Tiểu Luận Chính sách đối ngoại của Việt Nam với Asean từ năm 1991 đến nay

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Chính sách đối ngoại của Việt Nam với Asean từ năm 1991 đến nay​
    Information
    Lời mở đầu

    Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai bắt đầu từ những năm 70 đã làm thay đổi thế giới. Bắt nguồn từ nhu cầu phải hợp tác để cùng tồn tại và phát triển , xu thế đối đầu giữa 2 cực Ianta trong chiến tranh lạnh tan vỡ từ những năm 80 của thế kỷ trước.Các nước phát triển muốn tìm kiếm thị trường và nguyên liệu còn các quốc gia đang phát triển cần có vốn và công nghệ. Chính vì vậy các mối quan hệ quốc tế dần trở nên bớt căng thẳng khi mà các quốc gia muốn bắt tay lẫn nhau chuyển từ đối đầu sang đối thoại và hợp tác trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi và cùng tồn tại hòa bình. Trải qua hơn 43 năm kể từ khi ra đời , Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ngày nay đã trở thành một tổ chức liên minh chính trị - kinh tế vững mạnh được đánh giá cao trong khu vực và quốc tế. Mặc dù đã từng có những bất đồng đối với Asean trong vấn đề Campuchia và sự bất ủng hộ của một số nước Đông Nam Á trong kháng chiến chống Mỹ , tuy nhiên cho đến Đại hội Đảng Cộng Sản năm 1986, khi Việt Nam tiến hành đổi mới toàn diện về kinh tế , chính trị và ngoại giao với định hướng ban đầu là Đổi mới về quan hệ hợp tác quốc tế theo hướng mở, kêu gọi hợp tác và đầu tư nước ngoài thì mối quan hệ Việt Nam và ASEAN đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Cũng từ nhu cầu phát triển kinh tế - Xã hội chúng ta từng bước mở cửa và có những hành động tích cực trên trường quốc tế như bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc vào năm 1992 và với Hoa Kỳ vào năm 1995 , gia nhập khối ASEAN năm 1995.
    Kể từ Đại hội Đại hội VII (1991), Hội nghị Trung ương 3 (khóaVII) và Đại hội VIII (1996) , rồi Đại hội IX (2001) của Đảng chúng ta đã liên tiếp xây dựng và đổi mới chính sách đối ngoại cho phù hợp với xu thế của thời đại.Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Tuyên bố chính sách của Đại hội IX đúc kết kinh nghiệm từ các kỳ đại hội trước với phương châm : “Việt Nam muốn là bạn và là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” ( Văn kiện đại hội IX )Trong chính sách đối ngoại của mình đối với các quốc gia và các tổ chức quốc tế trên thế giới chúng ta đều thể hiện được những tinh thần nêu trên. Đặc biệt đối với tổ chức Asean bao gồm các nước trong khu vực láng giềng chúng ta có những chính sách đối ngoại riêng phù hợp quy tắc , chuẩn mực quốc tế , chính sách đối ngoại đối với các nước Asean của Việt Nam có vai trò quan trọng về nhiều mặt trong chiến lược kinh tế - Xã hội - chính trị - Ngoại giao. Vì vậy Đề tài nghiên cứu về “Chính sách đối ngoại của Việt Nam với Asean từ năm 1991 đến nay” có ý nghĩa rất sâu sắc về lý luận cũng như thực tiễn



    Mục lục

    Lời mở đầu 1
    1.Một số cơ sở cho việc hoạch định chính sách đối ngoại đối với ASEAN 2
    2.Chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với ASEAN từ 1991 đến nay. 3
    2.1.Chính sách đối ngoại qua các kỳ Đại hội : 3
    2.2.Triển khai thực hiện đường lối chính sách đối ngoại đối với ASEAN 5
    2.2.1.Xây dựng mối quan hệ hòa bình và ổn định đối với ASEAN. 5
    2.2.2.Tăng cường giao lưu , hợp tác về kinh tế - khoa học kỹ thuật - Văn hóa Xã hội 7
    2.2.3.Tham gia xây dựng và củng cố vị thế của Việt Nam tại Khu vực ASEAN 9
    Kết luận 11
    Tài Liệu Tham Khảo 12
    Mục lục 13
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...