Tiểu Luận Chính sách đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc về vấn đề biển đảo trong thế kỷ XXI

Thảo luận trong 'Quan Hệ Quốc Tế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầuBiển có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sinh tồn của nhân loại. Biển là kho nước vô tận, là kho tài nguyên, là kho thực phẩm vô cùng quý giá, là môi trường nuôi sống con người trong quá khứ, ở hiện tại và cả tương lai. Biển là tài sản quý giá của mỗi quốc gia. Nhiều nhà kinh tế học đã nói đến “lục địa xanh” này và họ cho rằng “nền kinh tế tương lai của loài người trước hết là nền kinh tế gắn với biển”, bởi vì đất liền đang mòn mỏi dần vì bị khai thác kiệt quệ tài nguyên, biển có thể mở lối thoát khỏi tình trạng bế tắc về nguyên liệu, nhiên liệu cho sự phát triển.
    Chính vì thế mà ngày nay, hầu như tất cả các quốc gia có biển (kể cả những quốc gia không có biển) cũng điều chú ý đến việc nghiên cứu, khai thác nguồn lợi từ biển trong quá trình phát triển kinh tế đất nước.
    Chắc hẳn mọi người vẫn chưa quên vụ “Trung Quốc đòi phạt mỗi ngư dân Việt 200 triệu đồng” – đăng trên Vnexpress.net - Thứ tư, 28/3/2011 hay vụ 26/5 đã bị tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp khi tàu Bình Minh 02 đang hoạt động sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đây là những vụ tiêu biểu mà Trung quốc đang biến vùng biển đặc quyền của Việt Nam cũng như các nước
    Trong 3 năm trở lại đây, báo chí Việt Nam cũng như báo chí thế giới thường đăng tải khá nhiều thông tin về sự kiện Biển Đông nơi Việt Nam và Trung quốc cùng tuyên bố chủ quyền trên vùng biển tiềm năng này. Hiện nay, vấn đề biển đảo đang trở nên nóng hơn bao giờ hết. Trung quốc đang nhăm nhe hai quần đảo lớn của Việt Nam là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là hai quần đảo chiến lược của Việt Nam trong kế hoạch phát triển kinh tế đất nước. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngoài chứa một lượng hải sản phong phú giúp đỡ nhiều cho đất nước cho việc phát triển những vùng kinh tế ven biển mà còn chứa một lượng tài nguyên khoáng sản vô cùng lớn – đặc biệt là dầu mỏ . Ngoài ra hai quần đảo này còn là cửa ngõ kinh tế của Đông Nam Á nói riêng và Châu Á nói chung. Việc có tới 70% lượng dầu và lượng hàng hóa qua biển Đông mỗi ngày. Qua đây ta có thể thấy, biển Đông có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế cũng như kiểm soát khu vực mà nước nào nắm được quyền sở hữu .Để khẳng định chủ quyền cũng như chống lại sự nhăm nhe “thôn tính” hai quần đảo này của Trung quốc, Việt Nam đã lên tiếng cho thế giới biết rằng Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam và buộc Trung Quốc phải tôn trọng chủ quyền biển đảo của chúng ta theo công ước quốc tế về biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc (LHQ).
    Đây có thể coi là đề tài khá nóng trong thời gian qua,vì sau 5 năm giữ được mối quan hệ hòa hoãn với Trung quốc năm 2002 thì kể từ năm 2007 Trung quốc lại tiếp tục tuyên bố chủ quyền của đất nước này về biển Đông bằng cách đưa nhiều tàu tuần tra ra biển Đông và bắt các ngư dân hoạt động trên biển và đưa lên Tổng thư ký Liên hợp quốc về bức bản đồ đường cắt khúc chín đoạn hay còn được gọi là “đường lưỡi bò” nơi Trung quốc tuyên bố chủ quyền tới 80% diện tích biển Đông. Những hành động trên của Trung quốc nhận được nhiều phản ảnh mạnh mẽ từ các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam và Philippines – hai quốc gia bị ảnh hưởng chủ quyền trong tuyên bố của Bắc Kinh.
    Bài viết của tôi được viết dựa vào những tài liệu của những người nghiên cứu về biển Đông. Bài viết ngoài việc đưa ra những hiệp đinh, hiệp ước, mà bài tiểu luận này chủ yếu muốn đề cập đến phản ứng cũng như chính sách đối phó của Việt Nam với Trung quốc trong vấn đề biển Đông.

    Mục lụcMục lục. 2
    Lời nói đầu. 3
    I. Khái quát chung. 5
    1. Biển Đông. 5
    2. Tranh chấp – xung đột trên biển Đông. 5
    II. Những chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Trung Quốc về vấn đề biển đảo. 7
    1.Giai đoạn 1 từ 2000 – 2009: Tranh chấp lãnh thổ mở rộng và liên kết chặt chẽ với tranh chấp vùng biển do sự định hình và phát triên của Luật biển quốc tế. 7
    Vụ “Trung quốc tấn công ngư dân Việt Nam” năm 2005. 11
    Vụ “thành lập thành phố Tam Sa của Trung quốc” năm 2007. 12
    2. Giai đoạn 2 từ 2009 đến nay : căng thẳng gia tăng. 14
    Kết luận. 23
    Danh mục tài liệu tham khảo. 24
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...