Báo Cáo Chính sách khắc phục hậu quả lũ lụt cho hộ nông dân sản xuất quy mô nhỏ tại hà tĩnh sau trận lũ kép

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÁO CÁO TÓM TẮT


    1. Các phát hiện chính

    Khung pháp lý của nhà nước về chính sách hỗ trợ khắc phục thiệt hại về thiên tai tương đối toàn diện. Nhà nước có chính sách quy định cụ thể các đối tượng chịu thiệt hại được hỗ trợ, các biện pháp và mức độ hỗ trợ, hỗ trợ dân sinh, hỗ trợ khôi phục sản xuất và vận động cứu trợ nạn nhân bị thiên tai. Cách hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai mang tính từ “trên xuống”, rõ ràng, theo cách này chính quyền đã ứng phó nhanh chóng và kịp thời, hạn chế tổn thất tối đa về người và tài sản, nhất là không để nạn đói xảy ra sau thiên tai. Tuy nhiên, trong dài hạn, các biện pháp để phục hồi sản xuất dường như kém quyết liệt hơn

    Chính quyền tỉnh có trách nhiệm chủ động hỗ trợ thiệt hại cho người dân địa phương. Đối với phục hồi trong dài hạn, cụ thể là hỗ trợ cho khôi phục sản xuất vùng bị thiên tai, Hà Tĩnh được ngân sách trung ương hỗ trợ 70% kinh phí bị thiệt hại do thiên tai . Ngoài ra, trong trường hợp ngân sách địa phương chi hỗ trợ cho nông dân vùng bị thiệt hại vượt quá 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương thì được ngân sách trung ương hỗ trợ bổ sung kinh phí để địa phương có đủ nguồn lực thực hiện .

    Một số đối tượng bị thiệt hại trong diện được hỗ trợ nhưng UBND tỉnh Hà Tĩnh chưa có biện pháp hỗ trợ, đó là: (i) Hộ nông dân sản xuất quy mô nhỏ chăn nuôi dưới 10 con lợn nái, hoặc 100 con lợn thịt, hoặc 300 gia cầm đẻ trứng hoặc 500 con gia cầm nuôi lấy thịt. (ii) Hộ nuôi trồng thủy sản quy mô trên 02 ha nhưng bị thiệt hại dưới 70% hoặc hộ nuôi trồng thủy sản dưới 02 ha (iii) Hộ trồng cây công nghiệp và cây ăn quả

    Chi phí hỗ trợ khắc phục thiên tai ở một tỉnh thường xuyên bị thiên tai là một gánh nặng cho ngân sách địa phương. Quan sát số liệu về thiên tai tại Hà Tĩnh giai đoạn 2006-2008 từ dữ liệu VHLSS 2008 và hỗ trợ từ chính quyền trung ương và địa phương sau lũ lụt 2010 cho thấy chi phí tái thiết chủ yếu đặt lên vai của nhà nước. Theo quy định thì các tỉnh phải chủ động tự cân đối các khoản chi cho hỗ trợ khắc phục bão lũ, chỉ trong trường hợp quá khó khăn thì ngân sách trung ương mới hỗ trợ. Vì vậy, một tỉnh khó khăn như Hà Tĩnh, cộng thêm thiên tai thường xuyên xảy ra thật sự là một gánh nặng cho chính quyền tỉnh.

    Thiệt hại của các hộ gia đình được khảo sát sau trận lũ 2010 là rất lớn. 5 loại thiệt hại có tỷ lệ gia đình chịu ảnh hưởng nhiều nhất là thiệt hại về hoa mầu (75.9%), bị thiệt hại về lúa (64,5%), thiệt hại về chăn nuôi lợn và gia cầm của các hộ quy mô nhỏ lẻ (37,5%), thiệt hại về chăn nuôi lợn của hộ quy mô nhỏ lẻ (29,8%) và thiệt hại về nhà chính (28,9%). Nếu không có biện pháp thỏa đáng hỗ trợ cho các hộ sản xuất quy mô nhỏ sẽ dẫn đến việc họ gặp rất nhiều khó khăn trong phục hồi sản xuất và như vậy sẽ dẫn đến nguy cơ đói nghèo.

