Thạc Sĩ Chính sách điều hành tỷ giá nhằm cải thiện cán cân thương mại của việt nam trong năm 2010

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHưƠNG 1: KHUNG LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA
    TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁN CÂN THưƠNG MẠI.


    1.1 Tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại
    1.1.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái .
    Trong điều kiện của một nền kinh tế mở, thương mại quốc tế trở thành
    phổ biến, việc thanh toán giữa các quốc gia nhất thiết phải sử dụng tiền tệ của
    nước này hay nước khác. Để thực hiện việc chuyển đổi tiền tệ các nước, các quốc
    gia phải dựa vào tỷ giá hối đoái.
    Theo quan điểm kinh tế học, tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế
    quan trọng trong thương mại, đầu tư quốc tế. Tỷ giá ảnh hưởng tới giá cả và tác
    động đến các hoạt động kinh tế xã hội trong và ngoài nước.
    Theo các nhà kinh doanh, tỷ giá hối đoái là sự so sánh mối tương quan
    giá trị giữa hai đồng tiền phát sinh trong các hoạt động liên quan đến xuất nhập
    khẩu hàng hóa, đầu tư, giao dịch tài chính quốc tế Hoặc tỷ giá là giá cả của
    một đồng tiền được biểu thị bằng số lượng đơn vị tiền tệ khác.
    Bảng 1.1 Tỷ giá của một số ngoại tệ ngày 28/03/2010
    Mã NT Tên ngoại tệ Mua tiền mặt Bán tiền mặt
    USD US DOLLAR 19,050.00 19,100.00
    EUR EURO 25,122.90 25,198.50
    JPY JAPANESE YEN 201.41 207.48
    ( Theo tỷ giá công bố của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam – Vietcombank)
    1.1.2 Những nhân tố tác động đến tỷ giá
    Về dài hạn có 4 nhân tố tác động tới tỷ giá :Năng suất lao động, mức giá
    cả tương đối ở thị trường trong nước, thuế quan và hạn mức nhập khẩu, ưa thích
    hàng nội so với hàng ngoại.
    - Năng suất lao động(NSLĐ)trong nước: đóng một vai trò quan trọng
    trong việc ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ. NSLĐ trong nước tăng
    lên tương đối so với nước ngoài, đồng nghĩa với việc các nhà kinh doanh có thể

    hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ của mình tương đối so với hàng ngoại nhập, dẫn
    đến sự gia tăng mức cầu của hàng nội địa so với hàng ngoại nhập, làm cho hàng
    nội địa vẫn bán tốt. Thực tế trên thị trường thế giới, TGHĐ của đồng tiền phụ
    thuộc rất khăng khít vào NSLĐ tương đối của nước đó. Một nền kinh tế phát
    triển có NSLĐ cao trong thời kì nào đó thường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự
    tăng giá của đồng tiền nước đó.
    - Mức giá tương đối ở thị trường trong nước: là nhân tố quan trọng ảnh
    hưởng trực tiếp đến TGHĐ. Theo thuyết mức giá cả tương đối, khi mức giá cả
    hàng nội địa tăng tương đối so với hàng ngoại nhập thì cầu của hàng nội địa sẽ
    giảm xuống và đồng nội tệ có xu hướng giảm giá để cho hàng nội bán được tốt
    hơn và ngược lại nó sẽ làm đồng nội tệ có xu hướng tăng giá, bởi vì hàng nội địa
    vẫn bán tốt ngay cả với giá trị cao hơn của đồng nội tệ.
    - Thuế quan và hạn mức nhập khẩu: là những công cụ kinh tế mà
    Chính phủ dùng để điều tiết và hạn chế nhập khẩu. Chính công cụ này nhiều hay
    ít đã tác động và làm tăng giá cả của hàng ngoại nhập, làm giảm tương đối nhu
    cầu với hàng nhập khẩu, góp phần bảo hộ và khuyến khích tiêu dùng hàng sản
    xuất trong nước. Những công cụ mà nhà nước dùng để hạn chế nhập khẩu sẽ ảnh
    hưởng và làm cho tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ có xu hướng giảm về lâu dài.
    - ưa thích hàng nội so với hàng ngoại : Nếu sự ham thích của người
    nước ngoài về mặt hàng trong nước tăng lên thì cầu về hàng nội sẽ tăng lên làm
    đồng nội tệ tăng giá, bởi hàng nội địa vẫn bán được nhiều ngay cả với giá cao
    hơn của đồng nội tệ. Cầu đối với hàng xuất khẩu của một nước tăng lên làm cho
    đồng tiền nước đó giảm giá.
    1.1.3. Chính sách tỷ giá hối đoái
    1.1.3.1 Khái niệm chính sách tỷ giá hối đoái
    Chính sách tỷ giá hối đoái là một hệ thống các công cụ được dùng để tác
    động vào quan hệ cung - cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, từ đó giúp điều
    chỉnh tỷ giá hối đoái nhằm đạt tới những mục tiêu cần thiết. Về cơ bản, chính
    sách tỷ giá tập trung chú trọng vào giải quyết hai vấn đề lớn: lựa chọn chế độ tỷ
    giá hối đoái và điều chỉnh tỷ giá hối đoái.
    1.1.3.2 Mục tiêu của chính sách tỷ giá hối đoái
    Chính sách tỷ giá hối đoái nằm trong hệ thống chính sách tài chính-tiền tệ,
    là một trong những hệ thống chính sách cơ bản để thực hiện các mục tiêu cuối
    cùng của nền kinh tế.
    Trong nền kinh tế mở cửa, động cơ của việc hoạch địch chính sách nói
    chung, chính sách tài chính - tiền tệ và chính sách tỷ giá nói riêng là nhằm đạt
    được các cân đối bên trong và bên ngoài của nền kinh tế. Các cân đối bên trong
    và bên ngoài của một nền kinh tế luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tỷ giá
    hối đoái là một biến số có khả năng ảnh hưởng đến cả hai cân đối đó lẫn mối
    quan hệ giữa chúng. Vì vậy, mục tiêu của chính sách tỷ giá cũng nhằm phục vụ
    để đạt được cả hai mục tiêu này.
    1.1.3.3 Các công cụ của chính sách tỷ giá hối đoái .
    Tỷ giá hối đoái là một biến số quan trọng có liên quan đến rất nhiều biến
    số kinh tế khác nên mọi sự thay đổi của các biến số kinh tế ít nhiều đều có tác
    động đến những giao dịch dân cư, Chính phủ một nước với dân cư và nền kinh tế
    thế giới và như vậy sẽ có tác động đến tỷ giá hối đoái. Vì vậy, tất yếu sẽ có rất
    nhiều các công cụ và thách thức khác nhau để thực hiện cơ chế tác động của
    chính sách tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, ngoài các biện pháp có tính chất hành
    chính mà các nước thường sử dụng điều chỉnh tỷ giá hối đoái thì có hai công cụ
    cơ bản và mang tính kinh tế thuần túy thường được các nước phát triển sử dụng
    để can thiệp vào điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Hai công cụ đó là lãi suất chiết khấu
    và nghiệp vụ thị trường mở.
    - Công cụ lãi suất tái chiết khấu: Cách thức dùng lãi suất tái chiết khấu
    để điều chỉnh tỷ giá hối đoái được thực hiện với mong muốn tạo ra sự thay đổi
    tức thời về tỷ giá. Lãi suất tái chiết khấu thay đổi kéo theo sự thay đổi cùng chiều
    của lãi suất thị trường, làm thay đổi hướng chảy của các dòng vốn đầu tư bằng
    việc các nhà đầu tư trong một nước sẽ chuyển đổi đồng tiền mình đang sở hữu
    sang đồng tiền có lãi suất cao hơn, cung - cầu ngoại tệ thay đổi làm cho tỷ giá
    thay đổi theo (phân tích trong ngắn hạn). Cụ thể, khi lãi suất trong nước tăng,
    dòng vốn ngắn hạn trên thị trường tài chính quốc tế sẽ đổ vào trong nước, các


    CHưƠNG 2: CHÍNH SÁCH ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở
    VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN
    THưƠNG MẠI


