Tiểu Luận Chính sách , giải pháp chủ yếu phát triển tạo cơ hội cho người nghèo tăng thêm thu nhập

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN TẠO CƠ HỘI CHO NGƯỜI NGHÈO TĂNG THÊM THU NHẬP

    1. Phát triển ngành, lĩnh vực tạo cơ hội cho người nghèo tăng thu nhập
    1.1. Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn để xóa đói giảm nghèo trên diện rộng
    Hiện nay, trên 77% cư dân sống ở nông thôn, 70% thu nhập và đời sống của cư dân nôngthôn dựa vào nông nghiệp, 90% người nghèo sống ở nông thôn, do đó việc phát triển nông nghiệp và nông thôn là mấu chốt của Chiến lược toàn diện về Tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo.
    Bảng 1: Cơ cấu hộ nông thôn theo ngành sản xuất chính (%)
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Năm
    [/TD]
    [TD]Nông - Lâm - Thủy sản
    [/TD]
    [TD]Công nghiệp- xây dựng
    [/TD]
    [TD]Dịch vụ
    [/TD]
    [TD]Hộ khác
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2001
    [/TD]
    [TD]80,9
    [/TD]
    [TD]5,8
    [/TD]
    [TD]10,6
    [/TD]
    [TD]2,7
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2006
    [/TD]
    [TD]71,1
    [/TD]
    [TD]10,0
    [/TD]
    [TD]14,8
    [/TD]
    [TD]4,2
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Do diện tích đất trồng trọt giới hạn và nhu cầu của thị trường nông sản truyền thống hạn chế, để đạt mức tăng trưởng cao, tạo cơ hội cho xóa đói giảm nghèo phải tiến hành đồng bộ các biện pháp như phát triển khoa học - công nghệ; chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn; tổ chức và xây dựng các thể chế mới với sự tham gia của nông dân trong sản xuất, chế biến và tiếp thị; tăng đầu tư cho ngành nông nghiệp, đặc biệt là cơ sở hạ tầng nông thôn; phát triển nguồn nhân lực; cải cách chính sách về đất, môi trường kinh doanh, tài chính, đầu tư, tín dụng để hướng đầu tư phục vụ cho người nghèo; cải cách hành chính; tăng cường hợp tác quốc tế . nhằm bảo đảm các mục tiêu tăng năng suất, giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá nông nghiệp trên thị trường trong nước và nước ngoài; đa dạng hoá sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, tăng khả năng chế biến để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; tạo nhiều công ăn, việc làm và thu nhập ở nông thôn bằng phát triển công nghiệp nông thôn, phát triển dịch vụ và ngành nghề phi nông nghiệp.
    1.1.1. Nâng cao hiệu quả và thực hiện đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp
    Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp. Năm 2010, giá trị sản lượng của nông nghiệp đạt 71,473 nghìn tỷ đồng (giá so sánh với năm 2000), tăng 1,32% so với năm 2008 và chiếm 13,85% tổng sản phẩm trong nước. Tỷ trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế bị sụt giảm trong những năm gần đây, trong khi các các lĩnh vực kinh tế khác gia tăng. Đóng góp của nông nghiệp vào tạo việc làm còn lớn hơn cả đóng góp của ngành này vào GDP. Việc tự do hóa sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo, đã giúp Việt Nam là nước thứ 3 trên thế giới về xuất khẩu gạo. Những nông sản quan trọng khác là cà phê, sợi bông, đậu phộng, cao su, đường, và chè.
    (Nguồn:tổng cục thống kê: www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=217).
    Với những đóng góp to lớn này, ngành nông nghiệp cần phải có những chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả và thực hiện đa dạng hóa trong sản xuất. Cụ thể như sau:
    · Tập trung nghiên cứu thị trường, nghiên cứu lợi thế so sánh nhằm điều chỉnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Tiến hành điều chỉnh lại quy hoạch đất đai, tập trung thâm canh tăng năng suất, bảo đảm sản xuất nông sản phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu thụ của thị trường. Xây dựng các vùng sản xuất lúa, ngô hàng hoá, tập trung thâm canh có chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
    · Tăng cường các biện pháp nâng cao giá trị và hiệu quả xuất khẩu gạo. Có chính sách bảo đảm lợi ích cho người sản xuất lương thực. Bảo đảm an ninh lương thực trong mọi tình huống.
    · Xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung chuyên canh các loại cây công nghiệp và cây ăn quả như cà phê, cao su, chè, điều, hạt tiêu, dừa, dâu tằm, bông, mía, lạc, đậu tương, thuốc lá . Hình thành các vùng rau, quả, cây công nghiệp tập trung có giá trị hàng hoá và chất lượng cao gắn với phát triển công nghiệp chế biến, thị trường tiêu thụ, bảo quản và xuất khẩu. Tăng cường hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp giống mới và tạo điều kiện về tín dụng cho người dân phát triển sản xuất, tăng thu nhập, thực hiện đa dạng hoá nguồn thu nhập, bù đắp những rủi ro bất thường về giá cả thị trường.
    Quy hoạch sử dụng đất và giao quyền sử dụng đất để nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Giao đất chưa sử dụng cho cư dân nông thôn và các đối tượng có nhu cầu về đất đai để khai thác và phát triển. Tiếp tục sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai để bảo đảm tính an toàn và thực hiện tốt hơn các quyền sử dụng đất (sử dụng lâu dài, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp .). Thực hiện sớm việc cấp giấy chứng nhận quyền sử
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...