Tài liệu Chính sách đối ngoại của đảng và nhà nước nhằm xây dựng nền dân chủ cộng hòa

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC NHẰM XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ CỘNG HÒA



    1. Kháng chiến chống thực dân Pháp ở miền Nam, hoà hoãn với Tưởng ở miền Bắc (từ 2/9/1945 đến 6/3/1946)

    a. Kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ

    Đên 22 rạng 23/9/1945 được sự giúp đỡ của quân Anh, thực dân Pháp đánh trụ sở Uỷ ban nhân dân Nam Bộ.

    + Giữ vững lời thề độc lập, nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn, nhân dân Nam Bộ đã nhất tề đứng lên chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng vũ trang đánh địch trên các đường phố, nhân dân Sài Gòn còn triệt để tổng bãi công, bãi thị, triệt để tản cư ra khỏi thành phố, kiên quyết không hợp tác với giặc Pháp. Các cơ sở kinh tế, kho tàng đã bị phá, một số cầu đường bị đánh sập và phá hoại. Cả thành phố ngổn ngang các chướng ngại vật, cản bước tiến quân địch. QUân và dân ta đã chiến đấu rất ngoạn cường và quyết liệt trên các mặt trận, từng bước làm thất bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của địch.

    + Trung ương Đáng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động phong trào ủng hộ Nam Bộ kháng chiến, đồng thời tích cực chuẩn bị đối phó với âm mưu của Pháp mở rộng chiến tranh ra cả nước. Hàng vạn thanh niên nô nức lên đường nhập ngũ. Hầu hết các tỉnh ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đều thành lập từ 1 đến 2 chi đội, gửi vào Nam giết giặc. Những cán bộ và chiến sĩ hăng hái, có ít nhiều kinh nghiệm chiến đấu, những vũ khí và trang bị tốt nhất của ta lúc đó đều dành cho bộ đội Nam tiến . Nhân dân Bắc Bộ và Trung Bộ còn thường xuyên tổ chức quyên góp tiền bạc, quần áo, thuốc men .ủng hộ đồng bào Nam Bộ.

    Ý nghĩa lịch sử:

    + Ngăn chặn từng bước tiến công của địch, phát triển chiến tranh du kích, giữ vững và mở rộng lực lượng.

    + Tích luỹ được kinh nghiệm chiến đấu (về tổ chức và chỉ đạo kháng chiến, về xây dựng lực lượng vũ tranh nhân dân, về xây dựng cơ sở chính trị ở vùng sau lưng địch).

    + Góp phần bảo vệ và củng cố chính quyền cách mạng, tạo điều kiện cho cả nước chuẩn bị lực lượng về mọi mặt cho cuộc kháng chiến toàn quốc về sau.

    + Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất của dân tộc ta.

    b. Đấu tranh chống bọn Tưởng Giới Thạch và bè lũ phản cách mạng (từ sau 2/9/1945 đến trước 6/3/1946)

    + Nguyên nhân ta hoà hoãn với Tưởng

    Thực hiện chủ trương hết sức tránh trường hợp một mình phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng trong một lúc ta chủ trương thực hiện sách lược hoà hoãn, tránh xung đột, giao thiệp thân thiện và lãnh đạo nhân dân đấu tranh chính trị với quân Tưởng một cách khôn khéo.

    + Những biện pháp của ta

    Ta tổ chức các cuộc mít tinh, biểu tình của quần chúng nhân dân mang theo băng cờ, khẩu hiệu; Nước Việt Nam của người Việt Nam, ủng hộ Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

    Quân Tưởng không dám ra mặt công khai, mà dùng bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách để phá ta từ bên trong. Dựa vào quân Tưởng, bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách đòi ta phải cải tổ chính phủ, để cho chúng một số ghế trong Quốc hội và Chính phủ không qua bầu cử. Nhằm hạn chế sự phá hoại của Tưởng và tay sai, Chính phủ ta nhận cung cấp lương thực cho chúng, nhận tiêu tiền Quan kim và Quốc tệ,; dành 70 ghế trong Quốc hội và 4 ghế trong Chính phủ cho bọn Việt Quốc và Việt Cách.

    Đối với các tổ chức tay sai của Tưởng (Việt Quốc, Việt Cách), ta dựa vào quần chúng kiên quyết vạch trần âm mưu và hành động chia rẽ phá hoại của chúng. Những kẻ phá hoại có đủ bằng chứng, bị trừng trị theo pháp luật.

    Đối với các tổ chức phản động thân Nhật, Chính phủ ban hành một số sắc lệnh: Ngày 5/9/1945, sắc lệnh giải tán Đại Việt quốc gia xã hội Đảng và Đại Việt quốc dân Đảng: Sắc lệnh lập toà án quân sự trừng trị bọn phản cách mạng

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...