Tiểu Luận Chính sách đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc về vấn đề biển đông giai đoạn 2007 - 2010

Thảo luận trong 'Quan Hệ Quốc Tế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Biển Đông là một vùng biển nửa kín có tầm quan trọng chiến lược đối với an ninh và phát triển của các quốc gia ven bờ. Vùng biển này án ngữ nhiều tuyến đường hàng hải quan trọng nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Biển Đông được cho là có môi trường biển đa dạng và nguồn tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu khí và thủy sản. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được ví như hai pháo đài nổi trên biển Đông, có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược an ninh quốc phòng của các quốc gia và vùng lãnh thổ ven bờ như Trung Quốc, Đài Loan và bốn thành viên của ASEAN là Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Brunei. Có lẽ vì lý do đó, vùng biển đảo này trở thành đối tượng tranh chấp giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ hơn nửa thập kỉ nay.

    Kể khi Hiệp ước về Quy tắc ứng xử chung trên biển Đông (2002) được kí kết đến trước 2007, chưa có xung đột vũ trang nào xảy ra giữa lực lượng hải quân của các nước liên quan. Rõ ràng, Tuyên bố này bước đầu góp phần biến Biển Đông thành một vùng biển hòa bình và ổn định hơn. Tuy nhiên, căng thẳng va chạm trên biển, đặc biệt liên quan đến vấn đề nghề cá và khai thác dầu khí giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, vẫn tồn tại và gần đây có phần căng thẳng hơn.

    Năm 2007, căng thẳng bùng phát khi Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Hành động từ phía Trung Quốc gây ra phản ứng dữ dội từ Việt Nam, đặc biệt xảy ra nhiều cuộc biểu tình quy mô phản đối quyết định của nhà cầm quyền Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Quốc liên tục bắt giữ hoặc tấn công các tàu đánh cá và ngư dân, hay gây sức ép buộc các công ty dầu khí nước ngoài phải từ bỏ dự án đối với các đối tác Việt Nam trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Trước tình hình đó, chính phủ Việt Nam đã có những điều chỉnh nhất định trong cách tiếp cận của họ đối với vấn đề tranh chấp Biển Đông theo hướng công khai hóa và quốc tế hóa. Một số cuộc tọa đàm, hội thảo quốc gia và quốc tế về vấn đề Biển Đông đã được tổ chức. Các phương tiện truyền thông Việt Nam cũng công khai bình luận các khía cạnh an ninh – quân sự, kinh tế, luật pháp của vấn đề tranh chấp biển, đồng thời đưa tin về các hành động bắt bớ, ngăn cản tàu thuyền Việt Nam của các lực lượng Trung Quốc. Ngày 6/5/2009, Việt Nam và Malaysia nộp báo cáo chung về Ranh giới ngoài của thềm lục địa khu vực phía Nam Biển Đông, và một ngày sau, Việt Nam nộp báo cáo riêng lên Ủy ban Thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc.

    Trong một nỗ lực củng cố quốc phòng, Việt Nam đặt mua một số tàu ngầm và vũ khí tối tân của Nga với số tiền bằng phân nửa ngân sách quốc phòng của Việt Nam.

    Tranh chấp ở Biển Đông từ lâu đã trở thành một đề tài tranh cãi sôi nổi trong giới học giả nghiên cứu về an ninh trong nước và quốc tế. Đây cũng là vấn đề đau đầu cho các chính phủ của các quốc gia liên quan đến tranh chấp. Do đó, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau trong tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ ở Biển Đông. Tuy nhiên, chưa có nhiều đề tài nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ những diễn biến mới ở Biển Đông và những điều chỉnh trong cách tiếp cận của Việt Nam đối với các tranh chấp ở khu vực này. Thêm vào đó, ở góc độ hoạch định chính sách, cần có thêm những phân tích kĩ lưỡng về tính hiệu quả và dự báo ảnh hưởng ngắn và dài hạn của những điều chỉnh chính sách trên. Đó là những cơ sở khoa học và thực tiễn để nhóm chúng tôi chọn lựa đề tài.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...