Chuyên Đề Chính sách khai hoang ruộng đất và thành tựu khai hoang ruộng đất thời vua Minh Mạng

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thành tựu khai hoang ruộng đất thời vua Minh Mạng

    A. MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Trong các triều đại phong kiến Việt Nam từ Đinh, Lê, Lý, Trần Và sau này là triều Nguyễn (1802 – 1945), thì triều Nguyễn tuy thời gian tồn tại không được kéo dài như các triều đại trước, nhưng là triều đại đã để lại cho chúng ta nhiều suy nghĩ và đánh giá nhất.
    Triều Nguyễn được thiết lập trong bối cảnh hết sức phức tạp ở các trong và ngoài nước . Đặc biệt đối với Gia Long – Nguyễn Phúc Ánh người sáng lập ra vương triều này, cũng như về vương triều này hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.
    Hiện nay, trong điều kiện hòa bình, chúng ta có nhiều điều kiện để tiếp xúc với nhiều tư liệu quý giá, cũng như các đánh giá khách quan khác nhau. Nhưng cho dù đánh giá như thế nào đi chăng nữa, tích cực hay tiêu cực, thì chúng ta không thể phủ nhận những việc mà triều đại này đã làm cho nước ta trong lịch sử dân tộc ta, đó là sự thống nhất về lãnh thổ sau gần 300 năm bị chia cắt (dưới triều Gia Long), sự ổn định và lớn mạnh của nước Đại Việt (dưới thời Minh Mạng), cũng như những thành tựu về văn hóa là hết sức to lớn.
    Những thành tựu của đất nước dưới triều đại này là hết sức to lớn và rõ nét đặc biệt dưới triều vua Minh Mạng. Những thành tựu cả về kinh tế và văn hóa .
    Dưới triều vua Minh Mạng, nền kinh tế đất nước đã dần dần đi vào ổn định, đời sống các tầng lớp nhân dân đã có bước tiến bộ hơn so với thời kì trước. Sau gần 300 năm đất nước bị chia cắt, chiến tranh kéo dài, thì việc ổn định đất nước, đưa đất nước ngày càng cường thịnh là công lao không nhỏ của Gia Long và Minh Mạng và các vua đầu triều Nguyễn
    Dưới chế độ phong kiến thì nông nghiệp được coi là ngành kinh tế chính của quốc gia, triều Minh Mạng cũng vậy. Minh Mạng hiểu rất rõ những đièu này, thế nên ông đã cố gắng ban hành những chính sách nhằm khôi phục lại nông nghiệp, trong đó việc khai hoang ruộng đất là điều hết sức quan trọng trong toàn bộ chính sách khuyến nông của vua Minh Mạng.
    Từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, các bài viết về đề tài nông nghiệp, chính sách khuyến nông dưới triều vua Minh Mạng hay các bài viết về vấn đề khai hoang ruộng đất thời vua Minh Mạng. Các công trình nghiên cứu đó đã giúp chúng ta hiểu một cách khá toàn diện về nông nghiệp triều vua Minh Mạng.
    Bài nghiên cứu này, tôi mong muốn góp phần nhỏ bé công sức của mình nhằm sáng tỏ vấn đề khai hoang ruộng đất thời vua Minh Mạng.
    2. Lịch sử nghiên cứu
    Dưới chế độ phong kiến nói chung hay phong kiến Việt Nam nói riêng, nông nghiệp luôn luôn là vấn đề lớn của toàn bộ quốc gia.
    Vấn đề nông nghiệp dưới triều vua Minh Mạng đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của không ít các học giả, các nhà nghiên cứu không chỉ trong giới sử học. Đã có nhiều các tác phẩm, công trình nghiên cứu về vấn đề này đã được công bố như:
    - "Chính sách khuyến nông dưới triều vua Minh Mạng" của Mai Khắc Ứng. Tác giả bên cạnh việc khái quát quá trình khai hoang ruộng đất trong cả nước, một số thành tựu về khai hoang thời Minh Mạng , thì tác phẩm nhấn mạnh vào những chính sách khuyến nông của vua Minh Mạng, thành tự về nông nghiệp thời vua Minh Mạng.
