Tiểu Luận Chính sách đối ngoại về kinh tế của Việt Nam với Trung Quốc từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991

Thảo luận trong 'Quan Hệ Quốc Tế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầuNhững cải cách về chính sách kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam từ sau Đổi mới đến nay đã tạo ra được một môi trường kinh tế thị trường có tính cạnh tranh và năng động hơn bao giờ hết. Các quan hệ kinh tế đối ngoại đã trở nên thông thoáng hơn, tạo điều kiện mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu, thu hút đầu tư và phát triển thêm một số lĩnh vực hoạt động tạo ra nguồn thu ngoại tệ ngày càng lớn như du lịch, tiếp nhận kiều hối Việc phát triển mạnh của lĩnh vực kinh tế đối ngoại làm cho nền kinh tế đất nước trở thành một mặt xích quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu và do đó, sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu làm tăng giá trị nền kinh tế.
    Do vị thế chính trị, kinh tế, văn hóa của Việt Nam cùng với sự tác động và ảnh hưởng lẫn nhau về nhiều mặt giữa Việt Nam – Trung Quốc nên quan hệ giữa hai nước có một vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của mỗi nước. Có thể nói, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc phát triển tốt không những đáp ứng được lợi ích cơ bản và lâu dài của nhân dân hai nước mà còn phù hợp với xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển của khu vực và trên toàn thế giới.
    Trên cơ sở các nguyên tắc đã xác định từ khi Việt Nam – Trung Quốc bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước Việt Nam-Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng và toàn diện trên các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, trong đó nổi bật nhất là quan hệ thương mại, đầu tư và du lịch
    Nhìn chung, đã có khá nhiều những nghiên cứu và phân tích về chính sách đối ngoại kinh tế giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc trong nhiều thời kì, giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên, ở phạm vi một bài tiểu luận, người viết sẽ đi sâu tập trung phân tích vào chính sách đối ngoại về kinh tế của Việt Nam với Trung Quốc từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay, làm rõ những thành tựu đã đạt được và những mặt hạn chế của mối quan hệ kinh tế hai nước.
    Trong tiêu luận này, người viết đã tổng hợp, phân tích và trình bày những điểm chính trong chính sách đối ngoại về kinh tế của Việt Nam với Trung Quốc, được diễn giải trong 3 phần:
    Phần 1: Chính sách đối ngoại kinh tế của Việt Nam với Trung Quốc
    Phần 2: Triển khai chính sách, gồm hoạt động xuất nhập khẩu, chính sách thu hút vốn đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam, hoạt động du lịch.
    Phần 3: Những hạn chế trong quan hệ kinh tế giữa hai nước và đề xuất giải pháp khắc phục.
    Tiểu luận chắc chắn tồn tại những sai sót, khiếm khuyết do hạn chế về trình độ hiểu biết của bản thân, cũng như về mặt tư liệu. Người viết rất mong nhận được sự góp ý, sửa đổi từ phía cô giáo để bài viết được hoàn thiện và có chất lượng hơn.
    Mục lục
    Lời mở đầu. 2
    Phần 1: Chính sách đối ngoại về kinh tế của Việt Nam với Trung Quốc. 4
    I. Chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam: 4
    II. Chính sách đối ngoại về kinh tế của Việt Nam với Trung Quốc: 5
    Phần 2: Triển khai chính sách đối ngoại về kinh tế Việt Nam – Trung Quốc. 6
    I. Hoạt động xuất – nhập khẩu: 6
    1. Hoạt động xuất khẩu: 6
    2. Hoạt động nhập khẩu: 7
    II. Thu hút đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam: 9
    1. Tăng số lượng dự án và qui mô dự án: 9
    2. Chuyển hướng trong lĩnh vực đầu tư: 11
    3. Thay đổi về hình thức đầu tư: 11
    4. Mở rộng địa bàn đầu tư: 12
    III. Hoạt động du lịch giữa Việt Nam – Trung Quốc: 12
    Phần 3: Những hạn chế trong chính sách kinh tế giữa Việt Nam – Trung Quốc 14
    I. Tình trạng nhập siêu hàng Trung Quốc: 14
    II. Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam chưa tương xứng với tình hình thực tế: 15
    III. Tình hình buôn lậu qua biên giới Việt – Trung diễn biến phức tạp: 17
    IV. Việt Nam yếu trong khâu quảng bá và làm du lịch: 19
    Kết luận. 20
    Danh mục tài liệu tham khảo. 21
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...