Tiểu Luận Chính sách đối ngoại của việt nam về chính trị - an ninh với asean 10 năm đầu thế kỷ 21 (2000-2010)

Thảo luận trong 'Quan Hệ Quốc Tế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word


    MỤC LỤC:
    Trang
    LỜI MỞ ĐẦU 2
    I. BỐI CẢNH 10 NĂM ĐẤU THẾ KỶ XXI . 3
    1. Bối cảnh thế giới . 3
    2. Bối cảnh khu vực 3
    3. Bối cảnh Việt Nam 4

    II. ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM VỀ
    CHÍNH TRỊ - AN NINH VỚI ASEAN . 5

    III. QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH VỀ CHÍNH TRỊ - AN NINH CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI ASEAN

    1. Chủ trương và đóng góp của Việt Nam trong việc
    xây dựng cộng đồng an ninh- chính trị ASEAN đến 2015 6
    2. Ứng xử của Việt Nam về biển Đông trong giữ gìn an ninh
    ở khu vực Đông Nam Á 7
    3. Việt Nam và các cơ chế đối thoại trong ASEAN và giữa ASEAN với bên ngoài
    3.1 Việt Nam và các cơ chế đối thoại trong ASEAN . 9
    a. ARF và đóng góp của Việt Nam . 9
    b. Việt Nam và đóng góp cho kênh 2 . 10
    3.2 Đóng góp của Việt Nam trong đối thoại giữa ASEAN và bên ngoài 10
    4. Nhân tố Mỹ, Trung Quốc trong việc triển khai
    chính sách chính trị- an ninh Việt Nam- ASEAN . 11
    5. Những điểm nổi bật trong về hợp tác chính trị- an ninh
    với ASEAN trong năm Việt Nam làm chủ tịch ASEAN 2010 . 13

    IV. ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH VỀ CHÍNH TRỊ -
    AN NINH VIỆT NAM – ASEAN TRONG 10 NĂM VỪA QUA 14

    DANH MỤC THAM KHẢO . 16


    I. Bi cnh 10 năm đu thế k XXI
    1. Bối cảnh thế giới
    Toàn cảnh chính trị thế giới trong những năm đầu thế kỷ XXI có nhiều biến đổi đa dạng và phức tạp. Bên cạnh các vấn đề an ninh truyền thống vẫn còn tồn tại như cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều tiên, vấn đề eo biển Đài Loan, chạy đua vũ trang; thì các vấn đề an ninh phi truyền thống liên tiếp nổi lên thu hút sự chú ý của các nước như buôn lậu, ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ em, cướp biển, khủng bố, buôn lậu vũ khí, rửa tiền, tội phạm kinh tế quốc tế và tội phạm công nghệ cao. Thế kỷ XXI bắt đầu cũng đánh dấu quy mô của chủ nghĩa khủng bố đã lan rộng ra quy mô toàn thế giới, biểu hiện là cuộc tấn công vào Mỹ ngày 11/9/2001 và các cuộc đánh bom vào khu vực du lịch Bali Indonexia vào tháng 10/2002. Ngoài ra, xu thế toàn cầu hóa vẫn tiếp tục phát triển mạnh, mọi hoạt động quốc tế đều không thể biệt lập. Do đó, cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ Mỹ năm 2008 đã lan nhanh và có tác động xấu đến cả đời sống kinh tế và chính trị toàn cầu. Như vậy để đối phó với những khó khăn của thế kỷ mới một cách có hiệu quả cần có sự hợp tác, liên hết toàn khu vực và quốc tế dưới nhiều hình thức, dựa trên cơ sở có nguyên tắc và luật pháp quốc tế. Về phía Việt Nam cần phải tăng cường hợp tác giữa các nước, các khu vực trên những lợi ích chung trong đời sống chính trị quốc tế.

    2. Bối cảnh khu vực
    Môi trường chính trị an ninh ở khu vực Đông Nam Á trong những năm đầu thế kỉ 21 đã có nhiều biến đổi theo hướng bất lợi cho hòa bình và ổn định khu vực so với môi trường chính tri an ninh ở Đông Nam Á những năm 90 của thế kỉ trước. Phong trào li khai đã được kích trở lại từ sự kiện Đông Timor rời khỏi Indonesia để trở thành một quốc gia độc lập. Sự có mặt của Mỹ ở một số nước Đông Nam Á làm cho Mỹ và các đồng minh của Mỹ trở thành một trong những kẻ thù của các lực lượng hồi giáo li khai.
    Những diễn biến trên trong tình hình khu vực Đông Nam Á đã được các lực lượng khủng bố quốc tế xem là cơ hội thuận lợi để biến vùng này trở thành địa bàn hoạt động quan trọng trong cuộc chiến chống Mỹ và các đồng minh. Các hoạt động khủng bố trong khu vực ngày càng gia tăng về số lượng và mức độ tàn bạo trong mấy năm gần đây bởi có sự kết hợp giữa các lực lượng khủng bố quốc tế và khu vực mà điển hình là cuộc đánh bom ở khu du lịch Bali, Indonesia.
    Bên cạnh đó còn nhiều thách thức an ninh phi truyền thống đang gia tăng và trở nên trầm trọng như buôn lậu vũ khí, ma túy, phụ nữ và trẻ em ngày càng trở nên dễ dàng trong bối cảnh khu vực hóa đang diễn ra mạnh mẽ.
    Các vấn đề có "tác động lan toả" ảnh hưởng đến an ninh toàn khu vực do hệ quả của sự lệ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng về kinh tế, chính trị và an ninh của các quốc gia trong khu vực. Đó là các vấn đề liên quan đến nội trị của một số nước, vấn đề tăng cường vũ trang trong khu vực và các vấn đề an ninh phi quân sự như năng lượng, lương thực, môi trường . Lấy vấn đề tăng cường mua sắm vũ khí trong khu vực trong thời gian gần đây làm ví dụ. Mặc dù có nhiều nguyên nhân để lý giải hiện tượng này, nhưng ở khía cạnh nào đó, việc này thể hiện sự lo ngại lẫn nhau và thiếu lòng tin của các nước trong khu vực về môi trường an ninh trong tương lai.

    3. Bối cảnh Việt Nam
    Trong 10 năm từ 2000 đến 2010, Việt Nam đã tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những tác động tiêu cực của hai cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực và toàn cầu, đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng, đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội đạt thành tựu quan trọng trên nhiều mặt, nhất là xóa đói, giảm nghèo. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt; dân chủ trong xã hội tiếp tục được mở rộng. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững. Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được triển khai sâu rộng và hiệu quả, góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định và tăng thêm nguồn lực cho phát triển đất nước.Diện mạo của đất nước có nhiều thay đổi. Thế và lực của nước ta vững mạnh thêm nhiều; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên, tạo ra những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hóa và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, vẫn đang tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định chính trị - xã hội và đe dọa chủ quyền quốc gia. Chính sự nhìn nhận khách quan, trung thực về bối cảnh thế giới, khu vực và trong nước này đã giúp Việt Nam thấy được sự cần thiết của hợp tác và liên kết với ASEAN trên các mặt, đặc biệt là chính trị- an ninh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...