    - "Chế độ công điền công thổ trong lịch sử khai hoang lập ấp ở Nam kỳ lục tỉnh" của Nguyễn Đình Đầu. Tác giả khái quát tình hình khai hoang ruộng đất của các lưu dân người Việt từ khi họ đặt chân tới vùng đất Nam kỳ, quá trình thiết lập chính quyền của các chúa Nguyễn trên vùng đất Nam kỳ lục tỉnh, ngoài ra trọng tâm của tác phẩm là tìm hiểu quá trình thiết lập chế độ công điền công thổ của nhà nước phong kiến Việt Nam trên vùng đất mới.
    - Tác phẩm "Nguyễn Hữu Cảnh chân dung người mở cõi", viết về cuộc đời, sự nghiệp của Lễ Thành Hầu - Nguyễn Hữu Cảnh, người được coi có công lao to lớn trong việc thiết lập chính quyền của chúa Nguyễn trên vùng đất mới Gia Định.
    - Tác phẩm "Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam bộ qua các thế kỉ XVII, XVIII, XIX". Tác giả nghiên cứu quá trình khai hoang, lập ấp của các cư dân Việt khi vào Nam bộ khai khẩn ruộng đất hoang, đồng thời tác phẩm cũng tìm hiểu quá trình xác lập chủ quyền của các chúa Nguyễn trong các thế kỉ XVII-XVIII, và chính sách của các vua đầu triều Nguyễn trong thế kỷ XIX.
    Ngoài ra còn nhiều các tác phẩm, công trình nghiên cứu khác liên quan đến vấn đề khai hoang ruộng đất dưới triều vua Minh Mạng như: "Đại Nam thực lục", "Gia định thành thông chí", "Minh Mệnh chính yếu", "Tình hình nông nghiệp và đời sống nông dân dưới triều Nguyễn", "Kinh tế xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn" .
    Tuy nhiên với mong muốn làm rõ hơn nữa vấn đề khai hoang ruộng đất thời Nguyễn đăcc biệt dưới thời vua Minh Mạng, tôi đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài “VẤN ĐỀ KHAI HOANG RUỘNG ĐẤT TRIỀU VUA MINH MẠNG ( 1820 – 1840)” và mong sẽ làm rõ hơn về một số vấn đề liên quan.
    3. Mục tiêu, phạm vi nghiên cứu đề tài
    Đề tài nhằm mục đích tìm hiểu vấn đề khai hoang ruộng đất thời vua Minh Mạng, tìm hiểu những chính sách, những thành tựu quan trọng trong khai hoang ruộng đất dưới triều vua Minh Mạng. Ngoài ra, đề tài cũng khái quát lạ những thành tựu khai hoang ruộng đất trước đó của các triều đại trước.
    Phạm vi đề tài trọng tâm đi sâu nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc khai hoang ruộng đất, các chính sách nhằm khai hoang ruộng đất dưới triều vua Mịnh Mạng từ 1820 - 1840. Không gian nghiên cứu của đề tài là phạm vi trên cả nước.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Để giả quyết đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
    Phương pháp luận sử học
    Phương pháp logic học
    Phương pháp so sánh, đánh giá, phân tích, tổng hợp và thống kê từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau.
    Cùng với các phương pháp trên thì chúng tôi đã dựa và quan điểm sử học Macxit và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng để tôi tìm hiểu nghiên cứu vấn đề này.
    5. Đóng góp đề tài
    Đề tài thực hiện tôi mong sẽ giả quyết một số vấn đề:
    - Khái quát những thành tựu khai hoang ruộng đất trước thời vua Minh Mạng như: triều Lý – Trần, Lê sơ, thời các chúa Nguyễn
    - Những chính sách khuyến khích khai hoang thời vua Minh Mạng.
    - Một số thành tựu chính về khai hoang ruộng đất thời vua Minh Mạng (1820 – 1840).
    6. Bố cục đề tài
    Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo thì nội dung chính của bài tiểu luận này được chia làm 2 chương:
    Chương I: KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH KHAI HOANG TRƯỚC TRIỀU VUA MINH MẠNG
    Chương II: VẤN ĐỀ KHAI HOANG RUỘNG ĐẤT TRIỀU VUA MINH MẠNG ( 1820 – 1840)
    Trong mỗi chương lại được chia thành các đề mục khác nhau nhằm thuận tiện cho việc đi sâu tìm hiểu, khai thác nội dung đề tài .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...