Tiểu Luận Chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Trung Quốc về vấn đề biên giới đất liền từ 1996 đến nay

Thảo luận trong 'Quan Hệ Quốc Tế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu

    Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc là chủ đề nóng bỏng trong 4000 năm lịch sử của Việt Nam, cho dù thời đại nào đều mang tính thời sự. Là hai nước láng giềng, chung biên giới trên bộ và trên biển, lại có quá trình gắn bó tương tác về văn hóa lịch sử, cũng như các cuộc chiến tranh qua lại giữa hai nước, đã làm cho Quan hệ Việt Trung trở nên vô cùng phức tạp và nhạy cảm. Mối quan hệ này trong những năm đầu thế kỷ 21 phát triển theo hướng Việt Nam ngày càng có quan hệ sâu rộng với Trung Quốc trong hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế và chính trị. Tuy vậy, vẫn còn những vấn đề tranh chấp về vấn đề chủ quyền và lãnh thổ lãnh thổ biên giới đã và đang được giải quyết.
    Đường biên giới trên được hình thành từ rất lâu từ trong lịch sử và đã được hai bên thừa nhận, sau đó được hoạch định bởi hai bản Công ước năm 1987 và 1985 giữa Pháp (đại diện cho Việt Nam) và nhà Thanh (đại diện cho Trung Quốc). Trên cơ sở các bản Công ước này, đường biên giới giữa hai nước đã được phân định và cắm hơn 300 mốc giới. Như vậy, đường biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc từ chỗ là một đường biên giới thực tế lịch sử, đến cuối thế kỷ XIX đã trở thành một đường biên giới pháp lý, được khẳng định qua hai bản Công ước, thể hiện qua một loạt biên bản, bản đồ hoạch định, phân giới và được đánh dấu bằng các mốc quốc giới.
    Tuy nhiên, hơn 100 năm qua do nhiều lý do khác nhau về mặt chính trị, xã hội cũng như trong quan hệ giữa hai nước cùng với những biến đổi về thiên nhiên, nên hai nước đã có những nhận thức khác nhau về một số khu vực của đường biên giới. Ngoài ra, viẹc hoạch định trước đây giữa chính quyền Pháp và nhà Thanh, do hạn chế về phương tiện và điều kiện nên lời văn và bản đồ nhiều đoạn không được đầy đủ, rõ rang, chính xác. Nhiều cột mốc biên giới đã bị hư hỏng, nằm không đúng vị trí hoặc thất lạc. Do vậy, trên đường biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc đã nảy sinh những tranh chấp đáng tiếc, từ đó đặt ra yêu cầu đàm phán ký kết lại Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa hai nước.
    Đứng trước yêu cầu đó, Việt Nam đã phản ứng như thế nào với Trung Quốc để giữ gìn chủ quyền đất nước, đồng thời cũng tránh ảnh hưởng đến mối quan hệ của hai nước. Bài viết dưới đây sẽ phần nào nói lên chính sách đối ngoại của nước ta đối với Trung Quốc về vấn đề biên giới đất liền. Trong quá trình viết bài, do hạn chế hiểu biết của người viết nên bài viết còn cần phải hoàn thiện thêm.

    MỤC LỤCMỤC LỤC.
    Lời nói đầu
    I. Tổng quan về đường biên giới đất liền hiện nay của Việt Nam và Trung Quốc.
    II. Những tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc về đường biên giới đất liền của hai nước
    Chính sách của Việt Nam .
    III. Đàm phán ký Hiệp ước biên giới trên đất liền 1999.
    1. Quá trình đàm phán Hiệp ước.
    2. Kết quả đàm phán cụ thể về đường biên giới Việt - Trung trước khi ký Hiệp ước 1999
    3. Nội dung cơ bản của Hiệp ước.
    4. Ý nghĩa của Hiệp ước.
    Kết luận
    Tư liệu tham khảo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...