Chuyên Đề Chính sách giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ
    1.1. Nội dung của chính sách giáo dục - đào tạo
    Theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (Hiến pháp 1992 sửa đổi) thì phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Nhà nước và xã hội phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Mục tiêu của giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân; đào tạo những người lao động có nghề, năng động và sáng tạo, có niềm tự hào dân tộc, có đạo đức, có ý chí vươn lên góp phần làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [49, tr.211].
    Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử và hệ thống văn bằng.

    Nhà nước phát triển cân đối hệ thống giáo dục gồm giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học; thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở; phát triển các hình thức trường quốc lập, dân lập và các hình thức giáo dục khác.

    Các đoàn thể nhân dân trước hết là Đoàn thanh niên cộng sản hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế, gia đình cùng nhà trường có trách nhiệm giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng [49, tr.211].
    Về thẩm quyền hoạch định chính sách GD-ĐT, theo quy định của Luật tổ chức Chính phủ thì Chính phủ quy định chính sách cụ thể về giáo dục để đảm bảo phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu; ưu tiên đầu tư, khuyến khích các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài. Thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử, hệ thống văn bằng, chức danh khoa học, các loại hình trường lớp và các hình thức giáo dục khác; thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở và chống tái mù chữ.

    - Ở cấp Trung ương

    Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo; tham mưu cho Chính phủ xây dựng chính sách giáo dục theo quy định của Luật tổ chức Chính phủ và Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT còn có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan khác trong việc hoạch định chính sách GD-ĐT.
    - Ở cấp địa phương
    + HĐND cấp tỉnh quyết định chủ trương, biện pháp phát triển sự nghiệp GD-ĐT; quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, đảm bảo cơ sở vật chất và điều kiện cho các hoạt động GD-ĐT ở địa phương.
    + UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm về phát triển sự nghiệp giáo dục của tỉnh, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về GD-ĐT trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, UBND tỉnh chịu trách nhiệm trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển GD-ĐT trên địa bàn tỉnh trình HĐND cấp tỉnh thông qua hoặc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
    + Sở GD&ĐT có trách nhiệm giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục trong phạm vi toàn tỉnh. Xây dựng và trình UBND cấp tỉnh quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển giáo dục ở địa phương; tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
    + HĐND cấp huyện quyết định các biện pháp và điều kiện cần thiết để xây dựng mạng lưới giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy hoạch chung.
    UBND cấp huyện chịu trách nhiệm trước UBND cấp tỉnh về phát triển giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn huyện. Xây dựng các chương trình, đề án phát triển sự nghiệp giáo dục của huyện, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua; tổ chức và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các chương trình, đề án giáo dục đã được phê duyệt; đảm bảo các điều kiện về ngân sách và biên chế giáo viên, cơ sở vật chất và kỹ thuật để thực hiện theo quy định của pháp luật.
    Phòng GD&ĐT có trách nhiệm giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn huyện. Chủ trì xây dựng và trình UBND cấp huyện các chương trình, đề án phát triển sự nghiệp giáo dục của huyện; tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
    + HĐND cấp xã quyết định biện pháp bảo đảm các điều kiện cần thiết để trẻ em vào học tiểu học đúng độ tuổi, hoàn thành chương trình phổ cập tiểu học; tổ chức các trường mầm non, thực hiện bổ túc văn hoá và xoá mù chữ cho những người trong độ tuổi. UBND cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo thẩm quyền về giáo dục trên địa bàn xã.
    1.2. Nội dung của việc thực hiện chính sách giáo dục - đào tạo
    - Ở cấp Trung ương
    Theo quy định pháp luật thì Bộ GD&ĐT là cơ quan tham mưu cho Chính phủ trong quản lý nhà nước về GD&ĐT. Các Bộ có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước quy định tại Nghị định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của mỗi Bộ; đồng thời phối hợp với Bộ GD&ĐT bảo đảm sự thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục. Các Bộ, ngành tham gia ý kiến với Bộ GD&ĐT xây dựng chương trình khung giáo dục đại học, trung học chuyên nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 5 của Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục. Cụ thể, trong việc thực hiện chính sách GD-ĐT, Bộ GD&ĐT có thẩm quyền:

    + Chỉ đạo, kiểm tra các cơ sở giáo dục trực thuộc thực hiện các quy định về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử và quản lý hệ thống văn bằng theo quy định.

    + Thực hiện quản lý các cơ sở giáo dục trực thuộc về tổ chức, biên chế, nhân sự, tài chính, tài sản và cơ sở vật chất theo quy định của pháp luật; bảo đảm các điều kiện giảng dạy, học tập và các hoạt động khác của các cơ sở giáo dục trực thuộc.
    + Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc; xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc theo quy định của pháp luật.

    + Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ và các cơ quan có liên quan, tổng hợp chỉ tiêu đào tạo và bồi dưỡng hàng năm và đưa kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; chịu trách nhiệm về tính hợp lý, sự đáp ứng nhu cầu thực tiễn và cân đối về cơ cấu nguồn nhân lực được đào tạo.

    + Phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan xây dựng dự toán, phân bố, tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước; xây dựng các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức về tài chính - ngân sách; bảo đảm tài chính và thực hiện thanh tra, kiểm tra tài chính - ngân sách đối với lĩnh vực GD-ĐT theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.

    + Phối hợp với Bộ Nội vụ thực hiện những quy định về quản lý biên chế ngành GD-ĐT quy định tại Điều 8, Điều 9, Điều 11 của Nghị định số 71/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ và thực hiện quản lý viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo theo quy định tại Điều 46, Điều 47, Điều 49 của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước.
    - Ở cấp địa phương
    + HĐND cấp tỉnh giám sát việc thực hiện chính sách giáo dục trong phạm vi tỉnh, đảm bảo cho công tác GD-ĐT phát triển đúng quy hoạch, kế hoạch và định hướng của địa phương.
    + UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm về phát triển sự nghiệp giáo dục của tỉnh, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về GD-ĐT trên địa bàn tỉnh và có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
    (1). Thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển GD-ĐT trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh đã thông qua hoặc đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; bảo đảm các điều kiện về ngân sách, biên chế giáo viên, cơ sở vật chất và kỹ thuật; chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện của Sở GD&ĐT, các Sở, Ban, ngành có liên quan và UBND cấp huyện.
    (2). Thực hiện quản lý nhà nước đối với các loại hình trường, lớp học được giao theo thẩm quyền. Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể, đình chỉ hoạt động của các trường THPT, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường THCN thuộc tỉnh, trung tâm GDTX, trường bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục tỉnh, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp trên cơ sở bảo đảm đúng quy hoạch, điều kiện và thủ tục quy định của Bộ GD&ĐT.
    (3). Chỉ đạo đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong tỉnh.
    (4). Quyết định công nhận trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia theo đúng các quy định của Bộ GD&ĐT.
    (5). Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn của Sở GD&ĐT theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ, Bộ GD&ĐT.
    (6). Hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị sự nghiệp GD-ĐT trong việc lập kế hoạch biên chế và thực hiện định mức biên chế sự nghiệp GD-ĐT theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT; kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, tổ chức bộ máy và biên chế đối với các đơn vị sự nghiệp GD-ĐT.
    (7). Quản lý và kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi và việc cấp bằng, chứng chỉ theo quy định của pháp luật.
    (8). Tổ chức thực hiện chủ trương xã hội hoá sự nghiệp giáo dục và phổ cập giáo dục trên địa bàn tỉnh.
    (9). Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về giáo dục ở địa phương theo quy định của pháp luật.
    (10). Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong GD-ĐT theo quy định của pháp luật.
    (11). Trình HĐND cấp tỉnh phê duyệt tổng biên chế hành chính và biên chế sự nghiệp GD-ĐT của tỉnh hàng năm trên cơ sở định mức biên chế do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Quyết định phân bổ chỉ tiêu biên chế hành chính của Sở GD&ĐT.
    + Trách nhiệm của Sở GD&ĐT.
    Sở GD&ĐT có trách nhiệm giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục trong phạm vi toàn tỉnh:
    (1). Thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển GD-ĐT ở địa phương; tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
    (2). Chịu trách nhiệm quản lý các trường trực thuộc: trung tâm giáo dục thường xuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục cấp tỉnh, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trường, lớp dành cho người tàn tật, trường, cơ sở thực hành sư phạm.
    (3). Giúp UBND cấp tỉnh quản lý công tác chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức, biên chế nhân sự, tài chính, tài sản và các hoạt động giáo dục khác của các cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.
    (4). Trình UBND cấp tỉnh cấp phép hoạt động của các tổ chức dịch vụ du học tự túc trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra hoạt động của tổ chức này theo quy định của pháp luật và phân công của Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