    2.1. Chính sách điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam và những tác động đến
    xuất, nhập khẩu:
    Các quốc gia trên thế giới rất quan tâm đến việc quản lý, lựa chọn cơ chế
    hay chính sách tỷ giá hối đoái phù hợp nhằm phát huy tính hiệu quả trong việc ổn
    định thị trường tài chính và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa trong
    nước đối với hàng hóa nước ngoài.
    Đối với Việt Nam, việc lựa chọn một chính sách tỷ giá hối đoái thích hợp
    cũng đã và đang là vấn đề được quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế
    tăng trưởng có nhiều dấu hiệu chưa bền vững và tình hình lạm phát gia tăng.
    Trong thập niên 80: tỷ giá và lạm phát cao với sự đóng cửa với thị
    trường thế giới.
    Từ năm 1990-2006, cơ chế điều hành tỷ giá của Việt Nam có nhiều thay
    đổi hơn trước, theo hướng linh hoạt, bám sát cung cầu thị trường, nhất là từ năm
    1999 đến nay.
    - Năm 1991-1996: cố định tỷ giá với mức 1$=11.000VND
    - Năm 1996-1998:giảm giá dần đồng nội tệ do chịu ảnh hưởng của khủng
    hoảng tiền tệ châu Á 1997
    - Ngày 26/2/1999:Nhà nước chấm dứt tỷ giá chính thức và giảm biên độ tỷ
    giá xuống còn 0.1%. Và biên độ tỷ giá được nới rộng dần từ năm 1999 đến nay.
    Từ 26/2/1999-30/6/2002: áp dụng biên độ giao động 0,1%. Năm 1999, tỷ
    giá giữa đồng VN và USD khá ổn định, tỷ giá liên ngân hàng tăng 1%, tỷ giá trên
    thị trường tự do tăng 1,1% so với năm 1998. Năm 2000 tỷ giá giao dịch trên thị
    trường liên ngân hàng tăng 3,45%, tỷ giá trên thị trường tự do tăng 3,18% so với
    năm 1999. Năm 2001 tỷ giá tăng 3,9% so với cuối năm 2000. Trong năm 2002 tỷ
    giá bình quân VND/USD trên thị trường liên ngân hàng tăng 1,97%, so với năm
    2001. Năm 2003 tỷ giá tăng khoảng 1% so với năm 2002.
    Hình 2.1: Xu hướng biến động tỷ giá giai đoạn từ năm 1999-2002

    (Nguồn: Nhóm tác giả, Ngân hàng phát triển Châu Á – ADB)
    Tuy nhiên, giai đoạn này (1999 – 2002), mặc dù tỷ giá tăng nhưng mức độ
    giảm giá trị của Việt Nam đồng vẫn còn thấp hơn nhiều so với một số nước trong
    khu vực nên tốc độ tăng trưởng nhập khẩu cao hơn tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
    làm cho tăng dần mức thâm hụt trong cán cân thương mại.
    Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu vĩ mô giai đoạn 1999 – 2002
    Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002
    Lãi suất (%) 7,2 6,24 6,84 7,8
    Dự trữ ngoại tệ kể cả vàng (tỷ USD) 2.711 3.030 3.387 3.692
    Cán cân TKVL (%GDP) 2,6 2,1 1,5 -1,9
    ( Nguồn: NHNN, IMF, Tổng cục thống kê)

    Bên cạnh đó, sự ổn định của của đồng Việt Nam so với đồng đô la Mỹ, kết
    hợp với cơ chế lãi suất tự do ổn định, qua đó dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng từ
    2.711 tỷ USD năm 1999 đến 3.692 tỷ USD năm 2002 (tăng 36,19%). Tình hình
    cán cân tài khoản vãng lai được cải thiện từ thâm hụt 3,9% năm 1998 sang thặng
    dư 2.6% năm 1999 và 2.1% năm 2000 đã tiếp tục cải thiện được cán cân thanh
    toán quốc tế.
    Ngày 1/7/2002, Ngân hàng Việt Nam công bố nới rộng biên độ lên 0.25%
    so với giá giao dịch bình quân trên thị trường bình quân liên ngân hàng. Đối với
    các ngoại tệ khác không phải là USD, các NHTM được quyền chủ động tự định
    tỷ giá giữa VND và ngoại tệ đó.
    Từ năm 2002-2006: biên độ 0.25% được cố định, tỷ giá năm 2003 tăng
    3% so với năm 2002 và ổn định với việc đồng Việt Nam được định giá thấp đã
    cải thiện rõ rệt tình trạng thâm hụt cán cân thương mại từ -12,8% GDP năm 2003
    xuống còn -8,8 %GDP năm 2006, góp phần cải thiện cán cân tài khoản vãng lai
    từ -4,9 % GDP năm 2003 xuống còn -0,3 % GDP năm 2006, đã tiếp tục cải thiện
    được cán cân thanh toán quốc tế, qua đó dự trữ ngoại tệ tiếp tục tăng. Đồng thời,
    sự ổn định của tỷ giá đã góp phần tăng thu hút đầu tư nước ngoài, từ đây các
    nhân tố lạm phát được nuôi dưỡng, tốc độ tăng trưởng GDP ổn định.


