Báo Cáo Chính sách đối ngoại Việt Nam trong nỗ lực gia nhập ASEAN (giai đoạn 1991-1995)

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Chính sách đối ngoại Việt Nam trong nỗ lực gia nhập ASEAN (giai đoạn 1991-1995)​
    Information
    MỤC LỤC

    I. Lời nói đầu 3
    II. Bối cảnh. 4
    1. Tình hình quốc tế: 4
    2. Tình hình khu vực: 5
    3. Tình hình trong nước: 5
    III. Chính sách đối ngoại Việt Nam đối với ASEAN (1991- 1995) 6
    1. Mục tiêu, nhiệm vụ và phương châm chỉ đạo: 6
    2. Chính sách 7
    3. Quá trình triển khai và kết quả: 7
    a. Về chính trị, ngoại giao, an ninh: 8
    b. Về kinh tế: 8
    c. Về văn hoá, xã hội: 9
    4. Đánh giá kết quả triển khai chính sách 10
    IV. “Tại sao Việt Nam lại chọn thời điểm này mà không phải sớm hơn hay muộn hơn để gia nhập ASEAN ?” 11
    V. Tổng kết 13





    I. Lời nói đầu
    Từ sau Đại hội VII, các Hội nghị lần thứ hai và thứ ba Ban chấp hành TW Đảng ta đã đánh giá diễn biến tình hình thế giới và khu vực cũng như những tác động của diễn biến ấy đến chính sách đối ngoại của ta. Những diễn biến trong quan hệ quốc tế từ đó đến nay càng khẳng định và cho thấy rõ thêm những đánh giá cơ bản về cục diện thế giới và những xu thế chủ yếu trong quan hệ quốc tế. Với thời gian, chúng ta ngày càng nhận thức được ý nghĩa cực kì quan trọng của chính sách đối ngoại theo định hướng mới của Đảng và Nhà nước ta. Hạt nhân của chính sách định hướng mới này là đường lối độc lập tự chủ và đa dạng hóa được triển khai từ những tháng cuối năm 1991. Với định hướng này, chúng ta đã và đang thực hiện một bước chuyển căn bản về tư duy và thực tiễn của hoạt động đối ngoại. Kiên trì đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, chúng ta lấy mục tiêu hòa bình và phát triển làm chuẩn mực trong mọi hoạt động quốc tế của mình.
    Để thực hiện mục tiêu ấy, trong khi triển khai đường lối đa dạng và đa phương hóa quan hệ, chúng ta coi trọng việc tạo ra những chuyển biến cơ bản trong quan hệ với các nước lớn và thúc đẩy nhanh quan hệ với các nước trong khu vực. Mở ra và tăng cường quan hệ với các nước lớn là tạo điều kiện để thực sự tham gia vào quá trình hòa nhập thế giới, trong khi đẩy nhanh quan hệ với các nước ở khu vực Đông Nam Á tạo điều kiện cho ta tích cực tham gia quá trình hòa nhập khu vực.
    Phải nói rõ rằng, sở dĩ cần đặc biệt coi trọng chính sách khu vực bởi vì tính chất địa lý – chính trị đặc biệt của nó. Có thể nói, hội nhập khu vực chính là sự bắc cầu để bước vào hội nhập với thế giới, nhất là khi xu thế khu vực hóa ngày càng phổ biến trên trường quốc tế. Trong giai đoạn 1991 – 1995, khu vực Đông Nam Á có những thay đổi tích cực chưa từng thấy theo hướng tăng cường thiết lập và đẩy mạnh sự liên kết trong khu vực, tiến tới xây dựng một khu vực hòa bình, thịnh vượng. Sự đối lập và đối đầu trước đây đã nhường chỗ cho các quan hệ hữu nghị và hợp tác vì lợi ích chung và lợi ích của mỗi nước.
    xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước láng giềng trong môi trường hòa bình ổn định luôn là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra chủ trương phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước Đông Nam Á, bày tỏ mong muốn sẵn sàng cùng các nước trong khu vực thương lượng để giải quyết các vấn đề ở Đông Nam Á, thiết lập quan hệ để cùng tồn tại hòa bình, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định và hợp tác. Đại hội VII khẳng định chủ trương mở rộng quan hệ với các nước Đông Nam Á về nhiều mặt theo nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp vào nội bộ của nhau, hai bên cùng có lợi.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...