    (5). Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện về chuyên môn, nghiệp vụ đối với Phòng GD&ĐT và các cơ sở giáo dục trực thuộc các Sở, ngành khác.
    (6). Chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị sự nghiệp giáo dục trực thuộc lập kế hoạch biên chế; tổng hợp và lập kế hoạch biên chế sự nghiệp giáo dục toàn tỉnh theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền quản lý việc này.
    (7). Tổ chức lập dự toán ngân sách giáo dục hàng năm của tỉnh gửi Sở Tài chính, Sở kế hoạch và Đầu tư, lập dự toán chi các chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định của pháp luật. Sau khi được UBND cấp tỉnh giao dự toán ngân sách, phối hợp với Sở Tài chính phân bổ và giao dự toán chi ngân sách, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện.
    (8). Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và UBND cấp huyện thực hiện xoá mù chữ và phổ cập giáo dục trên địa bàn.
    (9). Tổ chức ứng dụng các kinh nghiệm, thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến trong giáo dục, tổng kết kinh nghiệm, sáng kiến của địa phương; quản lý, chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học - công nghệ trong các trường, các cơ sở giáo dục trực thuộc sở quản lý.
    (10). Hướng dẫn, chỉ đạo phong trào thi đua, xây dựng và nhân điển hình tiên tiến về giáo dục trên địa bàn tỉnh.
    (11). Quản lý, chỉ đạo việc xây dựng, bảo quản, sử dụng tài sản và cơ sở vật chất trường học; công tác phát hành sách giáo khoa, ấn phẩm giáo dục, thiết bị thí nghiệm và các phương tiện giáo dục khác theo quy định.
    (12). Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
    + HĐND cấp huyện giám sát việc thực hiện chính sách GD-ĐT trên địa bàn huyện. UBND cấp huyện thực hiện việc thực hiện các chương trình, đề án phát triển sự nghiệp giáo dục của huyện; tổ chức và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các chương trình, đề án giáo dục đã được phê duyệt; đảm bảo các điều kiện về ngân sách và biên chế giáo viên, cơ sở vật chất và kỹ thuật để thực hiện theo quy định của pháp luật. Quản lý nhà nước các cơ sở giáo dục - đào tạo đóng trên địa bàn. Chỉ đạo việc xoá mù chữ và phổ cập giáo dục trên địa bàn huyện và thực hiện các quy định về tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi. Chỉ đạo, triển khai thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục, thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính và tổ chức đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục của huyện theo quy định của pháp luật.
    Phòng GD&ĐT có trách nhiệm giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn huyện. Tham mưu cho UBND cấp huyện thực hiện các chương trình, đề án phát triển sự nghiệp giáo dục của huyện; tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Giúp UBND cấp huyện quản lý công tác chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức, biên chế, nhân sự, tài chính, tài sản và các hoạt động khác của các trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường THCS, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục huyện theo quy định của pháp luật. Hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở giáo dục đào tạo công lập thuộc phạm vi quản lý của huyện, xây dựng kế hoạch biên chế sự nghiệp hàng năm để UBND cấp huyện trình cấp có thẩm quyền quyết định. Chủ trì, phối hợp với các phòng và UBND cấp xã thực hiện phổ cập giáo dục trên địa bàn huyện. Hướng dẫn, chỉ đạo phong trào thi đua của ngành, xây dựng và nhân điển hình tiên tiến về giáo dục trên địa bàn huyện. Quản lý, chỉ đạo việc xây dựng, bảo quản, sử dụng tài sản và cơ sở vật chất trường học; việc phát hành sách giáo khoa, ấn phẩm giáo dục, thiết bị thí nghiệm và các phương tiện giáo dục khác thuộc phạm vi quản lý. Kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm trong lĩnh vực giáo dục.
    + HĐND cấp xã quyết định biện pháp bảo đảm các điều kiện cần thiết để trẻ em vào học tiểu học đúng độ tuổi, hoàn thành chương trình phổ cập tiểu học; tổ chức các trường mầm non, thực hiện bổ túc văn hoá và xoá mù chữ cho những người trong độ tuổi.
    UBND cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo thẩm quyền về giáo dục trên địa bàn xã. Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương. Phối hợp với các cơ sở giáo dục trên địa bàn thực hiện kế hoạch xây dựng, tu sửa trường lớp trên địa bàn xã trình HĐND cấp xã phê duyệt. Phối hợp với nhà trường tổ chức đăng ký, huy động trẻ em đến trường, vào lớp 1 đúng độ tuổi và hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục; tổ chức thực hiện các lớp bổ túc văn hoá, thực hiện xoá mù chữ. Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫu giáo, lớp mầm non, lớp tiểu học linh hoạt, lớp tiểu học gia đình trên địa bàn xã. Phối hợp với Phòng GD&ĐT quản lý trường mẫu giáo, trường mầm non, trường tiểu học, trường THCS đóng trên địa bàn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...