    CHưƠNG 3: CHÍNH SÁCH ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ NHẰM
    CẢI THIỆN CÁN CÂN THưƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM
    TRONG NĂM 2010

    3.1 Triển vọng nền kinh tế Việt Nam năm 2010
    Năm 2010, nền kinh tế Việt Nam sẽ ổn định hơn dù còn nhiều khó khăn
    và thách thức. Xuất khẩu sẽ tăng trưởng trở lại và trở thành một trong những
    động lức chính giúp nền kinh tế tăng trưởng.
    Năm 2009, năm đầu tiên sau nhiều năm cả xuất khẩu và nhập khẩu đều
    giảm mạnh (xuất khẩu giảm 10% và nhập khẩu giảm 15%), điều đó thể hiện rõ
    ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy giảm nền kinh tế toàn cầu đến cán
    cân thương mại trong nước. Nhưng đáng mừng là xuất khẩu có tốc độ giảm chậm
    hơn so với nhập khẩu nên thâm hụt thương mại năm 2009 cũng giảm bớt so với
    năm trước.
    Tuy nhiên nếu nhìn vào số liệu của từng tháng thì thâm hụt có chiều hướng
    tăng dần vào cuối năm. Loại trừ ảnh hưởng của việc nhập khẩu vàng trong 3
    tháng đầu năm thì thâm hụt đã bắt đầu xuất hiện từ tháng 2, có hai nguyên nhân
    chính ảnh hưởng tới tình trạng này:
    - Thứ nhất, tác động của gói kích cầu đã khiến tiêu dùng trong nước tăng
    mạnh, trong khi hàng hóa trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thì nhập
    khẩu sẽ tăng lên.
    - Thứ hai, khi nền kinh tế bắt đầu hồi phục, sản xuất tăng dần, từ đó nhu
    cầu nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cũng tăng theo. Mặt khác, xuất
    khẩu hồi phục có phần chậm hơn nhập khẩu do độ lệch tăng trưởng của Việt
    Nam so với tình hình chung của nền kinh tế thế giới. Theo IMF, kinh tế thế giới
    được dự báo chỉ tăng trưởng 1,4% trong năm 2009, trong khi Việt Nam đạt tốc
    độ tăng trưởng 5,32%.

