Tiến Sĩ Chính sách đối ngoại kinh tế trong thời kỳ hội nhập – nghiên cứu tại Hà Nội

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/6/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài luận án: Chính sách đối ngoại kinh tế trong thời kỳ hội nhập – nghiên cứu tại Hà Nội
    Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 62340410
    Nghiên cứu sinh: Trần Nghĩa Hòa
    Người hướng dẫn: GS.TS Nguyễn Đình Hương

    1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

    Luận án đã hoàn thiện khung lý thuyết nghiên cứu chính sách đối ngoại kinh tế (CSĐNKT) địa phương giai đoạn hội nhập, bao gồm:

    (i) Cây nhân tố ảnh hưởng CSĐNKT địa phương; và
    (ii) Cây mục tiêu CSĐNKT địa phương;
    (iii) CSĐNKT địa phương tiếp cận theo mục tiêu và quy trình CSĐNKT địa phương.

    Luận án làm rõ khái niệm CSĐNKT địa phương thời kỳ hội nhập, phản ánh nội dung mới về chất của toàn cầu hóa, mà vai trò của các liên kết CSĐNKT địa phương cùng với các chủ thể chính quyền địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và các thể chế địa phương cũng gia tăng ảnh hưởng, tạo nên mối liên hệ tác động qua lại chặt chẽ và năng động cho nền kinh tế toàn cầu nói chung cũng như các quốc gia và cấp địa phương nói riêng.

    Luận án chỉ ra mục tiêu và tiêu chí đánh giá CSĐNKT địa phương. Mục tiêu CSĐNKT địa phương được xác định theo 3 cấp độ gồm (i) mục đích CSĐNKT; (ii) mục tiêu chung và (iii) các mục tiêu cụ thể của từng CSĐNKT bộ phận. Tiêu chí đánh giá CSĐNKT địa phương bao gồm hai nhóm chủ yếu, nhóm các yếu tố đầu ra và nhóm các yếu tốc tác động của CSĐNKT. Luận án phân tích 5 bộ phận cơ bản và mối liên hệ giữa 5 bộ phận CSĐNKT địa phương gồm: chính sách tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi cho hợp tác phát triển kinh tế trong nước; chính sách hỗ trợ phát triển thương mại, dịch vụ đối ngoại; chính sách thu hút đầu tư và viện trợ nước ngoài; chính sách hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ và chính sách vận động kiều bào tham gia phát triển kinh tế trong nước.

    2. Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

    Luận án vận dụng khung lý thuyết trên trong nghiên cứu CSĐNKT của Hà Nội, từ đó đề xuất hệ thống quan điểm và giải pháp hoàn thiện CSĐNKT Thủ đô giai đoạn tới năm 2020, với 5 CSĐNKT cơ bản. Các đề xuất cụ thể là:

    (1) CSĐNKT Hà Nội cần tập trung vào các đối tác lớn, các thủ đô, thành phố lớn trên thế giới, ưu tiên dịch vụ đối ngoại, phát triển Hà Nội thành trung tâm dịch vụ và giao dịch quốc tế lớn.

    (2) Đề xuất lộ trình và các cơ chế, chính sách đối ngoại kinh tế của Hà Nội, trong đó giai đoạn 2015-2016, CSĐNKT tập trung xây dựng về nhân lực, cơ sở vật chất, cơ sở dữ liệu, quy chế phối hợp giữa Hà Nội với Trung ương và với các địa phương trong hoạt động đối ngoại kinh tế; giai đoạn 2016-2020: CSĐNKT ưu tiên cho phát triển đội ngũ nhân lực trình độ cao; đẩy mạnh chất lượng xúc tiến đối ngoại kinh tế ở nước ngoài; tham mưu theo chiều sâu cho lãnh đạo; hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp và người dân mở rộng thị trường và giải quyết các tranh chấp quốc tế; xác lập vị trí hàng hóa-dịch vụ cao của Thủ đô trong mạng sản xuất quốc tế.

    (3) Đề xuất kiến nghị đối với chính quyền Hà Nội: lựa chọn khâu đột phá là công tác thông tin và nhân lực đối ngoại kinh tế, nghiên cứu chiến lược và dự báo đối ngoại kinh tế; về phía các doanh nghiệp và người dân, cần nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về đối ngoại kinh tế.
     
Đang tải...