Tiểu Luận Chính sách đối ngoại Việt Nam – ASEAN Nhìn lại 10 năm đầu gia nhập (1995 – 2005)

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word


    MỤC LỤC



    Lời nói đầu 2

    I. ĐỔI MỚI TƯ DUY 3
    1. Đổi mới nhận thức về thế giới
    2. Đổi mới tư duy về quan hệ láng giềng, khu vực

    II. CHÍNH SÁCH GIỮ VỮNG MÔI TRƯỜNG HÒA BÌNH, ỔN ĐỊNH 4
    1. Tăng cường hợp tác song phương
    2. Tăng cường hợp tác đa phương

    III. CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP, HỢP TÁC PHÁT TRIỂN 7
    1. Chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam với tổ chức ASEAN
    2. Tăng cường hợp tác khoa học công nghệ và hội nhập văn hóa, giáo dục với ASEAN

    IV. CHÍNH SÁCH TĂNG CƯỜNG UY TÍN, VAI TRÒ 11
    1. Nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam trong ASEAN
    a. Góp phần tăng cường và củng cố đoàn kết trong ASEAN.
    b. Đóng góp vào sự phát triển chung của khu vực ASEAN
    2. Tăng cường uy tín, vai trò của Việt Nam trên thế giới qua cầu nối ASEAN
    a. Tổ chức thành công các hội nghị, nâng cao vị thế khi làm chủ tịch ASEAN
    b. Làm tốt vai trò điều phối viên trong ASEAN
    c. Ngày càng phát huy tiếng nói ở những khu vực khác.
    Tổng kết 15
    Tài liệu tham khảo 16
    Bản đánh giá 17


    LỜI NÓI ĐẦU
    Sau Chiến Tranh Lạnh, chiều hướng quan hệ quốc tế có nhiều biến đổi: Trật tự thế giới hai cực tan rã, thế giới từng bước chuyển sang chiều hướng đa cực hóa; kinh tế trở thành nhân tố quyết định trong sức mạnh tổng hợp của các quốc gia. Bên cạnh đó, đặc tính tùy thuộc giữa các quốc gia ngày càng tăng. Sự đơn lẻ của mỗi quốc gia đã tỏ ra bất lực trước những vấn đề lớn có quy mô toàn cầu ( như những biến động của nền kinh tế thế giới; nạn nghèo đói; dịch bệnh ). Do đó, hội nhập khu vực và thế giới đã trở thành một vấn đề bức thiết. Mỗi quốc gia đều phải có sự điều chỉnh về chính sách, tăng cường giao lưu quốc tế và hội nhập vì lợi ích phát triển.
    Việt Nam cũng không nằm ngoài chiều hướng vận động của quan hệ quốc tế. Giai đoạn 1995 – 2005, xu thế hòa bình và hội nhập quốc tế mang ý nghĩa quyết định. Mục tiêu phát triển trở nên vô cùng quan trọng. Xây dựng mối quan hệ quốc tế ổn định, thuận lợi cả về mặt chính trị, kinh tế và an ninh đã trở thành nhiệm vụ chủ yếu của hoạt động đối ngoại. Hòa mình với xu thế chung của thế giới, đường lối đối ngoại của Việt Nam đã được khẳng định tại Đại hội VIII với nhiệm vụ: “Tạo môi trường thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước”. Đại hội Đảng lần thứ VIII chủ trương: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế”
    Với chính sách đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế, quan hệ láng giềng với các nước trong khu vực phải được coi là mối quan tâm hàng đầu. Các nước ASEAN, láng giềng có nhiều nét tương đồng về văn hóa xã hội với nước ta, đồng thời có ảnh hưởng trực tiếp đến hòa bình an ninh và phát triển của Việt Nam. Các nước trong khu vực có thể tạo ra môi trường thuận hay không thuận cho một quốc gia, cùng vì vậy, thế mạnh của mỗi nước được xem xét bắt đầu từ quan hệ với láng giềng. ASEAN là tổ chức có mối quan hệ sâu sắc với Việt Nam. Trước kia, quan hệ giữa hai bên đã có nhiều khó khăn, khúc mắc, thậm chí từng có lúc đối đầu. Nhưng từ đầu thập kỷ 90 trở đi, đặc biệt từ lúc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN (từ tháng 7 năm 1995), mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN trở thành “hợp tác thống nhất cùng phát triển”. Có thể thấy được vị trí chiến lược của ASEAN, cũng như tầm quan trọng của chính sách đối ngoại Việt Nam – ASEAN trong tổng thể chính sách đối ngoại Việt Nam.
    Như vậy, chính sách đối ngoại Việt Nam – ASEAN đã có những bước tiến như thế nào để phù hợp với mục tiêu chung của hoạt động đối ngoại? Bài viết sẽ xem xét quan hệ Việt Nam – ASEAN giai đoạn 1995-2005 bao gồm những vấn đề sau:
    1. Chính sách giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định
    2. Chính sách phát triển
    3. Việt Nam – ASEAN, chính sách tăng cường uy tín, vai trò ảnh hưởng