    Bước sang năm 2010, nền kinh tế trở lại quỹ đạo bình thường. Bên cạnh
    đó, với những kỳ vọng từ sự phục hồi của thị trường thế giới, xuất khẩu sẽ là
    động lực lớn cho tăng trưởng năm 2010. Nếu như năm 2009, xuất khẩu giảm
    10% so với năm trước thì trong năm 2010 tốc độ tăng trưởng sẽ đạt mức 6% so
    với năm 2009 do giá cả và sản lượng của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như
    gạo, cao su, may mặc đã khôi phục đà tăng trong nửa cuối năm 2009. Song song
    với xuất khẩu, nhập khẩu cũng sẽ tăng trở lại sau năm 2010. Tuy nhiên, mức tăng
    của nhập khẩu được dự báo sẽ chậm hơn xuất khẩu và đạt mức 5% cả năm. GDP
    sẽ tăng khoảng 6,5% so với năm 2009 (GDP theo giá trị thực tế khoảng 1.931,3
    nghìn tỷ đồng, tương đương 106 tỷ USD, bình quân đầu người trên 1.200USD).
    Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 4.456,4 nghìn tỷ đồng; Tổng chi ngân sách nhà
    nước 581,9 nghìn tỷ đồng. Bội chi ngân sách nhà nước 125,5 nghìn tỷ đồng, bằng
    6,5% GDP. CPI tăng khoảng 10%.
    Một trong những thách thức kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt trong năm
    nay chính là lạm phát. Nhiều khả năng lạm phát sẽ quay trở lại do mặt bằng của
    các yếu tố chi phí trong cả nước có xu hướng tăng. Thực tế đến cuối năm 2009,
    mặc dù tăng trưởng CPI theo năm vẫn đang trên đà giảm nhưng CPI hàng tháng
    lại biểu hiện xu hướng tăng. Các số liệu thống kê cho thấy cung tiền đã tăng đáng
    kể trong một thời gian ngắn, tăng 27% trong năm 2009, trong khi đó con số này
    chỉ là 20% trong năm 2008.
    Thêm vào đó, lạm phát có thể được tiếp sức bởi chiều hướng gia tăng của
    các yếu tố chi phí trong năm 2010 do giá dầu và các nguyên liệu cơ bản đang có
    xu hướng tăng lên. Trong khi đó, Việt Nam vẫn chưa chủ động được nguồn
    nguyên vật liệu cho sản xuất và phải phụ thuộc khá lớn vào nguồn nguyên liệu
    nhập khẩu, trong cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam nguyên vật liệu đã chiếm đến
    60% còn lại là nhập khẩu máy móc thiết bị để phục vụ cho phát triển sản xuất
    nên xu hướng tăng của giá cả nguyên vật liệu thế giới sẽ làm tăng rủi ro lạm phát.
    3.2 Dự báo cán cân thương mại năm 2010:
    3.2.1 Mô hình dự báo tỷ giá thực song phương và tỷ giá thực đa phương

    Phương pháp dự báo được sử dụng là mô hình kinh tế lượng về nhân tố xác định
    tỷ giá. Theo đó, tỷ giá hối đoái được xem như một biến phụ thuộc có thể được
    giải thích bằng các biến kinh tế vĩ mô cơ bản như: tăng trưởng, lạm phát, lãi suất,
    tỷ giá thực, lý thuyết PPP
    Và trên cơ sở những dữ liệu, và quá trình phân tích, nhóm nghiên cứu chọn biến
    lạm phát thể hiện qua chỉ số CPI để chạy mô hình kinh tế lượng và dự báo tỷ giá.
    3.2.1.1 Mô hình hồi quy tỷ giá thực song phương
    RERt
    = a0 + a1 * CPIt
    Mỹ
    + a2 * CPIt
    VN

    Sau khi hồi quy chuỗi số liệu từ năm 1999 đến năm 2009 theo quý với chỉ
    số CPI của Mỹ và Việt Nam. Ta có kết quả hồi quy bằng phần mềm EVIEW:
    RERt = 63.91497055 - 0.6442629916*CPI
    VN
    + 1.067405959*CPI
    Mỹ
    (3*)


    (5,048) (-12,9432) (6,8662)
    R2
    = 0,88
    Dấu của hệ số hồi quy phù hợp với lý thuyết ngang giá sức mua. RER đồng biến
    với lạm phát của Mỹ và nghịch biến với lạm phát trong nước, nghĩa là lạm phát
    của Mỹ tăng thì RER tăng, lạm phát trong nước tăng RER giảm.
    Prob gần bằng 0, mô hình có độ tin cậy gần bằng 100%.
    Kết quả của mô hình cho thấy mức ý nghĩa của mô hình khá cao, giải thích được
    88% sự phụ thuộc của tỷ giá thực song phương vào sự biến động của chỉ số CPI.
    Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa các hệ số hồi quy
    Giả thuyết: H0: a = 0 (Y và X không có quan hệ tuyến tính)
    H1: a # 0 (Y và X có quan hệ tuyến tính)
    Bác bỏ H0 nếu │t-stat│> tn-2,α/2
    Từ kết quả mô hình, ta có:
    (3*): │t-stat│= 12,94 > tn-2,α/2
    (n=44, mức ý nghĩa α = 5%)
    (3*): │t-stat│= 6,86 > tn-2,α/2 (n=44, mức ý nghĩa α = 5%)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...