Báo Cáo Chính sách khôi phục chủ quyền Hồng Kông qua lí luận “Một nước hai chế độ”

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. MỞ ĐẦU

    Vấn đề dân tộc luôn là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia, mỗi thời đại trong việc đảm bảo và duy trì toàn vẹn, thống nhất về mặt lãnh thổ và chủ quyền dân tộc. Đây là vấn đề không đơn giản luôn được đặt ra trước nhân dân các nước, trước các nhà chính trị và tư tưởng trong việc tìm ra một phương thức, một giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề này trên cơ sở tình hình thực tế của mỗi nước, mỗi khu vực. Đặc biệt với Trung Quốc một quốc gia rộng lớn với một nền văn hoá phong phú và đa dạng. Trải qua quá trình lịch sử lâu dài đầy biến động và thăng trầm, lúc hợp lúc tan với vô số lần chia cắt và chiến loạn, vấn đề dân tộc và thống nhất tổ quốc càng trở lên quan trọng và trở thành dòng chủ lưu trong lịch sử Trung Quốc.

    Hồng Kông vốn là một bộ phận không thể chia cắt của lãnh thổ Trung Quốc, qua những tư liệu lịch sử và khảo cổ học đã chứng minh rằng Hồng Kông là một phần rất nhỏ của cả khu vực văn hoá rộng lớn hơn nhiều của Hoa Nam – Trung Quốc. Cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIX cùng với sự xâm nhập của Chủ nghĩa Thực dân nhằm xâm chiếm và bóc lột thuộc địa, Hồng Kông trở thành thuộc địa của Chủ nghĩa thực dân Anh dưới hình thức cho nhượng và thuê lãnh thổ thông qua những bản Hiệp uớc bất bình đẳng. Sau này khi hết thời hạn thuê muợn việc Đại Lục- (Trung Quốc) xác lập lại chủ quyền với Hồng Kông là một việc hiển nhiên, không sớm thì muộn Hồng Kông sẽ trở về với Đại Lục. Nhưng một thực tế đặt ra đó là sự khác biệt giữa hai khu vực này về hình thái chính trị, thể chế kinh tế, văn hoá xã hội dẫn đến sự khác biệt lớn về trình độ phát triển. Mặc dù Trung Quốc là đất nước rộng lớn, giàu tài nguyên nhưng vẫn là nước đang phát triển, còn Hồng Kông dưới sự cai trị của TD Anh, phát triển nền kinh tế theo hướng Tư bản chủ nghĩa, trở thành khu vực kinh tế năng động và là một trong những trung tâm kinh tế, tài chính lớn hàng đầu trên giới. Đây là thách thức lớn đối với sự khôi phục chủ quyền của Hồng Kông đòi hỏi nhà nước phải có phương thức giải quyết hợp lý và đúng đắn nhằm tiếp tục duy trì sự ổn định và phồn vinh ở Hồng Kông đồng thời tạo động lực thúc đẩy sự phát triển trong toàn quốc. Phương thức ấy chính là xuất phát từ tư tưởng “Một đất nước hai chế độ” của Đặng Tiểu Bình.

    Có thể coi lí luận này là một sáng kiến độc đáo của những nhà lãnh đạo Trung Quốc không chỉ trong việc thu hồi chủ quyền Hồng Kông mà còn đảm bảo cho sự phát triển của Hồng Kông cũng như của Đại Lục. Với hơn 10 năm Hồng Kông trở về Tổ quốc như một sự trải nghiệm thành công trên thực tiễn của lí luận “Một đất nước hai chế độ”.Qua đây tôi muốn đi sâu nghiên cứu những bản chất của hệ lí luận này, tìm hiểu về cách thức Trung Quốc tiến hành thu hồi chủ quyền quốc gia tạo được mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Hồng Kông và Đại Lục, từ đó có cái nhìn rộng ra với vấn đề dân tộc khác của Trung Quốc (Ma Cao, Đài Loan) và các khu vực khác trên thế giới để thấy được tính độc đáo của vấn đề Hồng Kông.

    Vấn đề Hồng Kông trở về Đại Lục là một vấn đề mang tính thời sự và toàn cầu, do phạm vi ảnh hưởng về kinh tế của Hồng Kông tương đối lớn, nhiều nước trên thế giới dù ít hay nhiều đều có mối quan hệ nhất định với Hồng Kông và cả Trung Quốc, vì thế sự kiện này thu hút được sự chú ý của nhân dân nhiều nước trên thế giới cũng như của dư luận quốc tế. Chính vì vậy đây không phải là vấn đề mới, đã có rất nhiều bài báo, xã luận, phóng sự của báo chí nhiều nước đề cập đến vấn đề này. Thậm chí với vấn đề, cách thức thu hồi Hồng Kông cũng là những chủ đề được thảo luận, nghiên cứu đánh giá một cách sâu sắc bởi những nhà nghiên cứu trong và ngoài Trung Quốc. Chính vì thế khi tiếp xúc với vấn đề này với tư cách là người nghiên cứu, tôi gặp phải cả những thuận lợi và những khó khăn nhất định. Trên cơ sơ khảo cứu những công trình nghiên cứu của các bậc tiền nhân, cùng quá trình tìm tòi, tổng hợp tài liệu, bài Báo cáo khoa học của tôi muốn hướng đến một góc độ cụ thể hơn đó là: Những thuận lợi và thách thức trong các biện pháp và chính sách để khôi phục chủ quyền Hồng Kông.


    Đề tài: Chính sách khôi phục chủ quyền Hồng Kông qua lí luận “Một nước hai chế độ”


    Bài Báo cáo có bố cục như sau:

    A. Mở đầu

    B. Nội dung

    Chương I : Lí luận “Một đất nước hai chế độ”

    I . Nguồn gốc của lí luận “Một đất nước hai chế độ”

    II. Nội dung, mục đích lí luận “Một đất nước hai chế độ”

    III. Thách thức của lí luận “Một đất nước hai chế độ”

    Chương II: Chính sách “Một đất nước hai chế độ” áp dụng vào vấn đề Hồng Kông

    I . Lời hứa của Chính phủ Bắc Kinh

    II . Những trở ngại của việc thu hồi Hồng Kông

    III. Các chính sách giải quyết vấn đề Hồng Kông

    IV. Thực tiễn thành công của Lí luận “Một nước hai chế độ”.

    C. Kết luận

    Thay cho lời mở đầu tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến các thầy cô ở Viện Nghiên cứu Trung Quốc đặc biệt là thầy hướng dẫn Nguyễn Văn Kim đã tận tình giúp tôi hoàn thành Đề tài nghiên cứu này
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...