Luận Văn Chính sách đối ngoại của liên minh Châu Âu đối với khu vực Đông Bắc Á từ năm 1990 đến năm 2005

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="class: rows1, bgcolor: #DEE4FE, align: left"]Chính sách đối ngoại của liên minh Châu Âu đối với khu vực Đông Bắc Á từ năm 1990 đến năm 2005

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    1. Lý do chọn đề tài

    Trước đây, trong quá trình phát triển của mình, Ủy ban châu Âu (EC) và các nước thành viên đã từng là nơi cung cấp viện trợ (ODA) lớn thứ hai cho châu Á. Tuy nhiên, do phải tập trung thực hiện quá trình liên kết kinh tế nội bộ khối, do sự bức xúc trước các công việc đối với Trung và Đông Âu nên EU vẫn chưa chú trọng đến việc phát triển các mối quan hệ Âu – Á. Do đó , châu Á không có vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của EU và EU cũng chưa có một chính sách rõ ràng với vùng châu lục rộng lớn này. Điều đó được thể hiện cụ thể thông qua việc từ năm 1988 đến năm 1993 EC
    chỉ ký một hiệp định duy nhất với Nhật Bản ở khu vực này.





    do:

    Từ giữa những năm của thập kỷ 90, thái độ của EU đối với châu lục này đã thay đổi vì nhiều lý



    Một là, trước sự phát triển năng động của châu Á, EU đã thức tỉnh khi cảm thấy có thể bị “lỡ

    chuyến tàu châu Á” nếu không kịp thời hành động.

    Hai là, do bối cảnh toàn cầu hóa nên quan hệ giữa các nước và các khối nước trên thế giới diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là mối quan hệ giữa EU – một tổ chức của châu Âu, một trong ba trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới với Đông Bắc Á – một khu vực gồm những nước có dân số đông, địa chính trị quan trọng, có nền kinh tế phát triển và có vị trí quan trọng trong nền kinh tế, chính trị thế giới.

    Vì vậy, ngay lập tức, EU đã công bố “Chiến lược mới đối với châu Á”.

    Qua phần trình bày của luận văn về chính sách đối ngoại của EU đối với khu vực Đông Bắc Á, tôi hy vọng sẽ thể hiện được mục tiêu chiến lược mới của EU đối với khu vực này.

    Với quá trình hội nhập hiện nay, không có một nước nào có thể đứng ngoài quá trình vận động chung mang tính toàn cầu, kể cả Việt Nam. Vì vậy, để nhanh chóng hòa nhập, chúng ta cần phải hiểu rõ những cơ hội và thách thức được tạo ra để có thể nắm bắt một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Với suy nghĩ ấy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài luận văn cho mình là “Chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu đối với khu vực Đông Bắc Á từ năm 1990 đến năm 2005” nhằm tiếp cận và có cái nhìn tổng thể với những cơ hội và thách thức được đặt ra cho các nước trong khu vực đang được đánh giá là phát triển và năng động nhất trên thế giới hiện nay.

    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

    Từ trước đến nay, vấn đề quan hệ EU và các nước thuộc khu vực Đông Bắc Á đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu nhưng các bài viết thường được trình bày dưới dạng những bài viết ngắn đăng trên các báo hoặc các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành. Đặc điểm chung của các bài viết


    này thường là phân tích mối quan hệ một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực nhưng chỉ ở một quốc gia trong khu vực Đông Bắc Á (như EU – Nhật Bản, EU – Hàn Quốc, EU – Trung Quốc) hoặc là những bài viết mang tính trình bày tổng thể về mối quan hệ giữa EU và châu Á, trong đó có đề cập tới mối quan hệ giữa EU và khu vực Đông Bắc Á.

    Ở dạng thứ nhất, chúng ta có thể thấy ở các bài viết như “Quan hệ Trung Quốc – Liên minh châu Âu từ 2003 đến 2005: động lực và triển vọng” của Ths. Nguyễn Thị Thu Hoài (Đại học Sư phạm Hà Nội) viết về mối quan hệ Trung Quốc – Liên minh châu Âu đã hình thành một xung lực phát triển tương tác mạnh mẽ, cả về bề rộng và chiều sâu tạo thành một mối “quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” giữa Liên minh châu Âu và Trung Quốc trong tạp chí Nghiên cứu châu Âu số 3 (2007); hoặc bài “Quan hệ EU – Nhật Bản từ năm 90 trở lại đây” của Nguyễn Thanh Lan (Viện nghiên cứu châu Âu) trong tạp chí Nghiên cứu châu Âu số 7 (2007) viết về mối quan hệ EU và Nhật Bản ở thời điểm kết thúc cuộc chiến tranh lạnh cùng với những thay đổi trong mối quan hệ với Mỹ và sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng nhiều trong điều kiện toàn cầu. Trong bối cảnh đó, cả Liên minh châu Âu và Nhật Bản đều đang từng bước thắt chặt quan hệ để xác lập vị trí của mình trong trật tự thế giới mới.

