Tiến Sĩ Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/8/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC


    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
    CHÍNH SÁCH HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
    PHẠM TỘI


    9
    1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 9
    1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 15
    1.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 27
    Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH HÌNH SỰ
    ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI

    31
    2.1. Khái niệm, đặc điểm, mục tiêu và các nguyên tắc của chính sách hình sự
    đối với người chưa thành niên phạm tội

    31
    2.2. Yêu cầu và các yếu tố bảo đảm xây dựng, thực hiện chính sách hình sự đối
    với người chưa thành niên phạm tội

    52
    2.3. Nội dung, các nhân tố tác động và các biện pháp thực hiện chính sách hình
    sự đối với người chưa thành niên phạm tội

    61
    Chương 3. CHÍNH SÁCH HÌNH SỰ HIỆN HÀNH ĐỐI VỚI NGƯỜI
    CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI Ở VIỆT NAM

    75
    3.1. Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội thể hiện trong
    pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay
    75
    3.2. Nhận xét, đánh giá về chính sách hình sự đối với người chưa thành niên
    phạm tội thể hiện trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay

    105
    Chương 4. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HÌNH SỰ ĐỐI VỚI
    NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

    111
    4.1. Tình hình thực hiện chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm
    tội ở Việt Nam hiện nay

    111
    4.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm
    tội ở Việt Nam hiện nay

    134
    KẾT LUẬN 148
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN
    ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

    150
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 151



    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


    CHỮ VIẾT TẮT CHỮ NGUYÊN NGHĨA
    BLHS Bộ luật hình sự
    CSHS Chính sách hình sự
    NCTN Người chưa thành niên

    1

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, con người và vấn đề bảo đảm quyền con
    người là trung tâm của mọi hoạt động xã hội. Quan điểm xuyên suốt thể hiện trong
    đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam là luôn coi con người vừa là
    mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước, trong đó trẻ em, người chưa
    thành niên (NCTN) được ví như măng non, là nguồn hạnh phúc của gia đình, tương
    lai của dân tộc, chủ nhân kế tục sự nghiệp phát triển đất nước. Cương lĩnh xây dựng
    đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011)
    đã nhấn mạnh: “ Chú trọng cải thiện điều kiện sống, lao động và học tập của
    thanh niên, thiếu niên, giáo dục và bảo vệ trẻ em ”[39, tr.79-80]. Đối với NCTN
    nói chung, trẻ em nói riêng, quan điểm của Nhà nước ta là bảo vệ, chăm sóc và giáo
    dục nhằm giúp họ phát triển về thể chất lẫn tinh thần một cách tốt nhất. Điều 37
    Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi, bổ sung năm 2013)
    xác định: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo
    dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em”. Điều 5 Luật Bảo vệ, chăm sóc và
    giáo dục trẻ em năm 2004 cũng quy định rõ: “Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
    em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, Nhà nước, xã hội và công dân”. Trên
    bình diện chính sách hình sự (CSHS) của Đảng và Nhà nước ta thì Hiến pháp và
    pháp luật luôn coi trẻ em, NCTN là đối tượng cần bảo vệ, chăm sóc và quan tâm
    đặc biệt đối với cả hai trường hợp, khi họ là chủ thể của tội phạm cũng như khi họ
    là đối tượng tác động của tội phạm.
    Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm do NCTN thực hiện ở nước ta
    có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Theo thống kê của Ban chủ nhiệm Đề
    án 4 Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, từ năm 2006 đến năm 2015 cả
    nước xảy ra 95.474 vụ phạm pháp hình sự về trật tự xã hội do NCTN thực hiện, với
    tổng số 147.590 đối tượng. Số vụ, số đối tượng là NCTN phạm tội hàng năm có xu
    hướng tăng lên; thành phần đối tượng, lĩnh vực phạm tội ngày càng đa dạng hơn;
    tính chất hành vi phạm tội, phương thức thủ đoạn và hậu quả gây ra ngày càng
    nghiêm trọng, nguy hiểm hơn. Các tội phạm giết người, cướp tài sản, trộm cắp tài
    sản, gây rối trật tự công cộng và tội phạm về ma túy do NCTN gây ra đang ngày
    2