    I. ĐỔI MỚI TƯ DUY ĐỐI NGOẠI
    Vấn đề đối mới tư duy đối ngoại thực chất đã xuất hiện từ trước khi Việt Nam gia nhập ASEAN, song đổi mới tư duy đòi hỏi phải có một quá trình liên tục, từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Việc Việt Nam gia nhập ASEAN cũng là một minh chứng cho sự đổi mới tư duy của ta. Và trong khoảng thời gian 10 năm tham gia vào Hiệp hội, thông qua các văn kiện của Đảng tại các kỳ Đại hội, các Hội nghị Ban chấp hành Trung ương, Hội nghị Bộ Chính trị của Đảng và qua các chính sách của Nhà nước, chúng ta thấy rằng quá trình đổi mới tư duy đối ngoại vẫn đang tiếp tục được tiến hành và ngày càng hoàn thiện hơn.
    1. Đổi mới nhận thức về thế giới:
    Nhìn nhận, đánh giá tình hình thế giới một cách khoa hoc, khách quan là một yếu tố rất quan trọng để có thể hoạch định những đường lối chính sách đối ngoại đúng đắn. Chính vì vậy, qua văn kiện Đại hội VIII (6/1996), Đảng ta đã một lần nữa khẳng định rằng mặc dù chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô có thoái trào, nhưng không làm thay đổi tính chất thời đại và loài người vẫn đang trong thời kì quá đi từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Thêm đó, tại Đại hội IX đã tái khẳng định nhận định trên. Như vậy có thể thấy Việt Nam nhìn nhận tình hình thế giới rất khách quan và đồng thời cũng đưa ra những nhận định mang tính xác thực, có giá trị cao với dân tộc.
    Ngoài ra, Đảng còn có những nhận thức mới về các xu thế phát triển của thế giới. Việt Nam nhận thấy thế giới ngày nay chung tay hợp tác và cũng phát triển, đồng thời khoa học công nghệ cũng ngày càng tiên tiến hơn. Đó là những xu thế tác động đến các mặt đời sống xã hội nước ta, nó vừa mang tính thuận lợi nhưng cũng đem lại nhiều thách thức với Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam đang ngày càng hội nhập với thế giới, gia nhập ASEAN là một hình thức thể hiện rằng Việt Nam đang hòa vào cùng với xu thế thế giới.
    2. Đổi mới tư duy về quan hệ láng giềng, khu vực:
    Đây là sự đổi mới nhận thức về bản thân đường lối, chính sách, tư tưởng chủ đạo và phương châm chính sách đối ngoại của Việt Nam. Việt Nam từ chỗ xác định được mục tiêu chiến lược đi đến việc đưa ra tuyên bố “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy [ ] tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực”.
    Tư tưởng tăng cường quan hệ với các nước láng giềng và khu vực, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác cùng phát triển đã được ghi nhận trong các văn kiện Đại hội VI, VII; nhưng phải đến Đại hội VIII (6/1996), khi Việt Nam đã gia nhập ASEAN, tinh thần hữu nghị, thân thiện của Việt Nam càng được thể hiện rõ ràng hơn. Đảng lúc này đã chỉ ra một vấn đề có tính chiến lược trong đường lối đối ngoại của Đảng Cộng Sản Việt Nam: “Ra sức tăng cường quan hệ với các nước láng giềng và các nước ASEAN, không ngừng củng cố quan hệ với các nước bạn bè truyền thống, coi trọng quan hệ với các nước phát
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...