Chuyên Đề Chính sách đối ngoại của việt nam về chính trị - an ninh với asean 10 năm đầu thế kỷ 21 (2000-2010)

Thảo luận trong 'Quan Hệ Quốc Tế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM VỀ CHÍNH TRỊ - AN NINH VỚI ASEAN 10 NĂM ĐẦU THẾ KỶ 21 (2000-2010)
    LỜI MỞ ĐẦU


    Kể từ khi được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 đến nay, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã có 10 nước thành viên và trở thành một thể chế chính trị có tiếng nói ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương nói riêng và thế giới nói chung. Đối với Việt Nam, việc gia nhập ASEAN là một trong những quyết sách hết sức quan trọng của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Phó Thủ tướng, bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm nhấn mạnh: “Trong 15 năm qua, Việt Nam là một bộ phận không thể tách rời, và là thành viên chủ động, tích cực, có trách nhiệm trong ngôi nhà chung Đông Nam Á”(1).
    Hiện nay, Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á đang cố gắng xây dựng Cộng đồng ASEAN dựa trên ba trụ cột là chính trị, kinh tế và văn hoá- xã hội(2). Tuy nhiên bài viết này chỉ tập trung vào phân tích nhân tố chính trị- an ninh trong quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN vì theo đánh giá chung của các nhà nghiên cứu về ASEAN ở khu vực và trên thế giới, thành tựu lớn nhất mà tổ chức ASEAN đạt được là ở lĩnh vực chính trị và an ninh. Xét thời điểm thành lập ASEAN và quá trình thành lập, vấn đề hợp tác về chính trị - an ninh là rất quan trọng ở khu vực.


    Vào thời điểm ngay sau khi gia nhập ASEAN năm 1995, Việt Nam còn tỏ ra khá bị động và chưa tham gia nhiều vào hoạt động của ASEAN do chưa có sự hiểu biết đầy đủ về các nước trong khu vực. Tuy nhiên, từ sau Hội nghị cấp cao ASEAN VI tổ chức tại Việt Nam năm 1998, chúng ta đã tham gia chủ động và tích cực vào các hoạt động của khối và để lại nhiều dấu ấn đáng kể. Đến năm 2010, Việt Nam là chủ nhà của hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ XVI và XVII, lúc này Việt Nam đã trở thành thành viên quan trọng và có tầm ảnh hưởng nhất định trong khu vực. Vì vậy, trong 10 năm hội nhập và phát triển với khu vực trên lĩnh vực chính trị- an ninh, chúng ta cần một cái nhìn tổng quan và rút ra những bài học kinh nghiệm cho những năm tiếp theo trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực biến đổi phức tạp không ngừng.


    Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đi sâu phân tích bối cảnh thế giới và khu vực 10 năm đầu thế kỷ 21 để thấy được cơ sở mà nước ta hoạch định chính sách với ASEAN trong lĩnh vực chính trị- an ninh, cũng như việc triển khai những chính sách đó vào thực tế. Ở phần cuối bài viết là những nhận định, đánh giá kết quả của quá trình triển khai chính sách đối ngoại của ta với ASEAN về chính trị- an ninh.




    (1) Phát biểu của phó thủ tướng, bộ trưởng bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm trong buổi hội thảo “ Việt Nam- ASEAN: quá khứ- hiện tại- tương lai” nhân dịp 15 năm Việt Nam gia nhập ASEAN tại HV Ngoại giao.


    (2) Nội dung trong Tuyên bố hòa hợp ASEAN II ( Tuyên bố Bali II - 2003 )
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...