    càng phổ biến. Hành vi phạm tội của NCTN không còn đơn giản do bồng bột, thiếu
    suy nghĩ mà đã có sự tính toán, chuẩn bị kỹ càng và khá tinh vi, thậm chí đã hình
    thành các băng nhóm tội phạm có tổ chức. Đứng trước thực trạng đó, gia đình, nhà
    trường và xã hội đã có nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ nêu trên. Tuy
    nhiên, để đưa ra được một giải pháp đồng bộ, hiệu quả cho vấn đề này, trước hết
    phải xác định một cách khoa học, khách quan và đúng đắn về nguyên nhân cũng
    như đặc điểm tâm lý lứa tuổi của NCTN nói chung và NCTN phạm tội nói riêng.
    Xuất phát từ đặc điểm đặc trưng về tâm lý, giới tính, lứa tuổi của NCTN
    phạm tội đó là những người chưa thật sự trưởng thành, họ đang ở độ tuổi bẻ gãy
    sừng trâu, có những hạn chế nhất định về thể chất và tâm lý, suy nghĩ của NCTN
    thường thiếu chín chắn, mang tính bộc phát, ngẫu hứng cho nên CSHS đối với
    những đối tượng này cũng có nhiều điểm khác biệt so với đối tượng là người đã
    thành niên phạm tội. Điều 40 Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em có ghi:
    “Các quốc gia thừa nhận quyền của mọi trẻ em bị cho là tố cáo hay bị công nhận là
    đã vi phạm luật hình sự được đối xử phù hợp với việc cổ vũ ý thức của trẻ em
    Cách đối xử cũng phải tính đến lứa tuổi của trẻ em và đến điều mong muốn làm sao
    thúc đẩy sự tái hòa nhập vào việc đảm đương một vai trò xây dựng trong xã hội trẻ
    em ”[34]. Nhận thức này đã được nhà làm luật thể chế hóa trong các quy định của
    pháp luật hình sự và tố tụng hình sự Việt Nam, từ quy định về độ tuổi chịu trách
    nhiệm hình sự, nguyên tắc xử lý đối với NCTN phạm tội, các loại hình phạt và biện
    pháp tư pháp áp dụng đối với NCTN phạm tội, vấn đề quyết định hình phạt và các
    biện pháp tha miễn đối với NCTN phạm tội đến các quy định về trình tự, thủ tục tố
    tụng đối với NCTN phạm tội. Đây chính là cơ sở pháp lý cho việc tiến hành các
    hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự đối với NCTN phạm tội, đảm bảo phòng
    ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh,
    kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.
    Có thể khẳng định, đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm
    do NCTN thực hiện nói riêng không phải là nhiệm vụ của riêng ai mà là trách
    nhiệm của mỗi công dân, từng gia đình, các cơ quan nhà nước và của toàn thể xã
    hội. Cuộc đấu tranh này chỉ có thể thu được kết quả tốt khi có sự tham gia đông đảo
    của các giai tầng trong xã hội với một hệ thống các biện pháp đa dạng, đặc biệt,
    3

    phải có một hệ thống các quan điểm, đường lối, chủ trương, định hướng chỉ đạo phù
    hợp và kịp thời nhằm đảm bảo từng bước đi thích hợp, vừa mang tính sách lược,
    vừa thể hiện tính chiến lược trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định. Hệ thống
    các quan điểm, đường lối, chủ trương, định hướng chỉ đạo trong đấu tranh phòng,
    chống tội phạm do NCTN thực hiện được gọi là CSHS. CSHS do đó trở thành hạt
    nhân của cuộc đấu tranh này, góp phần phối hợp hoạt động của các cơ quan nhà
    nước, tổ chức xã hội và công dân vào mục đích khắc phục, hạn chế và loại trừ tội
    phạm ra khỏi xã hội.
    CSHS đối với NCTN phạm tội bảo đảm sự thống nhất giữa ý chí của giai cấp
    cầm quyền với pháp luật của Nhà nước, giữa pháp luật với việc áp dụng pháp luật đó
    trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Việc hiểu không đúng, hoạch định không
    đúng hoặc thực hiện không đúng CSHS đối với NCTN phạm tội sẽ làm giảm hiệu
    quả của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Khẳng định này đã được chứng
    minh trong thực tiễn, nhận thức không đúng CSHS đối với NCTN phạm tội có khả
    năng dẫn đến những hạn chế, thiếu sót, sai lầm trong công tác xây dựng pháp luật,
    trong thực tiễn áp dụng và thi hành pháp luật. Không nắm vững CSHS đối với NCTN
    phạm tội sẽ làm cho việc thực hiện chủ trương, đường lối trở nên gò bó, cứng nhắc
    hoặc tùy tiện, thái quá, không đạt được hiệu quả như mong muốn [104].
    Xuất phát từ thực tiễn cho thấy, những năm qua việc nắm bắt và thực hiện
    CSHS đối với NCTN phạm tội còn tồn tại nhiều bất cập. Pháp luật hình sự quy định
    về tội phạm và hình phạt đối với NCTN phạm tội còn nhiều bất cập, việc tổ chức
    thực thi pháp luật hình sự trong đấu tranh phòng, chống tội phạm còn nhiều hạn
    chế, trong khi đó, công tác tổng kết thực tiễn lại rất ít được quan tâm. Vì thế, những
    vấn đề lý luận và thực tiễn về CSHS đối với NCTN phạm tội cũng như việc triển
    khai thực hiện CSHS đối với NCTN phạm tội còn tản mạn, thiếu thống nhất. Để
    góp phần hệ thống hóa, kiến giải, làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn triển
    khai thực hiện CSHS đối với NCTN phạm tội. Trên cơ sở đó, đưa ra một số giải
    pháp hoàn thiện CSHS đối với NCTN phạm tội ở Việt Nam, tác giả chọn nghiên
    cứu đề tài: “Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam
    hiện nay”.