    Thu nhập trung bình tháng của các hộ được điều tra giảm mạnh sau lũ, và tới thời điểm hiện tại mới bằng 73% so với trước lũ. Thu nhập trung bình tháng của các hộ đã giảm đi khoảng một nửa từ 1,9 triệu trước lũ còn 0,9 triệu trong khoảng thời gian 3 tháng sau lũ, trong đó thu nhập từ nông nghiệp giảm từ 1,15 triệu xuống còn 0,3 triệu. Nhờ các chính sách hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai của nhà nước, cùng với hỗ trợ của các tổ chức khác và nỗ lực khôi phục sản xuất của bản thân các hộ, thu nhập trung bình đã dần phục hồi, tuy vậy 3 tháng gần đây, thu nhập trung bình tháng mới đạt 1,4 triệu đồng

    Tỷ lệ hộ nghèo tăng lên rất cao ở Hương Khê và Vũ Quang, tỷ lệ trung bình tăng từ 23,6% lên 50% trong năm 2011 (sau lũ), nhưng không thể quan sát được tác động trực tiếp của trận lũ 2010 lên nghèo đói. Tỷ lệ nghèo đói tăng cao được giải thích bằng hai nguyên nhân: Thứ nhất, do các hộ trong các xã trên chịu ảnh hưởng nặng nề bởi trận lũ, lũ làm 8 người chết, 112 người bị thương, phá hủy 1028 lúa, 570 ha ngô vụ đông, 160 ha khoai lang, 290 ha rau và hoa mầu, 395 tấn tôm cá , . vì thế nhiều hộ dân trong các xã lâm vào tình trạng đói nghèo. Thứ hai, tỷ lệ hộ nghèo ở các xã tăng lên là do năm 2011 Việt Nam áp dụng chuẩn nghèo mới, theo đó mức chuẩn nghèo tăng từ 200.000 đ/người/tháng lên 400.000đ/tháng.

    Các loại hỗ trợ theo quy định của UBND tỉnh Hà Tĩnh cho đến thời điểm hiện tại chủ yếu có ý nghĩa về mặt dân sinh, còn hỗ trợ cho khôi phục sản xuất trong dài hạn còn chưa thỏa đáng. Khảo sát các hộ gia đình, thì các loại hỗ trợ chủ yếu là có ý nghĩa về mặt dân sinh (chiếm 74% số hộ trả lời), còn chỉ có 30.8% trả lời là có ý nghĩa khôi phục sản xuất. Phỏng vấn các cán bộ huyện/xã cho thấy có 64/152 ý kiến cho là hỗ trợ chưa thỏa đáng, cần hỗ trợ về vay vốn để người dân khôi phục sản xuất, và có đến 88/152 ý kiến cho rằng (i) thiệt hại là quá lớn khó mà thỏa đáng được, (ii) từ trước đến nay mức hỗ trợ đã thực hiện là thỏa đáng nhất (iii) thỏa đáng về hỗ trợ cứu đói.

    Tất cả các hộ gia đình đều biết đến biện pháp hỗ trợ của chính quyền, tuy nhiên chỉ có hộ thiệt hại được bình xét của thôn/xóm theo quy định và trong diện được hưởng mới được hưởng hỗ trợ.

    Diện tích cây trồng tại các hộ được điều tra đã được phục hồi gần tương đương so với trước trận lũ, một phần lớn nhờ vào biện pháp hỗ trợ của nhà nước. Tuy nhiên, yếu tố khách quan có những ảnh hưởng bất lợi cho vụ đông xuân đó là, thời tiết rét đậm, sâu bệnh phức tạp, hệ thống kênh mương phục vụ tưới tiêu mới phục hồi một phần, giá giống, vật tư phân bón tăng cao đã ảnh hưởng đến việc khôi phục sản xuất

    Hoạt động chăn nuôi sau lũ còn gặp rất nhiều khó khăn, số lợn và gia cầm ở các hộ được điều tra sụt giảm mạnh, đến hiện giờ vẫn còn rất khó khăn, số lượng gia súc mới chỉ bằng khoảng 2/3 so với trước lũ, riêng số lượng gia cầm mới bằng khoảng một nửa so với trước lũ. Các khó khăn khôi phục chăn nuôi đó là (i) lợn/gia cầm của các hộ quy mô nhỏ không được hỗ trợ, (ii) khó tiếp cận vay vốn với lãi suất ưu đãi nếu không thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo.

