Báo Cáo Chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với Đông Nam Á từ 2005 đến nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    Trung Quốc là nước lớn và mạnh nhất đại lục châu Á, trong quan hệ với Đông Nam Á Trung Quốc luôn chứng tỏ là một cường quốc có ảnh hưởng lớn ở khu vực này. Điều này được thể hiện rõ ràng hơn từ sau chiến tranh lạnh. Từ một đất nước trong chiến tranh lạnh luôn “náu mình chờ thời”, sau Chiến tranh lạnh, Trung Quốc dần “trỗi dậy hòa bình” và trở thành siêu cường kinh tế thứ hai trên thế giới. Trung Quốc không chỉ chiếm lĩnh về lĩnh vực kinh tế mà hầu hết tất cả các lĩnh vực như chính trị, văn hóa, quân sự, Hiện tại Trung Quốc đang là một mối quan tâm, một câu hỏi lớn của thế giới.
    Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế và trật tự thế giới, Đông Nam Á là khu vực tập trung nhiều lợi ích chính trị, an ninh, kinh tế quan trọng của Trung Quốc, là một trong những nhân tố quyết định việc Trung Quốc có thể vươn lên thành một cường quốc thế giới. Trung Quốc và ASEAN đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức từ 1991. Đối với Trung Quốc, các nước Đông Nam Á là láng giềng gần, đồng thời cũng là khu vực có tầm quan trọng chiến lược trong mục tiêu gia tăng vị thế quốc tế của nước này. Nhưng mối quan hệ hai bên chỉ có những thay đổi đáng kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997. Quốc gia đang lên này đang tỏ ra thực tế và linh hoạt hơn khi gia tăng sức mạnh mềm văn hóa thông qua nhiều hoạt động giao lưu, hợp tác mang tính phi cưỡng chế tại khu vực Đông Nam Á.
    Vậy bước triển khai của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á là gì? Sự lớn mạnh của Trung Quốc là thách thức hay đe dọa đối với khu vực Đông Nam Á? Để trả lời cho những câu hỏi trên, nội dung của bài tiểu luận là phân tích những chiến lược, chính sách của Trung Quốc đối với Đông Nam Á trong thời gian gần đây với bố cục được chia ra thành ba phần chính:

    (1) Tổng quan về quan hệ Trung Quốc – Các nước khu vực Đông Nam Á từ sau chiến tranh Lạnh,
    (2) Chính sách của Trung Quốc đối với các nước Đông Nam Á từ năm 2005 đến nay,
    (3) Tác động của chính sách đến khu vực.



    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 2

    I. TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ TRUNG QUỐC - CÁC NƯỚC KHU VỰC ĐÔNG NAM Á TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH 3
    II. CHÍNH SÁCH CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI ĐÔNG NAM Á TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY 4

    1. CHÍNH SÁCH VỀ CHÍNH TRỊ - AN NINH QUỐC PHÒNG 5
    2. CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ 13
    a. TĂNG CƯỜNG QUAN HỆ KINH TẾ, THƯƠNG MẠI, ĐẦU TƯ 14
    b. ĐẨY MẠNH ĐẦU TƯ VÀO CÁC LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG, KHAI KHOÁNG, VIỄN THÔNG, XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG 16
    c. ĐẨY MẠNH HỢP TÁC BẢO ĐẢM AN NINH NĂNG LƯỢNG, KHOA HỌC KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ CAO VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI 17
    d. TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT KINH TẾ KHU VỰC 17
    e. HỖ TRỢ ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC KÉM PHÁT TRIỂN TRONG KHU VỰC, ĐỒNG THỜI VIỆN TRỢ NƯỚC NGOÀI CỦA TRUNG QUỐC CHO CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á. 18
    3. CHÍNH SÁCH VỀ VĂN HÓA – GIÁO DỤC 20
    a. TRUNG QUỐC ĐANG DÙNG CHÍNH SÁCH VIỆN TRỢ, HỢP TÁC KINH TẾ VÀ BÀNH TRƯỚNG TRUYỀN THÔNG TẠO ĐÀ CHO LÀN SÓNG VĂN HÓA TRUNG QUỐC TRÀN VÀO ĐÔNG NAM Á 21
    b. HỌC VIỆN KHỔNG TỬ VÀ HỢP TÁC GIÁO DỤC ĐANG TRỞ THÀNH “THƯƠNG HIỆU” QUẢNG BÁ NGÔN NGỮ VÀ ẢNH HƯỞNG VĂN HÓA 24
    III. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH ĐẾN KHU VỰC 27
    1. TÍCH CỰC 27
    2. TIÊU CỰC 28
    IV. KẾT LUẬN 28
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...