    4

    2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
    - Mục đích của luận án: Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn triển
    khai thực hiện CSHS đối với NCTN phạm tội ở Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó đề
    xuất một số giải pháp cụ thể cho việc hoạch định và triển khai thực hiện CSHS đối
    với NCTN phạm tội trong thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
    - Nhiệm vụ của luận án: Để đạt được mục đích nêu trên, luận án đặt ra và
    phải giải quyết các nhiệm vụ sau đây:
    + Kiến giải làm rõ nội hàm khái niệm CSHS đối với NCTN phạm tội; xác
    định vị trí, vai trò, đặc điểm, mục tiêu, các nguyên tắc và ý nghĩa của CSHS đối với
    NCTN phạm tội trong thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, hay nói
    cách khác là xác định mối liên hệ giữa CSHS đối với NCTN phạm tội và hiệu quả
    thực tế của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm do NCTN thực hiện;
    + Phân tích làm rõ yêu cầu và các yếu tố bảo đảm xây dựng và thực hiện
    CSHS đối với NCTN phạm tội; nội dung, các nhân tố tác động và các biện pháp
    thực hiện CSHS đối với NCTN phạm tội;
    + Phân tích sự thể hiện của CSHS đối với NCTN phạm tội trong pháp luật hình
    sự Việt Nam thông qua các khía cạnh: mục tiêu, quan điểm, đường lối xử lý, nguyên
    tắc xử lý, quy định về tội phạm, quy định về hình phạt đối với NCTN phạm tội;
    + Đánh giá khách quan, toàn diện thực trạng hoạch định, thực hiện (điều tra,
    truy tố, xét xử, định tội danh, quyết định hình phạt), phân tích và đánh giá CSHS
    đối với NCTN phạm tội ở Việt Nam hiện nay.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án
    - Đối tượng nghiên cứu của luận án: Những vấn đề lý luận về CSHS đối
    với NCTN phạm tội, CSHS hiện hành đối với NCTN phạm tội ở Việt Nam và việc
    triển khai thực hiện CSHS đối với NCTN phạm tội ở Việt Nam hiện nay.
    - Phạm vi nghiên cứu của luận án:
    + Phạm vi nội dung: Dưới góc độ khoa học pháp lý, quan niệm như thế nào
    là CSHS đã được nhiều tác giả quan tâm, đề cập trong sách, báo pháp lý. Trong đó,
    các tác giả đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm và nội dung của
    CSHS. Sự khác nhau giữa các quan điểm này thể hiện chủ yếu ở quan niệm CSHS
    theo nghĩa rất rộng, rộng hay hẹp. Tuy nhiên, giữa các quan điểm đó lại không có sự
    khác nhau về nội dung và những bộ phận của CSHS. Với nhận thức đó, chúng tôi
    5