    Ở dạng thứ hai, chúng ta có thể thấy ở bài viết đăng trên tạp chí Nghiên cứu châu Âu số 4 (2003) của GS. TS. Bùi Huy Khoát với nhan đề “Chiến lược châu Á mới của EU và vai trò của ASEM”. Bài viết nêu lên sự tất yếu của quá trình xác lập mối quan hệ giữa Liên minh châu Âu và châu Á trong bối cảnh mới cùng với “chất xúc tác” ASEM. Bài viết của Ths. Hoàng Minh Hằng (Viện nghiên cứu Đông Bắc Á) trong tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á số 6 (2004) với tựa đề “Triển vọng hợp tác Á – Âu: nhìn từ các nước Đông Bắc Á” cũng đã trình bày về hướng phát triển của mối quan hệ Á – Âu, trong đó đặc biệt là mối quan hệ giữa Liên minh châu Âu và Đông Bắc Á thông qua Diễn đàn hợp tác Á – Âu.

    Ngoài ra, trong một số sách tuy nội dung không trình bày về mối quan hệ giữa Liên minh châu Âu và các nước Đông Bắc Á nhưng cũng có mảng đề cập tới vấn đề này như: tác phẩm “Liên minh châu Âu trong thương mại toàn cầu” của GS. TS. Bùi Huy Khoát; tác phẩm “Các khối kinh tế và mậu dịch thế giới” của TS. Võ Đại Lược, TS. Nguyễn Kim Ngọc; tác phẩm “Điều chỉnh chiến lược hợp tác khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong bối cảnh quốc tế mới” của Nguyễn Xuân Thắng;

    Do đó, điều kiện thuận lợi của tôi là có được một khối lượng thông tin lớn để thực hiện luận văn, nhưng mặt khác, cái khó của tôi lại là việc làm sao cho bài viết thể hiện được cái riêng của mình.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    * Đối tượng nghiên cứu:

    Chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu đối với các nước Đông Bắc Á từ năm 1990 đến năm 2005.


    * Phạm vi nghiên cứu:

    Giới hạn về mặt không gian là: Liên minh châu Âu với 15 thành viên.

    Giới hạn về mặt thời gian là: từ năm 1990 đến năm 2005 (Kể từ sau chiến tranh lạnh chấm dứt, đến sự sụp đổ của Trật tự hai cực Ianta và kết thúc là Diễn đàn Hợp tác Á – Âu lần thứ 5).

    4. Phương pháp nghiên cứu

    Để thực hiện tốt luận văn, tôi sẽ sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

    Phương pháp nghiên cứu chuyên ngành:

    Phương pháp lịch sử: dựng lại toàn cảnh việc Liên minh châu Âu từng bước thực hiện các chính sách của mình đối với Đông Bắc Á.

    Phương pháp Logic: đi sâu vào bản chất của các chính sách mà Liên minh châu Âu thực hiện ở

    Đông Bắc Á.

    Phương pháp so sánh: chỉ ra sự khác nhau trong việc thực hiện các chính sách của Liên minh châu Âu đối với Đông Bắc Á trong mỗi thời kỳ; sự khác biệt trong chính sách của Liên minh châu Âu đối với Đông Bắc Á và Đông Nam Á cũng như các khu vực khác.

    Phương pháp định lượng: sử dụng các con số cho thấy tính chính xác và thuyết phục của những nhận định.

    Ngoài ra, tôi còn sử dụng các phương pháp liên ngành như:

    Phương pháp nghiên cứu của Khoa học Quan hệ Quốc tế: Phương pháp phân tích, so sánh, định lượng trong Quan hệ Quốc tế.

    5. Những đóng góp mới của luận văn

    Trên cơ sở trình bày những biến động của lịch sử thế giới và nhu cầu phát triển nội tại của Liên minh châu Âu, luận văn làm rõ nguồn gốc hình thành đường lối đối ngoại của Liên minh châu Âu đối với khu vực Đông Bắc Á.

    Luận văn phục dựng lại toàn cảnh chính sách đối ngoại, đặc biệt là chính sách hướng về châu Á

    của Liên minh châu Âu.

    Luận văn bước đầu đưa ra những nhận xét, đánh giá về chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu đối với khu vực Đông Bắc Á nói riêng và với châu Á nói chung, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

    6. Bố cục của luận văn: gồm các phần

    Mở Đầu


    Chương 1. Tổng quan về Liên minh châu Âu và khu vực Đông Bắc Á.

    Chương 2. Chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu đối với các nước Đông Bắc Á.

    Chương 3. Những nhận xét, đánh giá bước đầu và triển vọng của quan hệ giữa Liên minh châu Âu và các nước Đông Bắc Á.

    Kết luận

    Tài liệu tham khảo

    Phụ lục
     
Đang tải...