Chuyên Đề Chính sách hạn mức tín dụng ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Chính sách hạn mức tín dụng ở Việt Nam

    1. Thông tin chung
     Hạn mức tín dụng chỉ giới hạn lớn nhất mà một ngân hàng thương mại có thể cho khách hàng của mình vay và hạn mức này do Ngân hàng Nhà nước quy định và các ngân hàng không được cho vay quá mức này, vì sẽ ảnh hưởng tới khả năng chi trả
     Hàng quý, Ngân hàng Nhà nước sẽ giao một hạn mức cho từng tổ chức và quản lý kiểm soát quá trình thực hiện hạn mức tín dụng đó. Và điều quan trọng là Ngân hàng Nhà nước sử dụng hạn mức tín dụng như một công cụ để thực thi chính sách tiền tệ nhằm hạn chế mức dư nợ tín dụng tối đa đến với nền kinh tế.
     Ở Việt Nam, các ngân hàng có thể mua bán hạn mức tín dụng với mức tối thiểu một lần mua bán là 1 tỷ đồng, theo qui định tại "Qui chế về mua bán hạn mức tín dụng giữa các tổ chức tín dụng"

    2. Thực trạng của việc điều chỉnh hạn mức tín dụng
    Trước tình hình lạm phát có nguy cơ ở mức cao, trong 6 tháng cuối năm 2007 Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ để kiềm chế mức gia tăng tiền tệ phù hợp với yêu cầu kiểm soát lạm phát. Cụ thể:
     Hút tiền về, nhưng vẫn giữ ổn định lãi suất và tỉ giá, đồng thời chỉ đạo các tổ chức tín dụng mở rộng cho vay với tốc độ hợp lý đảm bảo đáp ứng vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
     Tiếp tục rà soát cơ chế để vừa tạo điều kiện cho các khách hàng vay, tiếp cận nguồn vốn trong ngân hàng, đồng thời kiểm soát tốc độ cho vay sao cho có chất lượng.
    Ngoài những yếu tố tác động đến lạm phát như tăng giá lương thực, thực phẩm ., cũng có nguyên nhân do lượng vốn đầu tư nước ngoài cả trực tiếp và gián tiếp vào nền kinh tế trong thời gian qua khá cao. Ngân hàng Nhà nước phải đưa ra một lượng tiền khá lớn để mua lượng ngoại tệ này.
    Góp phần kiềm chế lạm phát, sắp tới Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành chính sách tiền tệ để hút tiền về ở mức trung hoà với lượng tiền đã đưa ra, sao cho khối lượng tiền trong lưu thông ở mức cân đối với tổng giá trị hàng hoá, trên cơ sở phát triển kinh tế và tình hình lạm phát thực tế.
    Hiện nay các ngân hàng thương mại có một lượng vốn dư thừa khá lớn do tốc độ tăng trưởng vốn huy động cao hơn tăng trưởng tín dụng. Ngân hàng Nhà nước sẽ có chính sách hút lượng tiền dư thừa tạm thời này về nên có thể sẽ không làm tăng lãi suất trên thị trường.
     
Đang tải...