    cho rằng, nội dung và các bộ phận của CSHS đối với NCTN phạm tội được thể hiện
    ở chính sách pháp luật hình sự, chính sách pháp luật tố tụng hình sự, chính sách
    pháp luật thi hành án hình sự và chính sách phòng ngừa tội phạm. Trong phạm vi
    nội dung nghiên cứu luận án, chúng tôi tập trung làm rõ CSHS đối với NCTN phạm
    tội theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm chính sách pháp luật hình sự mà cụ thể là chính sách
    về tội phạm và chính sách về hình phạt đối với NCTN phạm tội. Tất nhiên, việc giới
    hạn nội dung nghiên cứu này chỉ mang tính tương đối bởi lẽ theo phương pháp
    nghiên cứu khoa học tiếp cận vấn đề đa ngành, liên ngành, các vấn đề được bàn
    luận, phân tích, kiến giải luôn đan xen và hòa quyện với nhau trên hệ thống nền
    tảng tri thức chung.
    + Phạm vi không gian: Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận
    và thực tiễn liên quan đến chính sách về tội phạm và chính sách về hình phạt đối với
    NCTN phạm tội ở Việt Nam. Tiến hành phân tích điển hình tại địa bàn Thành phố
    Hồ Chí Minh.
    + Phạm vi thời gian: Các số liệu thống kê sử dụng trong luận án được tiến
    hành thu thập từ năm 2006 đến năm 2015.
    4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu luận án
    - Phương pháp luận: Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp
    luận biện chứng duy vật của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan
    điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
    Việt Nam về đường lối đổi mới đất nước, tinh thần cải cách tư pháp, chiến lược xây
    dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm.
    Trong quá trình nghiên cứu, luận án đã sử dụng phương pháp nghiên cứu của chuyên
    ngành Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự, Tội phạm học, Tâm lý học, Xã hội học,
    Khoa học điều tra hình sự với các phương pháp nghiên cứu cụ thể để làm sáng tỏ bản
    chất của vấn đề CSHS đối với NCTN phạm tội.
    Đặc biệt, trong quá trình nghiên cứu, luận án sử dụng hệ thống tri thức và
    phương pháp tiếp cận của Khoa học Chính sách công vào việc giải quyết các nội
    dung của vấn đề CSHS đối với NCTN phạm tội. Bởi lẽ, pháp luật chính là một hình
    thức biểu hiện của Chính sách công. Trong nhiều đạo luật hoặc văn bản quy phạm
    pháp luật cụ thể, Chính sách công chính là linh hồn của văn bản. Nghiên cứu mối
    quan hệ giữa Chính sách công và pháp luật không đơn thuần là câu chuyện lý luận
    6

    nhận thức mang tính hàn lâm. Nhận thức rõ mối quan hệ giữa Chính sách công và
    pháp luật có thể là chìa khóa để cải thiện công tác xây dựng pháp luật. Thật khó có
    được các quy phạm pháp luật tốt nếu như ý tưởng chính sách ẩn chứa trong các văn
    bản quy phạm ấy không bảo đảm tính hợp lý, hợp pháp và khả thi. Pháp luật tốt
    luôn đi kèm với chính sách có chất lượng. Đầu tư cho công tác hoạch định, phân
    tích chính sách trong quá trình xây dựng pháp luật chính là một trong những chìa
    khóa quan trọng để nâng cao chất lượng của từng văn bản quy phạm pháp luật và
    qua đó là nâng cao chất lượng của toàn bộ hệ thống pháp luật.
    Với quan điểm hệ thống, CSHS đối với NCTN phạm tội là một bộ phận quan
    trọng không thể tách rời của chính sách pháp luật, CSHS và cũng nhằm thực hiện
    nhiệm vụ chung của chính sách pháp luật, CSHS, nhưng CSHS đối với NCTN
    phạm tội lại có nội dung, nhiệm vụ, mục đích riêng của mình. Vì vậy, nghiên cứu
    lấy nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ của chính sách pháp luật, CSHS làm xuất phát
    điểm để tiếp cận bản chất vấn đề nghiên cứu và từ đó tìm ra các liên hệ bản chất cần
    triển khai nghiên cứu trong luận án.
    - Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu luận án chúng tôi
    sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
    + Phương pháp phân tích tài liệu, sử dụng để hệ thống hóa những vấn đề lý
    luận về CSHS đối với NCTN phạm tội; về quy trình chính sách từ việc hoạch định,
    tổ chức thực hiện đến việc phân tích, đánh giá chính sách; đánh giá thực tiễn điều
    tra, truy tố, xét xử đối người NCTN phạm tội qua hệ thống 200 bản án hình sự được
    thu thập tại Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo tổng kết của Văn
    phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về
    trật tự xã hội (Bộ Công an), Báo cáo chuyên đề, Báo cáo tổng kết hàng năm của
    Tổng cục Cảnh sát, của Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố
    Hồ Chí Minh, của Tổng cục thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp (Bộ Công an).
    + Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh số liệu thống kê, sử dụng để điều
    tra, khảo sát thực tế và thống kê tình hình NCTN phạm tội ở Việt Nam trong thời gian
    qua nhằm làm căn cứ cho việc xây dựng và hoàn thiện CSHS đối với NCTN phạm tội.
    + Phương pháp tổng kết thực tiễn, sử dụng để nghiên cứu tổng kết đánh giá
    những kết quả, tài liệu thu thập được từ thực tiễn áp dụng các quy định của pháp
    luật hình sự về tội phạm và hình phạt đối với NCTN phạm tội ở Việt Nam.
    7

