàn cầu, dẫn đến sự điều chỉnh giảm tiêu dùng và đầu tư một cách thái quá , không phù hợp với mức điều chỉnh tối ưu. Điều này tạo cơ sở lý thuyết cho sự can thiệp của Chính phủ đê khôi phục lại các hành vi kinh tế ở mức tối ưu, với nguyên tắc chung là có các biện pháp kích thích khi thị trường quá “sợ hãi” và kìm hãm khi thị trường quá “hưng phấn”.

    Như vậy, trong một thế giới toàn cầu hóa như hiện nay, khó có một nước nào có thể tránh khỏi sự tác động của cuộc suy thoái này. Đối với nền kinh tế Việt Nam: một nền kinh tế mở phụ thuộc nhiều vào các nền kinh tế khác – tỷ lệ xuất khẩu của Việt Nam tính trên GDP lên đến 70% và sự tăng trưởng của Việt Nam trong nhiều năm qua phụ thuọc vàodòng vốn đầu tư nước ngoài, nên có thể kết luận là nền kinh tế Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng lớn bởi cuộc suy thoái kinh tế thế giới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...