    Nhu cầu của người dân thiên về hỗ trợ để khôi phục sản xuất. 51,5% người dân mong muốn được hỗ trợ để khôi phục sản xuất, 44,4% mong muốn được hỗ trợ để ổn định điều kiện sống. Nhu cầu hỗ trợ tín dụng là rất lớn, tuy nhiên các nguồn đáp ứng là rất hạn chế.

    Có khoảng trống chính sách trong khôi phục sản xuất. Để đánh giá hiệu quả chính sách của nhà nước, nhóm nghiên cứu đã đề nghị hộ gia đình cho điểm chính sách cứu trợ và chính sách phục hồi theo thang điểm 5 với 1 không hiệu quả và 5 là rất hiệu quả. Kết quả cho thấy điểm trung bình cho chính sách cứu trợ là 4,15 và cho chính sách khôi phục sản xuất là 3,04. Như vậy khoảng trống chính sách trong phục hồi sản xuất là rất rõ ràng.

    Chính quyền huyện/xã đã thực hiện tốt các biện pháp hỗ trợ khắc phục hậu quả theo chính sách của chính quyền tỉnh. Các văn bản hướng dẫn cụ thể được UBND huyện ban hành giúp các quy trình thực hiện cứu trợ rõ ràng, minh bạch

    Nguồn lực tài chính của chính quyền huyện/xã là rất hạn chế, chủ yếu kinh phí khôi phục là từ ngân sách cấp trên.

    Nguy cơ đói nghèo cao của các hộ sản xuất quy mô nhỏ lẻ không được tiếp cận với nguồn hỗ trợ được chính quyền cấp huyện/xã thừa nhận, nhưng chính quyền huyện/xã chưa có các biện pháp gì để hỗ trợ các hộ này cho dù các hộ này chiếm trên 90% các hộ trong huyện/xã.

    2. Một số kiến nghị chính

    - Đối với trung ương:

    ã Việc khôi phục sản xuất cần có thời gian nhưng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần sớm ban hành chính sách và hướng dẫn việc thực thi các biện pháp hỗ trợ sản xuất sau thiên tai. Sau thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn nên thực hiện một nghiên cứu đánh giá độc lập để có thể xây dựng kế hoạch cụ thể giúp đỡ vùng bị thiên tai khôi phục sản xuất.

    ã Cơ quan Mặt trận tổ quốc, Hội chữ thập đỏ, Quỹ Hỗ trợ thiên tai miền Trung cần quan tâm vận động nguồn lực và có biện pháp cho hỗ trợ phục hồi sản xuất mạnh mẽ hơn nữa.

    ã Các hỗ trợ từ trung ương xuống địa phương đã phát huy tác dụng nhanh chóng và kịp thời đáp ứng được hỗ trợ ban đầu sau lũ lụt. Nhưng trong dài hạn, chính sách này còn nhiều khoảng trống. Để kiến thiết cần phải xây dựng chính sách mang tính “từ dưới lên” và có sự tham gia của cộng đồng, đó là chính quyền cấp trên cần tham vấn nhu cầu của cấp dưới, chính quyền tham khảo ý kiến của người dân ví dụ với nguồn lực hạn chế cần liệt kế nhu cầu ưu tiên vấn đề gì làm trước, vấn đề gì làm sau, nguồn lực nào thiếu hụt ngân sách nhà nước không đáp ứng được cần vận động từ bên ngoài để đáp ứng được lợi ích của cộng đồng tốt nhất

    ã Việc quy hoạch hệ thống giao thông, công trình thủy lợi cần phải kết hợp với phòng chống thiên tai
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...