    + Phương pháp so sánh pháp luật, phương pháp này được sử dụng để nghiên
    cứu lý luận và thực tiễn về CSHS đối với NCTN phạm tội thông qua các quy định
    cụ thể của pháp luật hình sự của nước ngoài, đối chiếu so sánh với các quy định của
    Việt Nam, để tìm được phương án, đề xuất hợp lý cho Việt Nam.
    + Phương pháp chuyên gia, sử dụng để tham khảo ý kiến của các cán bộ thực
    tiễn, các chuyên gia nghiên cứu về những vấn đề có liên quan đến CSHS đối với
    NCTN phạm tội. Việc nghiên cứu này có thể được tiến hành thông qua các ấn
    phẩm, chuyên khảo, đề tài khoa học, sách báo pháp lý đã được xuất bản, nghiệm thu
    có đề cập đến nội dung nghiên cứu của luận án.
    + Phương pháp điều tra điển hình, sử dụng để thu thập thông tin một số vụ
    án điển hình và kết quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm do NCTN thực
    hiện trong thời gian qua của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
    5. Những đóng góp mới của luận án
    Có thể khẳng định, luận án là một trong những công trình nghiên cứu chuyên
    khảo dưới góc độ Luật hình sự và tố tụng hình sự, có sự tiếp thu tri thức của các
    công trình khoa học đã được công bố trước đây về vấn đề CSHS đối với NCTN
    phạm tội, đi sâu phân tích, luận giải một cách có hệ thống và khoa học về những
    khía cạnh khác nhau có liên quan đến lý luận và thực tiễn CSHS đối với NCTN
    phạm tội ở Việt Nam hiện nay. Vì thế những đóng góp mới của luận án được thể
    hiện ở một số điểm cơ bản sau đây:
    Thứ nhất, kiến giải làm rõ nội hàm khái niệm CSHS đối với NCTN phạm tội;
    xác định vị trí, vai trò, đặc điểm, mục tiêu, các nguyên tắc và ý nghĩa của CSHS đối
    với NCTN phạm tội trong thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, hay
    nói cách khác là xác định mối liên hệ giữa CSHS đối với NCTN phạm tội và hiệu
    quả thực tế của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm;
    Thứ hai, phân tích làm rõ yêu cầu và các yếu tố đảm bảo xây dựng và thực
    hiện CSHS đối với NCTN phạm tội; nội dung, các nhân tố tác động và các biện
    pháp thực hiện CSHS đối với NCTN phạm tội;
    Thứ ba, phân tích sự thể hiện của CSHS đối với NCTN phạm tội trong pháp
    luật hình sự Việt Nam thông qua các khía cạnh như: mục tiêu, quan điểm, đường lối
    xử lý, nguyên tắc xử lý, quy định về tội phạm, quy định về hình phạt đối với NCTN
    phạm tội; Thứ tư, đánh giá khách quan, toàn diện thực trạng hoạch định, thực hiện (điều
    tra, truy tố, xét xử, định tội danh, quyết định hình phạt), phân tích và đánh giá CSHS
    đối với NCTN phạm tội ở Việt Nam hiện nay, phát hiện những vấn đề đặt ra và từ đó
    đề xuất một số giải pháp cụ thể cho việc hoạch định và triển khai thực hiện CSHS đối
    với NCTN phạm tội trong thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
    6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
    Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong công tác
    đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm do NCTN thực hiện nói
    riêng. Về mặt lý luận, luận án cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho hoạt động lập
    pháp, hành pháp và đặc biệt trong lĩnh vực hoạt động tư pháp hình sự, áp dụng
    CSHS đối với NCTN phạm tội để đấu tranh có hiệu quả với tội phạm hình sự do
    NCTN thực hiện ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
    Về mặt thực tiễn, luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ
    nghiên cứu về xây dựng pháp luật, cán bộ hoạt động thực tiễn, tổ chức thực hiện và
    áp dụng pháp luật. Đồng thời, đây còn là tài liệu bổ ích cho việc nghiên cứu giảng
    dạy môn học Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự, Luật thi hành án hình sự, Tội phạm
    học, Khoa học Điều tra hình sự trong các học viện, trường đại học đào tạo về Luật.
    7. Cơ cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án
    gồm 4 chương:
    Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến chính sách hình sự
    đối với người chưa thành niên phạm tội
    Chương 2: Những vấn đề lý luận về chính sách hình sự đối với người chưa
    thành niên phạm tội
    Chương 3: Chính sách hình sự hiện hành đối với người chưa thành niên
    phạm tội ở Việt Nam
    Chương 4: Triển khai thực hiện chính sách hình sự đối với người chưa thành
    niên phạm tội ở Việt Nam hiện nay
     
Đang tải...